Câu 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) a. Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? c. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót” d. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên.
Câu 2
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để diễn tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) a. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? b. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này. c. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.
Câu 1. Nêu sự chuyển hoá năng lượng khi bếp điện, bàn là điện, động cơ điện, quạt điện hoạt động?
Câu 2. Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều? Câu 3. Cho mạch điện như hình vẽ (hình 3); MN = 1m là một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở R = 10; R0 = 3. Hiệu điện thế UAB = 12V. Khi con chạy ở vị trí mà MC = 0,6m. Tính điện trở của đoạn mạch MC của biến trở. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC và số chỉ của ampekế. Câu 4. a. Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào? b. Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ, làm thế nào để biết được thanh nào bị nhiễm từ? (không dùng thêm dụng cụ gì khác)Câu 1: vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Chiến sự Đà Nẵng 1858- 1859?
Câu 2: chiến sự Gia Định 1859? Nhận xét thái độ chống Pháp của triều đình Huế khi Pháp chiếm Gia Định?
Câu 3: nhân dân miền Trung Nam kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Câu 4: tình hình Việt Nam khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì?
Câu 5: thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà không thắng nổi?
Câu 6: nội dung hiệp ước Hác măng 1883, hiệp ước pa-tơ-nốt 1884, Tại sao Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?
Câu7: cuộc phản công kinh thành Huế tháng 7 năm 1885? Phong trào Cần Vương nổ ra và như thế nào?
Câu 8: diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê . Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
Câu 9: Vì sao các sĩ phu quan lại đề nghị cải cách? Nội dung cải cách duy tân ở Việt Nam?
Câu 10: kết cục của cải cách? Vì sao đề nghị cải cách không thực hiện được?