Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?
A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp
B. Phục hồi sự phát triển kinh tế
C. Tạo thêm việc làm
D. Giải quyết nạn thất nghiệp
Đạo luật nào sau đây không phải là đạo luật mà Chính phủ Ru-do-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ?
A. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
B. Đạo luật về ngân hàng
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
D. Đạo luật phát triển ngoại thương
Đạo luật quan trọng nhất mà Chính phủ Ru-dơ-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ là:
A. đạo luật về ngân hàng
B. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
C. đạo luật phát triển lĩnh vực du lịch
D. đạo luật phục hưng công nghiệp
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội
B. Kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội
C. Kinh tế - đối ngoại và chính trị - an ninh
D. Kinh tế - tài chính và an ninh - quốc phòng
Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?
A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài
B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước
D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 155)
Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?
A. Công nhân, nông dân
B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị
C. Trí thức Nho học
D. Tư sản dân tộc
Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
B. Áp dụng “Chính sách mới”.
C. Tăng lương cho người lao động.
D. Hỗ trợ người nghèo, dân chủ hóa lao động.
Người đã thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế là:
A. Tru-man
B. Ai-xen-hao
C. Ken-no-đi
D. Ru-do-ven
Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
B. Áp dụng “Chính sách mới”.
C. Tăng lương cho người lao động.
D. Hỗ trợ người nghèo và dân chủ hóa lao động.