Khái quát lịch sử ra đời của đảng CSVN
Khái quát lịch sử ra đời của đoàn thanh niên cộng sản HCM
Hãy nêu khái quát lịch sử ra đời của Đoàn TNCS HCM? Nêu và phân tích những truyền thống của Đoàn TNCS HCM?
( ngoài mạng ra thì càng tốt nha)
MK CẢM ƠN TRC NHÉ
tài liệu tự chọn Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
• Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
• Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
• Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
• Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
• Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
• Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
• Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.
Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.
+ Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.
+ Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự… say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần
Tại sao nói đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Tại sao nói đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Tại sao nói đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Tại sao nói đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong 3 thập niên đầu thế kỉ XX?
A. Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917)
B. Do chủ nghĩa Mác Lênin không thể phát triển khi không có phong trào yêu nước
C. Do phong trào yêu nước phát triển cần có tổ chức lãnh đạo phù hợp
D. Do lực lượng công nhân còn hạn chế, chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng
Đáp án C
Sự thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam theo ngọn cờ phong kiến đã chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng đường lối. Yêu cầu lịch sử đặt ra cần tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu tiến bộ đề xướng một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản với 2 xu hướng bạo động và cải cách nhưng không thành công
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam tồn tại song song 2 khuynh hướng tư sản và vô sản. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế, được phong trào yêu nước dần đi theo. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã đặt ra yêu cầu thành lập một Đảng cộng sản để tiếp tục lãnh đạo phong trào. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cũng là đề đáp ứng yêu cầu đó
=> Trong 30 năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước Việt Nam đã thử nghiệm nhiều khuynh hướng đấu tranh để lựa chọn con đường phù hợp. Phong trào yêu nước phát triển, ngả dần về khuynh hướng vô sản đã đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
- Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:
+ Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.
+ Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng, như: Mặt trận dân chủ Đông Dương; Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt…. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam? Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dựa vào mục 2 phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích rõ các ý:
-Từ năm 1921 đến năm 1924: tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.
-Nă 1925: thành lập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
-Từ năm 1925 đến năm 1927: Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.
-Chỉ đạo việc đưa thanh niên qua lớp huấn luyện chính trị thực hiện “vô sản hóa” để giúp thanh niên có thực tiễn đấu tranh cách mạng.
-Trở về Hương Cảng-Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin...
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.
khái quát những công lao của Quang Trung vj lịch sử dân tộc
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
TK#(ghi cho oai chứ mk thì ko dám so vs mấy anh cj khác đou)
- Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm :
năm 1785, chiến thắng Rạch gầm - xoài mút , tiêu diệt
5 vạn quân xiêm .
năm 1789 , chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa , chiến thắng
29 vạn quân thanh
- Trong công cuộc xây dựng đất nước :
Quang trung đề ra và thực thi các chính sách tích cực phát triển
trên mọi lĩnh vực : kinh tế , văn hóa , giáo dục . Tạo niềm tin
tưởng cho nhân dân , góp phần giữ gìn trị an xã hội
~~ HOK TỐT ~
1. Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa.
2. Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh.
3. Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia.
4. Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ.
vì sao Đảng cộng sản việt nam ra đời là tất yếu của lịch sử?
Đặc điểm | hội Việt Nam Cách mạng thanh niên | Tân Việt Cách mạng đảng |
Chủ trương | Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động; các hội viên tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam, kết hợp với phong trào công nhân, p-hong trào yêu nước, tạo điều kiện cho Việt Nam thành lập Đảng; hội chủ trương "vô sản hóa" năm 1928, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp để tổ chức cho nhân dân đấu tranh, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin... | Tập hợp những tri thức và thanh niên tư sản yêu nước, lúc đầu chưa có lập trường và giai cấp rõ rệt, nhưng sao chịu ảnh hưởng của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, tổ chức này Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. |
Tổ chức | là tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đẳng cộng sản; hội có cơ sở ở hầu hết các nước | Có sự phân hóa trong nội bộ: Một số có khuynh hướng tư sản, phần đa có khuynh hướng vô sản; nhưng khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế; một số hội viên chuyển sang hộ Việt Nam cách mạng thanh niên |
Phương pháp hành động | mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ, xuất bản sách báo tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lenin; cử hội viên theo học các lớp chính trị và đại học ở nước ngoài | Tích cực hoạt động trong nước, tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lenin. |
Đảng CMVN ra đời ngày 3/2/1930 là 1 tất yếu ls bởi vì:
- Đó là kết quả chín muồi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại lịch sử mới.
- Đó là kết quả của sự chuẩn bị công phu và khoa học của lãnh tụ NAQ trên cả ba mặt chính trị tư tưởng và tổ chức.
- Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L với phong trào đấu tranh của GCCN và phong trào yêu nước của nhân dân VN trong đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của ĐCSVN vừa thể hiện quy luật phổ biến của sự hình thành chính đảng CM của GCCN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân) vừa thể hiện quy luật đặc thù VN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào CN và p/trào yêu nước VN).
Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.