Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra như thế nào ? Biện pháp khắc phục của tổng thống Ru-dơ-ven là gì ?
GIÚP VỚI NHA , MƠN NHÌU LẮM !!!
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra như thế nào ? Biện pháp khắc phục của tổng thống Ru-dơ-ven là gì ?
GIÚP VỚI NHA , MƠN NHÌU LẮM !!!
+) Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung , đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.
So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên, ngoại thương giảm 80%. Đồng yên sụt giá nghiêm trọng.
Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931, gây nên những hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.
+) Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-tài chính và chính trị-xã hội, đượcgọi chung là Chính sách mới.
Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.
Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.
Sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tháng 11-1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội
B. Kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội
C. Kinh tế - đối ngoại và chính trị - an ninh
D. Kinh tế - tài chính và an ninh - quốc phòng
Câu hỏi: Đánh giá vai trò của tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Ý nào sau đây không phải là biện pháp mà Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong con khủng hoảng?
A. Phục hồi sự phát triển kinh tế
B. Tạo thêm nhiều việc làm mới
C. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài
D. Giải quyết nạn thất nghiệp
Chính sách Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929-1933 là
A. Chính sách mới
B. Chính sách kinh tế mới
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước
D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hôi, được gọi chung là Chính sách mới
Đáp án cần chọn là: A
Vì sao cuộc chiến tranh 1914-1918 là cuộc chiến tranh thế giới?Chiến trường chính ở cuộc chiến tranh thế giới ở đâu Nước Mĩ đã làm gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế?Thực hiện chính sách mới của Ru-dơ-ven á:)) Vì sao cách mạng tháng 10 được đánh giá là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất?
bạn nào tốt bụng giúp mình ik mai thi òi cảm ơn nhiều lắm á
vì chiến tranh 1914-1918 là chiến tranh thế giới vì quy mô lớn là chết hơn 20 triệu người và có rất nhiều khu vực bắn nhau rất kinh khủng và lôi kéo các nước như áo hung,sebria,nga,pháp,đức,ý,hoa kì,thổ nhĩ kì... và thiệt hại nặng về kinh tế
Trước cuộc khủng hoảng 1929-1933 tổng thống Mĩ Ru-Dơ-Ven đã có
+) suy nghĩ gì?
+) nói gì ?
+) hành động gì?
+) tác động hoặc hậu quả của hành động đó
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã làm gì? Nêu nội dung cơ bản của chính sách mới
Để đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách,biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế- tài chính và chính trị- xã hội được gọi chung là chính sách mới.
ND cơ bản:
Về kinh tế tài chính:
+Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
+Phục hồi sự phát triên của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng,phục hưng công nghiệp,điều chỉnh nông nghiệp.
Về chính trị xã hội:
+Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp.
+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
- đè bài:
- để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã có những biện pháp gì? Hãy nhận xét về những biện pháp đó?
(giúp mk vs m.n ơi ! Cảm ơn m.n trước nha)
Để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ nhất, một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp,... tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất. Trong khi đó, các nước như Đức, I-ta-li-a (là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường) lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Các nước này chủ trương phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Nhận xét: Ta thấy các biện pháp khắc phục hậu quả của một số nước tư bản châu Âu là vô cùng hợp lí. Những biện pháp này không những được sự đồng lòng của toàn dân mà còn giúp cho sự phục hồi kinh tế của các nước đó có tiến triển nhanh hơn. Ngược lại, các nước như Đức, I-ta-li-a lại có những biện pháp vô cùng dã man, tàn bạo với người dân. Những biện pháp này không những tốn công, tốn sức mà còn bị dân chúng phản đối rất nhiều.