2 tìm hiểu văn bản mỗi nhóm hãy hãy thảo luận về một vấn đề dc ghi trong phiếu học tập sau rồi cử một bạn đại diện báo cáo kết quả các nhóm lần ượt báo cáo từng vấn đề theo thứ tự các nhóm khác nghe nhận xét bố sung
giúp vs
Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học: Nêu giả thuyết khoa học; Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có quy trình nghiên cứu phù hợp.
- Các bước nghiên cứu hóa học
+ Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
+ Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học
+ Bước 3: Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng)
+ Bước 4: Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề
4. Nêu tóm tắt một số điểm khác biệt mà bạn cho là đáng lưu ý trong quy trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết |
| |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
| |
Bước 3: Viết bài |
|
|
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa |
|
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. | Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng | Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài | - Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. | - Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa | Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự. | Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý |
Nêu tóm tắt một số điểm khác biệt mà bạn cho là đáng lưu ý trong quy trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề (có thể sử dụng mẫu bảng dưới đây và làm vào vở):
Các bước | Kiểu bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết |
|
|
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
|
|
Bước 3: Viết bài |
|
|
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa |
|
|
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. | Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng | Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài | - Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. | - Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa | Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự. | Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý |
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
Trong giờ học môn GDCD, cô giáo có giao nội dung thảo luận nhóm. Nhóm của Vy thảo luận rất sôi nổi và đưa ra được nhiều đáp án. Tuy nhiên, khi cô giáo gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận thì nhóm của bạn Vy không ai chịu đứng lên để báo cáo kết quả với cô
a. Theo em, việc làm của nhóm bạn Vy là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu là bạn cùng lớp với nhóm bạn Vy em sẽ nói điều gì với nhóm bạn?
a)Theo em, việc làm của nhóm bạn Vy là chưa đúng vì:
- Nhóm bạn chưa có thái độ tích cực trong việc đóng góp ý kiến xây dựng bài học.
- Nhóm bạn đưa ra được nhiều ý kiến và làm việc nhóm tốt nhưng lại không tự tin để chia sẻ với lớp.
- Các thành viên trong nhóm chưa thể hiện được sự trách nhiệm của bản thân đối với tập thể khi không ai chủ động đại diện trả lời câu hỏi cho nhóm, thậm chí là cả tổ trưởng hay tổ phó(vì đề bài nêu rằng không ai chịu báo cáo)
- Nhóm bạn chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên vì nếu không ai báo cáo đồng nghĩa với việc thời gian giáo viên cho các bạn trao đổi không hề được tận dụng, không mang đến kết quả.
b)Nếu là bạn cùng lớp với nhóm bạn Vy, em sẽ khuyên các bạn hãy tự tin chia sẻ ý kiến với cả lớp và giáo viên, không có gì phải lo lắng hay ngại ngùng, học tập là quá trình đi từ không biết đến biết, từ không hiểu đến hiểu, cho dù nhóm bạn trả lời sai đi nữa thì cũng chẳng có vấn đề gì. Chưa kể, nhóm bạn đã thảo luận rất tốt nên nhất định sẽ không khiến giáo viên và các bạn thất vọng.
VIẾT BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM
Viết báo cáo thảo luận nhóm về 1 trong 2 chủ đề dưới đây:
Chủ đề 1 : Kế hoạch Quyên góp sách vở cho trường vùng khó khăn
Chủ đề 2 : Kế hoạch trang trí lớp học chuẩn bị cho một ngày đặc biệt của lớp,của trường,...
Mình đang ko biết viết cái chủ đề 2
Mn giúp mình với pls :(((
Mai cô giáo mình kiểm tra
Đề 1: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước ( Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
Đề 2: Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục Tôi tập làm nhà nghiên cứu một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài
Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.
Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc
Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.
Thu thập tư liệu:
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.
Lập dàn ý:
Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.
Bước 3: Viết bài:
Bước 4: Xem và chỉnh sửa.
Đề bài: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
Bài làm tham khảo
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN
Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.
I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn
Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.
Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…
II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay
Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.
Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.
Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.
III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn
Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.
Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
IV. Kết luận
Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính
Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự nêu vấn đề) để thảo luận trong nhóm, lớp. Khi chọn, cần suy nghĩ về mối liên hệ giữa vấn đề ấy với các văn bản ở phần Đọc hiểu.
(1) Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
(2) Tình cảm quê hương quan trọng với mỗi người như thế nào?
(3) Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống.
Tham khảo!
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay"
"Quê hương" - tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế giới tình cảm đong đầy, ấm áp.
"Quê hương" là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.
Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết "dấu ấn" đậm nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống. Đó là nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.
Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.
Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.
Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai. Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.
Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
Hãy viết câu khiến trong tình huống sau : “ Nhóm học tập của em đang im lặng nghe bạn nhóm trưởng báo cáo , vậy mà bạn ngồi cạnh em cứ loay hoay làm việc riêng” .Em hãy yêu cầu bạn trật tự để em nghe báo cáo.
bạn có thể giữ trật tự để mình nghe nhóm trưởng nói được không!
Bình, cậu có thể giữ trật tự để nghe nhóm trưởng đọc báo cáo được không?