Đề cương
1: Tính hóa trị
A) KMnO4 ; B) CuO
C) H2O
2: Cần bằng phương trình hóa học
A) Na + O2 ----> Na2O
B) P2O5 + H2O ----> H3PO4
3: Tại sao khi tắt đèn cồn cần đậy nắp ?
Giúp với m.n ơi !!!!!!!!! Mai Kt 1 tiết r.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8
Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.
PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
I. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Tính chất vật lí
2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c
II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?
2. Phản ứng hóa hợp là gì?
III. OXIT
1. Định nghĩa ; cho vd 2. Phân loại: cho vd
3. Cách gọi tên: cho vd 4. công thức ?
3. Cách gọi tên: cho vd 4. công thức ?
IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa
2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd
V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Thành phần của Không khí2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro 1. Tính chất vật lý 2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô Trong phòng thí nghiệm 2. Phản ứng thế
III. Nước 1. Tính chất vật lý 2. Tính chất hóa học
IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd
C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
I. Dung môi – chất tan – dung dịch
II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa
III. Độ tan của một chất trong nước Khái niệm; Công thức tính:
IV. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
1. Nồng độ phần trăm: Khái niệm; Công thức tính:
2. Nồng độ mol dung dich: Khái niệm; Công thức tính:
PHẦN 2. BÀI TẬP
A. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:
1. Oxit là: A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác
B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.
D. Cả A, B, C đúng.
2. Oxit axit là: A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit
C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
3. Oxit bazơ là: A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ
B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ
C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ
D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit
4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:
CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3
a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:
A. CO2; NO; NO2; K2O B. NO; BaO; P2O5; N2O5
C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5 D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3
b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:
A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5 B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3
C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3 D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3
7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước
A. SO3, CuO, K2O B. SO3 , K2O, CO2, BaO C. SO3, Al2O3, K2O D. N2O5, K2O, ZnO
8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít
A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3 B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2
C. H3PO4, HNO3, H2S D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2
9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:
A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3 B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2
C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH D. KOH; Zn(OH)2; NaOH
10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:
A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3 B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2
C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.
11. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:
A. H2O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch K2SO4
12. Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:
A. Nước cất B. Giấy quỳ tím C. Giấy phenolphtalein D. Khí CO2
13. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím.
C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ.
14. Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:
A. KCl, HNO3, FeCl2, NaHCO3 B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4
C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, H2S D. Mg(NO3)2, ZnCl2, FeCl2, AgCl.
15. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị III B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II
C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị I D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị II
16. Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:
A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. Fe(SO4)3 D. Fe3(SO4)2
17. Cho các phương trình phản ứng sau:
1. Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2 2. 2H2O →2H2 + O2
3. 2Al + 3H2SO4 →Al2( SO4)3 + 3H2 4. 2Mg + O2 →2MgO
5. 2KClO3 →2KCl + 3O2 6. H2 + CuO →Cu + H2O 7. 2H2 + O2 →2H2O
a. Phản ứng hoá hợp là: A. 1, 3 B. 2, 5 C. 4,7 D. 3, 6
b. Phản ứng phân huỷ là: A. 5, 6 B. 2 , 5 C. 4, 5 D. 2, 7
c. Phản ứng thế là: A. 1, 3, 6 B. 1, 3, 7 C. 3, 5, 6 D. 4, 6, 7.
18. Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
A. H2O, KClO3 B. KMnO4, CaCO3 C. KClO3, KMnO4 D. HCl, Mg
19. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:
A. N2, H2, CO B. N2, O2, Cl2 C. CO, Cl2 D. Cl2, O2
20. Ứng dụng của hiđro là:
A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa
B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng
C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu D. Dùng để khử trùng sát khuẩn
21. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro bằng cách nào dưới đây:
A. Cho Zn tác dụng với dd HCl B. Điện phân nước
C. Cho K tác dụng với nước D. Cho Zn tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng
22. Sự oxi hóa là:
A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại. B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.
C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất. D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.
23. Sự oxi hóa chậm là:
A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt B. Sự oxi hóa mà không phát sáng
C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng D. Sự tự bốc cháy
24. Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:
A. một nguyên tử H và một nguyên tử O B. hai nguyên tử H và một nguyên tử C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.
25. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:
A. 1,12 lit B. 2,24 lit C. 22,4 lit D. 11,2 lit
26. Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:
A. Na2O B. NaOH và H2 C. NaOH D. Không có phản ứng.
27. Dung dịch là hỗn hợp:
A. Của chất khí trong chất lỏng B. Của chất rắn trong chất lỏng
C. Đồng nhất của chất lỏng và dung môi D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.
28. Khi hoà tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì:
A. Rượu là chất tan và nước là dung môi B. Nước là chất tan và rượu là dung môi
C. Nước và rượu đều là chất tan D. Nước và rượu đều là dung môi
29. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không thay đổi
30. Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,
A. Dung dịch đường bão hòa B. Dung dịch đường chưa bão hòa
C. Dung dịch đồng nhất D. Cả A, B, C đều đúng
B. TỰ LUẬN
1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế
a/ ……….+……… →ZnO b/ ………+ ……… →H3PO4
c/ ………+ ……… →CO2 + H2O d/ ………+ ……… →K2S
e/ H2O →……… + ……… f/ KClO3 →……… + ………
g/ ……… +……… →CuCl2 h/ KMnO4 ……… + ……… + ……….
i/ Zn + HCl →……… +……… j/ Al + H2SO4 →……… + ………
k/ H2 + ……… →Cu + ……… l/ CaO + H2O →……
2. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g KClO3. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) thu được?
3. Muốn điều chế được 5,6 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu?
4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng:
a) Bao nhiêu gam sắt? b) Bao nhiêu lít khí O2 (ở đktc)?
5. Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm. Tính :
a) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng?
b) Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên?
7. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 9 : 8.
8. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó?
9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:
a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?
b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?
c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?
10. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành ?
11. Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4
Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !
PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
I. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Tính chất vật lí
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Oxi hóa lỏng ở -183°C
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c
a. Tác dụng với phi kim
PTHH: S + O2 ----to-----> SO2
PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5
b. Tác dụng với kim loại
PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4
c. Tác dụng với hợp chất:
CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O
II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?
Là sự tác dụng của oxi với một chất
2. Phản ứng hóa hợp là gì?
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
III. OXIT
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…
2. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với KOH
3. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 : sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
+ Mono: một
+ Đi : hai
+ Tri : ba
+ Tetra : bốn
+ Penta : năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5 : đi photpho pentaoxit
4. công thức :
- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
- Nếu x = 2 thì có công thức là MO
IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa
Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:
2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd
Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.
VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Thành phần của Không khí
a. Thành phần chính
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ
b. Thành phần khác
Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%
2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
a. Sự cháy
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn
b. Sự oxi hóa chậm
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ
- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy
B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước
2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa
a. Tác dụng với oxi
Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ
PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1
b. Tác dụng với đồng oxit CuO
Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc
PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O
⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử
⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).
Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
III. Nước
1. Tính chất vật lý
Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị
Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C
Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)
Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)
2. Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…
PTHH: K + H2O → KOH + H2
Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…
Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh
VD: K2O + H2O → 2KOH
Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…
Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ
VD: SO3 + H2O → H2SO4
IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd
1. Axit
a. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
c. Phân loại: 2 loại
- Axit không có oxi: HCl, H2S,….
- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…
d. Tên gọi
- Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
- Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit
2. Bazơ
a. Khai niệm:
Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
c. Tên gọi:
Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
KOH: kali hidroxit
d. Phân loại
Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
3. Muối
a. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
VD: Na2SO4, CaCO3,…
c. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4 : natri sunfat
CaCO3: canxi cacbonat
FeSO4: sắt (II) sunfat
d. Phân loại
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
VD: Na2SO4, CaCO3,…
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
I. Dung môi – chất tan – dung dịch
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
VD: Trong nước đường, đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch
II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa
Ở một nhiệt độ xác định:
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan
III. Độ tan của một chất trong nước Khái niệm; Công thức tính:
a. Định nghĩa:
Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dng dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.
