Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ác ma
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 11 2021 lúc 23:02

Em tham khảo:

Bài 15 : Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Hoc24

Brand New Days
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
20 tháng 12 2016 lúc 5:18

Để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc phòng, nhà Trần đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế.
Về nông nghiệp, nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh.
Nhà vua hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển để đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ; đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê ; chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính trả tiền lại.
Nông dân được nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
về thủ công nghiệp, các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt và chế tạo vũ khí. Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều ngành, nghề như đúc đồng, làm giấy, khắc ván in...
Ở các làng xã, chợ mọc lên ngày càng nhiều. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường.
Các cửa biển Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hoá), Vân Đồn (Quảng Ninh)... là nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.
=> Nông nghiệp được phục hồi, thủ công nghiệp được phát triển, thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.

Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 12 2017 lúc 15:24

- Chính sách:

    + Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

    + Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên ngày càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập.

    → Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển,tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân. Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần.

LinhMiD...!
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
29 tháng 12 2020 lúc 16:40

Sự chuyển biến :

— Về kinh tế:

+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.

+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.

+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.

Nền nông nghiệp thời Lý phát triển nhờ những chính sách khuyến nông của nhà nước như:

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nhưng thực tế ruộng đất được đem chia đều cho nông dân cày cấy và nộp tô thuế cho nhà vua.

- Hàng năm, các vua Lý đều về các địa phương tiến hành lễ cày “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nhân dân.

- Nhà Lý khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt,...

- Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Tác dụng : nền nông nghiệp Đại Việt thời Lý phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
LY VÂN VÂN
31 tháng 3 2017 lúc 19:38

- Nông nghiệp: Chú trọng việc khai hoang, xây đắp đê điều, nạo vét kênh mương,...

- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống: đồ gốm, đúc đồng, chế tạo vũ khí, làm giấy....

- Thương nghiệp: Chợ mọc lên ở nhiều nơi, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long thành có 61 phố phường. Việc buôn bán với nước ngoài phát triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)

=> Nông nghiệp được phục hồi, thủ công nghiệp được phát triển, thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.

Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 17:29

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

Hàn Vũ
31 tháng 3 2017 lúc 18:07

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

- Nông nghiệp: Chú trọng việc khai hoang, xây đắp đê điều, nạo vét kênh mương,... - Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống: đồ gốm, đúc đồng, chế tạo vũ khí, làm giấy.... - Thương nghiệp: Chợ mọc lên ở nhiều nơi, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long thành có 61 phố phường. Việc buôn bán với nước ngoài phát triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)

=> Nông nghiệp được phục hồi, thủ công nghiệp được phát triển, thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.
phạm mỹ hạnh
Xem chi tiết
ĐứcTM NgôTM
13 tháng 12 2016 lúc 20:48

-Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).
- Đây là những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước lúc bấy giờ.

-Lí do: lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra, dân chúng rất cực khổ

- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành

-thương nghiệp: việc buôn bán trao đổi trong nước và nước ngoài được mở mang hơn trước

Trương Thúy Bình
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 11 2016 lúc 11:20

1.+ Nông nghiệp
- Khai hoang, thành lập thêm làng xã
- Củng cố đê điều
- Vương hầu, quí tộc lập điền trang, thái ấp
- Các làng xã chia ruộng cho dân cày và nộp thuế

Bình Trần Thị
19 tháng 11 2016 lúc 11:20

3.+ Thủ công nghiệp
- Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, phát triển nhiều ngành, nghề dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền
- Phát triển các nghề thủ công cổ truyền
+ Thương nghiệp
- Đẩy mạnh buôn bán trong và ngoài nước
- Nhiều trung tâm kinh tế được mở rộng trong cả nước: Thăng Long, Vân Đồn

Trương Thúy Bình
19 tháng 11 2016 lúc 9:45

Ai giúp mìk trả lời câu này ik ..........khocroikhocroi

Minh Đức Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
19 tháng 4 2022 lúc 20:58

Tham khảo:

Biểu hiện của sự phát triển kinh tế thời Lý,Trần, Lê là :

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp dân gian:

+ Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển.

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

+ Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng,…) ngày càng phát triển.

+ Các làng nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương),…

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

+ Đầu thế kỉ XV, chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu.

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Các chợ làng, chợ chùa, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi.

+ Giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công ngày càng nhộn nhịp.

+ Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.

- Ngoại thương:

+ Giao lưu buôn bán với nước ngoài phát triển, chủ yếu là với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

+ Nhiều bến cảng được xây dựng và hoạt động tấp nập như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Thị Nại (Bình Định),…

+ Ở vùng biên giới Việt - Trung hình thành nhiều điểm trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng trao đổi phong phú: lụa là, giấy bút, hương liệu, vàng ngọc,…

+ Tuy nhiên, vào thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương phát triển ngoại thương. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.

=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.