Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình
Qua việc đọc, hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy viết bài văn chứng minh làm rõ câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta
Bài làm
MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.
LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.
Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.
Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.
LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.
LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.
KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.
Qua việc đọc, hiểu văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hủy viết bài văn chứng minh làm tỏ ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý bản của dân the ta".
Em hiểu gì về ý nghĩa của câu văn :''Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc ,vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng là một học sinh trong thời đại ngày nay ,em cần làm gì để thực hiện tinh thần yêu nước của mình''
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, có giá trị lịch sử sâu sắc. Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu một truyền thuyết nổi tiếng của đất nước mình tới bạn bè ở đất nước khác.
Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc(1771-1789). Em hãy nêu những hiểu biết của mình về sự nghiệp và những đóng góp của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.
Refer
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê
– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Tham khảo
Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Phong trào Tây Sơnđánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Refer
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê
– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Tìm hiểu ở địa phương nơi em đang sống, hoặc qua sách báo, internet, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ giới thiệu một di tích lịch sử liên quan đến công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc của nhà Trần.
Quê em tại Đông Triều, Quảng Ninh, nơi đây lưu giữ rất nhiều dấu tích lịch sử có gắn với nhà Trần. Trong đó có Đền An Sinh. Theo sách Trần Triều Thánh tổ các xứ địa đồ: đền An Sinh được xây dựng vào thời Trần, thờ 5 vị hoàng đế nhà Trần, có mặt bằng kiến trúc hình chữ “Công”, gồm bái đường, ống muống và hậu cung. Trong khuôn viên đền hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị và vật trang trí kiến trúc bằng đất nung có khung niên đại khoảng thế kỷ XIV- XVIII, như: bia đá, mảnh tháp, gạch, ngói, linh thú…
Ý nghĩa của "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng."
"Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi,Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng"
Câu hỏi là gì vậy bạn ?
tìm hiểu lịch sử truyền yêu nước của dân tộc việt nam
Tham khảo
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dưng nước và giữ nước. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Câu nói này đã khẳng định về lòng yêu nước to lớn trong mỗi người dân Việt Nam luôn được nuôi dưỡng và hiện hữu để bảo vệ tổ quốc, non sông.
Vì thế đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là truyền thống yêu nước, truyền thống được hun đúc và phát huy trong suốt quá trình phát triển của đất nước Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn ghi nhớ lịch sử hào hùng của các thế hệ đi qua trong lịch sử như các vị vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần,... Trong mỗi thời kỳ lịch sử, truyền thống yêu nước luôn có những biểu hiện riêng bởi điều kiện lịch sử khách quan và hệ tư tưởng nhất định những mục đích duy nhất vẫn là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Truyền thống yêu nước của mối người dân Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bởi truyền thống yêu nước đã tạo nên sức mạnh về chính trị - tinh thần, mà cốt lõi là sức mạnh về nhân tố con người. Truyền thống yêu nước là cơ sở cơ bản để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hơn nữa truyền thống yêu nước còn phát huy sự sáng tạo của nhân dân trong kháng chiến, phát huy được sức mạnh thời đại để giành lấy độc lập tự do. Các giá trị về truyền thống yêu nước của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống mỹ được nâng lên một tầm cao mới, là giá trị công lý được nhân loại thừa nhận sự tiến bộ. Vì qua đó thì lòng yêu nước của nhân dân là vì quyền tự do, độc lập, tự quyết của nhân dân; lòng yêu nước vì quyền được sống trong một đất nước hoà bình và hạnh phúc của con người;…
Ngày nay truyền thống yêu nước của người dân vẫn luôn hiện hữu trong những vấn đề đời sống thường ngày. Đất nước đã trải qua đợt dịch bệnh khủng khiếp Covid-19 cùng thế giới nhưng người dân Việt Nam luôn có lòng yêu nước và bảo vệ đồng bào lúc khó khăn. Điển hình là mọi người dân luôn ủng hộ, tình nguyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Họ không quản ngại khó khăn, gian nan và bệnh tật đang vây quanh mà đưa tay giúp đỡ những người đang nằm trong vùng dịch. Bởi với họ dịch bệnh cũng là một loại kẻ thù phá hoại sự yên bình, hạnh phúc của một đất nước. Chiến tranh đẩy lùi dịch bệnh cũng là tình yêu nước vô bờ của mỗi công dân Việt Nam.
Trong thời kỳ phục hồi nền kinh tế hiện nay do dịch bệnh gây nên thì lòng yêu nước cũng luôn trực chờ trong lòng dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước luôn thể hiện bằng cách học tập và làm việc để đất nước được phát triển, phục hồi nền kinh tế do dịch bệnh hoành hành. Vì thế mỗi người dân luôn làm việc, sáng tạo chăm chỉ đưa ra những hướng đi cho sự phát triển kinh tế. Cùng với đó là giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước bởi giáo dục lòng yêu nước là một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước cũng chính là giáo dục thái độ đúng đắn đối với các bậc ông cha đã đi trước. Lòng yêu nước cũng là những nguyên lý đạo đức tiềm ẩn trong tâm trí của mọi người dân Việt Nam giúp cho họ tự nhiên phản ứng đúng với lẽ phải, đúng với quyền lợi và danh dự của dân tộc khi có sự cố xảy ra. Lòng yêu nước không có sẵn khi dân tộc xuất hiện, đó là tất cả những giá trị tinh thần được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc.
Như vậy, tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là mỗi người dân hiểu về cốt lõi truyền thống yêu nước của dân tộc, giáo dục về lòng yêu nước và luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp ấy.