b.Công thức tính độ tan: S=\(\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\)
IV. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
1. Nồng độ phần trăm: Khái niệm; Công thức tính:
Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch
CT :
Trong đó: mct là khối lượng chất tan, tính bằng gam
mdd là khối lượng dung dich, tính bằng gam
khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi
2. Nồng độ mol dung dich: Khái niệm; Công thức tính:
Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lit dung dịch
Trong đó: n : số mol chất tan
V: thể tích dung dịch (lít)
Tính theo phương trình hóa học 1. Tính thể tích khí O2 ( đktc) sinh ra khi nhiệt phân hoàn toàn KMnO4 trong các trường hợp sau : A. 47,4 gam KMnO4 B. 31,6 gam KMnO4 C. 39,5 gam KMnO4 2. Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế A. 3,36 lít O2 ( đktc) B. 8,96 lít O2 ( đktc) C. 14,4 gam O2
a)
nKMnO4 = 47.4/158 = 0.3 (mol)
2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2
0.3_________________________0.15
VO2 = 0.15*22.4 = 3.36 (l)
b)
nKMnO4 = 31.6/158 = 0.2 (mol)
2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2
0.2_________________________0.1
VO2 = 0.1*22.4 = 2.24 (l)
c)
nKMnO4 = 39.5/158 = 0.25 (mol)
2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2
0.25_________________________0.125
VO2 = 0.125*22.4 = 2.8 (l)
2)
a)
nO2 = 3.36/22.4 = 0.15 (mol)
2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2
0.3_________________________0.15
mKMnO4 = 0.3*158 = 47.4(g)
b)
nO2 = 8.96/22.4 = 0.4 (mol)
2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2
0.8_________________________0.4
mKMnO4 = 0.8*158 = 126.4(g)
c)
nO2 = 14.4/32 = 0.45 (mol)
2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2
0.9_________________________0.45
mKMnO4 = 0.9*158 = 142.2(g)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 8
1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtronTrong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử.Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,...Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:
Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)Hợp chất: AxBy, AxByCz...Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:
Nguyên tố tạo ra chất.Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị
Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Biểu thức: x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2, ta có 1 × II = 2 × 1
Vận dụng:
Tính hóa trị chưa biết: biết x, y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)
Lập công thức hóa học khi biết a và b:
Viết công thức dạng chungViết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ:Lấy x = b hoặc b' và y = a hay a' (Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)
5. Sự biến đổi của chất:
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.6. Phản ứng hóa học:
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.7. Định luật bảo toàn khối lượng: A + B → C + D
Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.Biếu thức: mA + mB = mC + mD8. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
Ba bước lấp phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng, Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa họcPhương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I (2021-2022)
MÔN : HÓA HỌC 8
I. Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: CTHH nào sau đây là hợp chất?
A. Cu. B. H2. C. O2. D. CaO.
Câu 2: CTHH của hợp chất gồm Na (I) và O là
A. Na2O2. B. NO2. C. NaO. D. Na2O.
Câu 3: Để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối người ta sử dụng phương pháp
A. Làm bay hơi.
B. Lọc.
C. Dùng nam châm hút.
D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước đi.
Câu 4: Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có 6 hạt proton. Số hạt electron trong nguyên tử X bằng
A. 8 B. 5 C.6 D. 11
Câu 5: Nguyên tố Nhôm có kí hiệu hoá học là
A. Ag. B. Al. C. Au. D. Mg .
Câu 6: Tám nguyên tử Đồng được biểu diễn bằng kí hiệu hóa học và chữ số là
A. 8Cu. B. 8CU. C. CU8. D. Cu8.
Câu 7: Chất nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Nước cất . B. Nước khoáng.
C. Nước tự nhiên. D. Nước trong không khí.
Câu 8: Trong CTHH của hợp chất đi photpho penta oxit ( P2O5) thì photpho (P) có hoá trị
A. IV. B. III. C. V. D. I.
Câu 9: Nguyên tử khối của nguyên tử kẽm là
A. 56 đvC. B. 64 đvC . C. 65đvC. D. 27 đvC .
Zn =65
Câu 10: Những nguyên tử cùng loại có cùng số
A. proton trong hạt nhân. B. electron trong hạt nhân.
C. nơtron trong hạt nhân. D. proton và electron trong hạt nhân.
Câu 11: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy (với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A, B), ta có biểu thức của quy tắc hóa trị là
A. x.a = y.b B. x.a > y.b C. x.y = a.b D. x.a < y.b.
Câu 12: Công thức hóa học của khí hiđro ( biết phân tử gồm 2H) là
A. H2 B. 4H C. 2H D. 2H2
Câu 13 : Phân tử khí cacbonic được tạo bởi 1C và 2O có phân tử khối là
A. 28 đvC. B. 2 đvC. C. 34 đvC. D. 44 đvC.
C = 12, O = 16
Câu 14: So sánh nguyên tử Cacbon và nguyên tử Hidro thì kết quả là
A. nguyên tử Cacbon nặng hơn nguyên tử Hidro 16 lần.
B. nguyên tử Cacbon nhẹ hơn nguyên tử Hidro 12 lần.
C. nguyên tử Cacbon nặng hơn nguyên tử Hidro 12 lần.
D. nguyên tử Cacbon nặng hơn nguyên tử Hidro 8 lần.
C = 12, H =1
Câu 15: Phương pháp để tách nước tinh khiết từ nước tự nhiên là
A. chưng cất. B. lọc. C. khuấy. D. dùng nam châm
Câu 16: Khối lượng của nguyên tử Lưu huỳnh là
A. 32. B. 32kg. C. 32g. D. 32đvC.
S =32
Câu 17: Câu sau đây có hai ý nói về nước cất: “Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020C”
A. Cả 2 ý đều sai. B. Ý 1 đúng, ý 2 sai.
C. Cả 2 ý đề đúng. D. Ý 1 sai, ý 2 đúng.
Câu 18: Cách viết 8Mg cho biết gì?
A. Tám nguyên tử Magiê. B. Tám nguyên tố Magiê.
C. Tám Magiê. D. Tám nguyên tử Mangan.
Câu 19: Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên trong các câu sau?
A. Cái ly. B. Quặng sắt. C. Bóng đèn. D. Cái bàn.
Câu 20: 5 nguyên tử Canxi được biểu diễn chữ số và kí hiệu là
A. 5 Ca. B. 5 CA. C. 5 Canxi. D. 5Cu.
Câu 21: Axit clo hidric được tạo nên từ H và Cl là
A. nguyên tử. B. đơn chất. C. hợp chất. D. hỗn hợp.
Câu 22: Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có 8 hạt proton. Số hạt electron trong nguyên tử X bằng
A. 8 B. 5 C.6 D. 11
Câu 23: Trong nguyên tử có số hạt bằng nhau là
A. p = e = n. B. p = n . C. p =e. D. e = n .
Câu 24: Dãy nào gồm toàn kim loại:
A. H, Cu, Fe, O B. K, Na, Ca, Mg
C. H,O,C,N D. H,Cu, Fe, S
Câu 25: Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, các chất khí O2, SO2, N2 có
A. khối lượng mol bằng nhau. | B. khối lượng bằng nhau. |
C. thể tích bằng nhau. | D. thể tích mol bằng nhau.
|
Câu 26:Tỉ khối của khí NH3 (M = 17g/mol) so với khí H2 (M = 2g/mol) có giá trị bằng
A. 17,5. | B. 8,5. | C. 9,5. | D. 17,0. |
Câu 27: Số mol nước có trong 9 gam H2O là (cho H = 1, O = 16)
A. 0,5 mol. | B. 1,5 mol. | C. 2,0 mol. | D. 2,5 mol. |
Câu 28: Công thức liên hệ giữa thể tích chất khí (V) và số mol (n) ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. V = n.24. B. V = . C. V = . D. V = n.22,4.
Câu 29: Khí nào sau đây nhẹ hơn không khí ?
A. Cl2.
B. O2.
C. CO2.
D. N2
Câu 30: Số mol khí H2 có trong 44,8 lít ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 0,5 mol.
B. 1,0 mol.
C. 2,0 mol.
D. 3,0 mol.
Câu 31: Một oxit sắt có công thức Fe2O3. Phần trăm khối lượng (%) của Fe chiếm
A. A.60%. B. 70% C. 77, 7%. D. 77, 8%.
Câu 32. Số mol của 16 gam CuSO4 là
A. 0,2 mol. B 0,5 mol. C. 0,1 mol. D. 0,05 mol.
II. Tự luận: (4 điểm) ) (20 phút)
Câu 1: Viết tên và kí hiệu 8 nguyên tố kim loại và 6 nguyên tố phi kim
Câu 2: Thế nào là đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ
Câu 3: Lập công thức hóa học của một số hợp chất và tính phân tử khối
a. Al (III) và O(II)
b. Ca(II) và OH(I) Al =27, 0= 16, Ca =40, H =1
Câu 4: Cho 13 gam kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl) thu được 27,2 gam kẽm clorua (ZnCl2) và 0,4 gam khí hiđro (H2).
a. Lập phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng của axit clohidric (HCl) đã phản ứng.
Câu 5: Cho 2,4 gam magie cháy trong không khí thu được 4,2 gam magie oxit.
a. Lập phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng.
Câu 5 Tự luận
a) \(PTHH:2Mg+O_2->2MgO\)
b) Theo định luật bảo toàn khối lượng
\(m_{Mg}+m_{O_2}=m_{MgO}\\ m_{O_2}=4,2-2,4=1,8\left(g\right)\)
Câu 4 tự luận
a) PTHH: Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
b) Theo Định luật bảo toàn khối lượng
\(m_{Zn}+m_{HCl}=m_{ZnCl_2}+m_{H_2}\\ =>m_{HCl}=\left(27,2+0,4\right)-13=14,6\left(g\right)\)
Đây là đề cương môn Hóa Giữa kì ll các bạn có thể làm 1, bài thôi cũng đc ạ ^_^
Vấn đề khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 là gì?
A. Về con đường cách mạng Việt Nam.
B. Về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việt Nam.
C. Về vị trí của cách mạng Việt Nam.
D. Câu A và B đều đúng.
Ai giúp mình đề cương môn hóa này với ak, mình đang cần gấp ik
Trong công thức hóa học: KMnO4, Manga (Mn) có hóa trị mấy
A. VI | B. VII | C. IV | D. V |
Giúp mik mấy câu hỏi đề cương này nhé, sắp thi gòi=))
Câu 1:
a) Kể tên một số nguyên liệu năng lg tái tạo
b) Lấy ví dụ thực tế về sự truyền và chuyển hóa năng lg, chỉ ra năng lg có ích, năng lg hao phí trong sự chuyển hóa đó
c) Tại sao cần tiết kiệm năng lg? Nêu các biện pháp nhằm sử dụng năng lg diện tiết kiệm và hiệu quả
Câu 3: Em hãy giải thích hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời và hiện tượng ngày và đêm
Câu 1:
a) gió, mặt trời,...
b) Vd: ô tô
Hóa năng chuyển hóa thành cơ năng, nhiệt năng; điện năng
Năng lượng có ích: cơ năng, điện năng
Năng lượng hao phí: Nhiệt năng
c)
Phải tiết kiệm điện năng vì:
+ Tiết kiệm tiền cho gia đình
+ Tránh hỏng đồ điện trong gia đình
+ Hạn chế điện năng trong giờ cao điểm
* Biện pháp tiếp kiệm điện năng là:
+ Giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm
+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng
+ Không sử dụng lãng phí điện năng
Câu 3:
Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Gây ra hiện tượng MT mọc và lặn
Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục... Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
câu 1
a,
Năng lượng mặt trời.Năng lượng gióThủy điện.Năng lượng địa nhiệt.Năng lượng sinh học.Năng lượng chất thải rắn.Năng lượng thủy triều.Nhiên liệu đốt hydrogen và pin nhiên liệu hydro.b,
Ví dụ:
Năng lượng điện chuyển vào bóng đèn để thắp sáng.
+ Năng lượng có ích là: năng lượng ánh sáng.
+ Năng lượng hao phí là: năng lượng nhiệt của bóng đèn toả ra khi phát sáng.
c, Chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm năng lượng để:
- Giảm chi phí sinh hoạt cho gia đình
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏa cho gia đình và cho cộng đồng.
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
- Tránh những biến đổi khí hậu và thiên tai.
Nêu các biên pháp tiết kiệm năng lượng mà em và gia đình đang thực hiện
1. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
chúc bạn thi tốt!!
Câu 1:
a) gió, mặt trời,...
b) Vd: ô tô
Hóa năng chuyển hóa thành cơ năng, nhiệt năng; điện năng
Năng lượng có ích: cơ năng, điện năng
Năng lượng hao phí: Nhiệt năng
c)
Phải tiết kiệm điện năng vì:
+ Tiết kiệm tiền cho gia đình
+ Tránh hỏng đồ điện trong gia đình
+ Hạn chế điện năng trong giờ cao điểm
* Biện pháp tiếp kiệm điện năng là:
+ Giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm
+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng
+ Không sử dụng lãng phí điện năng