mô tả hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
- Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hoá học không?
- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.
- Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh (chỉ 2-4 giây) nên có thể coi như thức ăn không dược biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.
- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.
Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản diễn ra như sau:
- Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu.
- Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng → hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản.
- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh thức ăn không lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi.
- Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.
Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của:
A. Các cơ ở thực quản
B. Sự co bóp của dạ dày
C. Sụn nắp thanh quản
D. Sự tiết nước bọt
Chọn đáp án: A
Giải thích: Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản
Cách nuốt và đẩy thức ăn qua thực phẩm? Giải thích vì sao trog khi ăn ta ko nên đùa giỡn?
.
Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản diễn ra như sau:
- Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu.
- Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản
- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh thức ăn không lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi.
- Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.
* Kết luận:
Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ họa động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
-
Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản..
Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.
Mô tả các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn bảo quản thức ăn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
* Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
- Ưu điểm: ngăn chặn được chuột, kiến, gián và thuận tiện cho việc cơ giới hóa quá trình xuất và nhập kho.
- Nhược điểm: Cần diện tích chứa lớn.
* Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít tốn kém và thuận lợi cho việc bảo quản.
- Nhược điểm: Cần diện tích chứa lớn.
* Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Ưu điểm: Silo có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1 000 tấn thức ăn; có thể tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho; ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vi sinh vật; tiết kiệm được diện tích, chi phí lao động.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao
* Liên hệ thực tiễn: Địa phương đang áp dụng bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị.
2. Tiết nước bọt
3. Tạo viên thức ăn
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
5. Nuốt
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme
7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:
A. 1,2,4,6
B. 1,4,6,7
C. 2,4,5,7
D. 1,4,6,7
Chọn đáp án: B
Giải thích: 2,3,5 là hoạt động tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.
GIÚP MÌNH VỚI!!! MAI KHẢO SÁT RỒI!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Câu 1: Trình bày hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
Câu 2: Người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non như thế nào ?
Câu 3: Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu ở 2 vòng tuần hoàn.
Câu 2: Người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non như thế nào ?
Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ãn sẽ qua vị môn xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không dủ thời gian ngấm dều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp.
Câu 3: Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu ở 2 vòng tuần hoàn.
- Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
- Hệ mạch: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nhĩ)
câu 1
Sau khi viên thức ăn được tạo nên, lưỡi nâng lên đẩy thức ăn vào họng. Lúc này, náp thanh quản đóng lại đậy kín đường dẫn khí. Sau đó, thức ăn sẽ xuống thực quản nhờ vào các cơ vòng của thực quản giúp đẩy thức ăn xuống dạ dày.(thức ăn đi qua thực quản diến ra rất nhanh và không bị biến đổi về mắt lí, hóa học)
Thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm nước bọt và dễ nuốt là nhờ:
a) Tuyến nước bọt, nhai và đảo trộn thức ăn
b) Hoạt động của răng, lưỡi, các cơ môi và má, các tuyến nước bọt
c) Hoạt động của enzim pepsin.
d) Tất cả các đáp án đều đúng.
Quan sát Hình 9.5 và mô tả các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo.
Các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo:
- Bước 1: thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)
- Bước 2: Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng.
- Bước 3: Thiết lập mô hình lên men, lên men.
- Bước 4: Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản).
- Bước 5: Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng.