1. Cho tam giác Abc với đg cao BM và CN cắt nhau tại H. Lấy D đối xứng với H qua trung điểm O của BC
a) c/m : góc BAC + góc BDC = 180 độ
b) tam giác Abc cần có thêm điều kiện j thì Hình bình hành BHCD là hcnhat
giup mik nha 😢
cho △BAC , các đường cao BM và CN các nhau tại H . gọi O là trung điểm của BC . lấy điểm D đối xứng với H qua O.
a) chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành
b) tam giác ABC có thêm điều kiện gì thì hình bình hành BHCD là hình chữ nhật ?
a: Xét tứ giác BHCD có
O là trung điểm của BC
O là trung điểm của HD
Do đó: BHCD là hình bình hành
b1: tam giác ABC , góc A=90độ , đg cao AH . Gọi M,N lần lượt đối xứng với H qua AB,AC
a, M đỗi xứng N qua A
B, Tam giác MHN là tam giác j ? Vì sao
c, tứ giác BMNC là hình j ? vì sao ?
d, BC=BM+CN
bài 2 :tam giác ABC , các đg trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G . Gọi H là trung điểm của GB , K là trung điểm GC
a, tứ giác MNHK là hbh
b, tam giác ABC cần điều kiện j để tứ giác MNHK là hcn
c , nếu các đg trung tuyến BN , CN vuông góc với nhau thì tứ giác MNHK là hình j ?
Cho tam giác ABC nhọn, AB<AC, các đường cao cắt tại H, M là trung điểm của BC. D là điểm đối xứng với H qua M, E là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh:
a) Tứ giác BHCD là hình bình hành.
b) BAC + BDC= 180
c) Tứ giác BCDe là hình có trục đối xứng.
cho tam giác ABC cân tại A, trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Vẽ điểm D đối xứng với G qua BC. a) CMR BGCD là hình thoi. b) tam giác ABC cần điều kiện j để BGCD là hình vuông
Tự vẽ hình nhé
a) Gọi giao điểm cùa GD và BC là O
=> OB = OC (do tam giác BAC cân tại A và AD là đường cao)
Tứ giác BGCD: (chỗ này sử dụng dấu hiệu 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)
=> tứ giác BGCD là hình thoi
b) Để BGCD là hình vuông thì BGC^ = 90o <=> BM _|_ CN
Vậy BGCD là hình vuông <=> tam giác ABC có 2 đường trung tuyến còn lại vuông góc với nhau
bài nhà cô loan à việt mai chữa bài không cần làm đâu
Bạn tự vẽ hình nhé. Mình chỉ có thể giải cho bạn câu a thui
Gọi E là giao điểm của GD và BC
a, Vì D đối xứng với G qua BC => GD vuông góc với BC và GE=ED
Ta C/m : A,G,D thẳng hàng
Xét tam giác ABC có: BM và CN là đường trung tuyến
=> G là trọng tâm của tam giác ABC
=> AG cũng là đường trung tuyến
=> A,G,D thẳng hàng
Xét tam giác ABC cân tại A có: AE là đường cao => AE cũng là đường trung tuyến => BE=CE
Xét tứ giác BGCD có: đường chéo BC và GD cắt nhau tại trung điểm E
GD vuông góc với BC
=> BGCD là hình thoi
Mình chưa chắc chắn lắm về cách giải.
Cho tam giác ABC cân tại A. Trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Vẽ điểm D đối xứng với G qua BC.
a, C/m: BGCD là hình thoi
b, Tam giác ABC cần có điều kiện gì để BGCD là hình vuông?
Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK cắt nhau tại E. Đường thẳng qua B vuông góc với AB và đường thẳng qua C vuông góc với AC cắt nhau tại D. Gọi M là trung điểm của BC.
a) Tứ giác BDCE là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh rằng M là trung điểm DE. Tam giác ABC thỏa mãn điều kiện gì thì DE đi qua A?
c) Chứng minh rằng \(\widehat{BAC}+\widehat{BDC}=180^0\)
a)DC//BE (cùng vuông góc với AC);DB//CE (cùng vuông góc với AB) => là hình bình hành
b) hình bình hình thì 2 đường chéo giao nhau tại trung điểm mỗi đường hay DE cắt BC tại M và M là trung điểm DE
Để DE đi qua A tức là D;E;A thằng hàng
mà AE là một đường cao hay AE vuông góc BC nên D;E;A thẳng hàng tức là DE vuông góc với BC
hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc là hình thoi
c) tứ giác ABDC có góc DBA +góc DCA =180 nên góc BAC+ góc BDC=180
Mượn hình của bạn Manh nhé!
a) Ta có: DB // CK ( \(\perp\)AB)
=> DB // CE (1)
BH // DC ( \(\perp\) AC )
=> DC // BE (2)
Từ (1) ; (2) => DBEC là hình bình hành.
b) +) Theo câu a) DBEC là hình bình hành
=> Hai đường chéo BC và DE cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Mà M là trung điểm BC => M là trung điểm DE.
+) CK; BH là hai đường cao của \(\Delta ABC\) và CK ; BH cắt nhau tại E.
=> E là trực tâm của \(\Delta ABC\)
=> AE là đường cao hạ từ A. (3)
Theo giả thiết DE qua A mà DE cắt BC tại M là trung điểm cạnh BC
=> AE qua trung điểm của cạnh BC
=> AE là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\) (4)
Từ (3); (4) => \(\Delta ABC\) cân tại A
c) Em tham khảo bài làm bạn Manh.
Cho tam giác ABC vuông tại B ( BA<BC) . Gọi M là trung điểm của AC, từ M kẻ MH vuông góc với AB, MK vuông góc với BC(H thuộc AB, K thuộc BC).
a) C/m tứ giác BKMH là hình chữ nhật và BM=KH
b) Gọi n là điểm đối xứng với M qua K. C/m tứ giác BMCN là hình thoi. Tam giác ABC có thêm điều kiện gì thì tứ giác BMCN là hình vuông?
c) C/m ba đường thẳng BM,HK,AN đồng quy
d) Gọi D là giao điểm của AK và CN. C/m: DC= 2 DN
a) Xét tứ giác BHMK có 3 góc vuông nên nó là hình chữ nhật.
Khi đó hai đường chéo bằng nhau nên BM = HK.
b) Xét tam giác ABC có M là trung điểm AC, MK // AB nên MK là đường trung bình.
Vậy thì K là trung điểm BC.
Xét tứ giác BMCN có K là trung điểm hai đường chéo nên nó là hình bình hành.
Lại có MN vuông góc BC nên BMCN là hình thoi.
Dễ thấy rằng MK = AB/2 hay MN = AB.
Để hình thoi BMCN là hình vuông thì MN = BC hau AB = BC.
Vậy tam giác ABC là tam giác vuông cân tại B thì BMCN là hình vuông.
c) Ta có BHMK là hình chữ nhật nên BM giao HK tại trung điểm mỗi đường.
Dễ thấy tứ giác ABNM có AB song song và bằng NM nên nó là hình bình hành.
Vậy nên BM giao AM tại trung điểm mỗi đoạn.
Từ đó ta có BM, HK, AN đồng quy tại trung điểm mỗi đoạn.
d) Gọi giao điểm của BM, HK và AN làO, giao của BM và AK là I.
Ta có: do KM // AB, áp dụng Talet:
\(\frac{IM}{BI}=\frac{MK}{AB}=\frac{1}{2}\Rightarrow\frac{IM}{BO+OI}=\frac{1}{2}\Rightarrow\frac{IM}{IM+OI+OI}=\frac{1}{2}\)
\(\Rightarrow IM=2OM\)
Áp dụng Talet cho tam giác AND và ADC ta có:
\(\frac{OI}{DN}=\frac{AI}{AD}=\frac{IM}{DC}\Rightarrow\frac{OI}{DN}=\frac{IM}{DC}\Rightarrow DC=2ND\)
Cho tam giác nhọn ABC các đường cao AD,BE cắt nhau tại H,M là trung điểm BC, K đối với H qua M a)Cm tứ giác BHCK là hình bình hành b) Gọi O là trung điểm AK. Cm 0M vuông góc BC c) Nếu góc BAC =60 độ Cm tam giác AOH cân