Thí nghiệm :
Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở hai mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt ( hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W ) từ 4 - 6 giờ. Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90o đun sôi cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm. Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột ( dung dịch i ốt loãng ), ta thu được kết quả............ ( bên lề xíu tại mik ko có hình nên các bạn thông cảm nha nếu mún thì các bạn có thể coi Sinh Học 6 trang 69 )
1. Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ?
Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết ?
Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì ? ( Sinh Học 6 trang 69 )
2. Thí nghiệm
Lấy vài cành rong đuôi chó ( hoặc cây thuỷ tinh khác ) cho vào 2 cốc thuỷ tinh A và B đựng đầy nước. Đổ nước vào đầy hai ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm đó vào một cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc ngoài bằng một túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp. Sau khoảng 6 giờ, quan sát 2 cốc, ta thấy: từ cành rong trong cốc B có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên và chiếm một khoảng dưới đáy ống nghiệm, còn cành rong trong cốc A không có hiện tượng đó. Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây rong đã thải ra bằng cách: đưa nhanh que đóm vừa tắt ( chỉ còn tàn đỏ ) vào miệng ống nghiệm, ta thấy que đóm lại bùng cháy.
Câu hỏi : Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao ?
Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rng trong cốc đó đã thải ra chất khí ? Đó là khí gì ?
Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm ?
Giúp mik nha ! Cảm ơn nhìu lắm lun !!!!!!