Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi,nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về các nhân vật: Sơn Tinh, Em bé thông minh, Thạch Sanh (khoảng 5 câu).
Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Và đó cũng là một hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước.Dù lũ lụt có diễn ra hằng năm nhưng Sơn Tinh vẫn quyết tâm bào vệ mảnh đất của cha ông. Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi vào cảnh lũ lụt hằng năm. Những cơn lũ lụt hằng năm cứ kéo đến mà Sơn Tinh vẫn vững vàng chống chọi tất cả để bảo vệ người dân chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ những công lao to lớn mà Sơn Tinh đã làm cho đất nước chúng ta. Em chắn chắn rằng Sơn Tinh luôn theo dõi và bảo vệ người dân chúng ta.
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Thạch Sanh là 1 con người vô cùng thật thà, chất phác. Quanh năm chàng chăm chỉ làm lụng để nuôi thân. Nghe theo lời Lý Thông, chàng rời bỏ gốc cây đa về ở chung vs mẹ con hắn rồi lại còn vui vẻ đi canh miếu thờ thay Lí Thông. Không những thế chàng còn là 1 dũng sĩ dũng cảm, quên mình vì việc nghĩa , Thạch Sanh ra tay giết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chúa, giải thoát con vua Thủy Tề. Ngoài ra chàng còn là 1 tấm gương về yêu chuộng hòa bình. Chàng dùng tiếng đàn để cảm hóa quân sĩ 18 nước tránh cko họ cảnh máu chảy đầu rơi, đãi họ 1 bữa cơm no trước lúc lui quân. Rồi cuối cùng, phần thưởng chính đáng cũng đến vs Thạch Sanh, chàng được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua.
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh.
tham khảo:
Thạch Sanh là một nhân vật cổ tích mà em vô cùng yêu thích. Ở anh ấy hội tụ đủ tất cả những yếu tố của một người anh hùng thần thoại. Anh ấy khỏe mạnh, tài giỏi lại chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng Thạch Sanh không hề có lòng tham lam, hư vinh như Lý Thông. Lúc nào anh cũng yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Nhờ Thạch Sanh, biết bao người dân đã thoát cảnh hiểm nguy, chia xa gia đình. Những phẩm chất tốt đẹp ấy đã điêu khắc nên tượng đài Thạch Sanh vĩ đại trong lòng em.
Em đã từng được đọc nhiều câu chuyện cổ tích hay, về nhiều nhân vật tài năng, tốt bụng. Trong đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Thạch Sanh. Em yêu thích Thạch Sanh vì anh rất tài giỏi, tinh thông nhiều môn võ thuật và cả phép lạ. Nhưng hơn hết, chính là lòng nghĩa hiệp, thương người của anh. Những lần thấy người bị nguy nan (công chúa, con trai vua Thủy Tề) anh liền không ngần ngại giúp đỡ. Chính vì vừa có tài năng, vừa có tấm lòng nhân hậu như vậy, nên Thạch Sanh đã trở thành hình mẫu người anh hùng lý tưởng trong lòng em.
từ bài thơ bếp lửa em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong cuộc sống
Câu thơ trong bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng là:
“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
(Nguyên tiêu – Rằm tháng Giêng)
Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-cam-nhan-ve-bai-tho-bep-lua-hay-viet-doan-van-khoang-10-den-12-cau-van-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-tinh-cam-gia-dinh
Em hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh.
Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam
Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hóa, chàng dũng sĩ đã chém Chằn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, trừ mọi tai họa cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hòa bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa. Anh đã được nhà vua nhường ngôi báu. Chiến công và hạnh phúc ấy đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện "Thạch Sanh" là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh qua chi tiết Thạch Sanh nhận lời kết nghĩa anh em với Lý Thông.
Viết 2 đoạn văn từ 6 -> 8 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng , Thạch Sanh
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.
Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.
Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.
Thánh Gióng: Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về một vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vũ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!
Thạch Sanh: Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam
B1:
- Giới thiệu nhân vật đó nằm trong văn bản nào, tác giả ( nếu có )
B2:
- Triển khai phần ghi nhớ đã học ( trong sgk )
- Cảm nhận riêng của em về nhân vật ( khâm phục, ngưỡng mộ, yêu, ghét,...... )
B3:
- Liên hệ bản thân ( học tập được đức tính gì, điều gì tốt đẹp từ nhân vật )
Em hãy đóng vai nhân vật Lí Thông để viết 1 bài văn khoảng 2 trang giấy thi kể lại truyện Thạch Sanh với một kết thúc mới.
Ai giúp mình đi chứ mình sợ văn lắm rồi :'(((
Tham khảo e nhé!
Mang thân phận bọ hung đã hàng ngàn năm nay, tôi bị người đời ghẻ lạnh, tránh xa. Nhiều khi ngẫm lại những việc làm trước đây của mình, chính tôi cũng tự cảm thấy chán ghét bản thân. Tại sao tôi lại làm ra những việc xấu xa đến vậy?
Hàng ngàn năm trước tôi cũng là một con người. Tôi được cha mẹ đặt tên là Lí Thông. Theo nghiệp gia đình tôi làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc quá nhiều sai lầm mà không biết ăn năn hối cải, tôi đã bị trời phạt, biến thành loài bọ hung hôi hám. Xấu hổ, không dám nhìn mặt mọi người, lúc nào tôi cũng chui rúc vào nơi xó xỉnh, vào nơi tối tăm. Đáng nhẽ ngay từ đầu tôi nên trân trọng người anh em tốt của mình.
Thạch Sanh vốn là một chàng trai nghèo, khỏe mạnh, sinh sống ở góc đa. Trong một lần đi bán rượu qua đây, tôi đã gặp chàng ta và cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Thực ra, ngay từ đầu tôi đã không có ý tốt gì. Tôi thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh lại thật thà nên định bụng kết nghĩa anh em, kéo Thạch Sanh về nhà giúp mình các công việc nặng nhọc. Với bản tính lương thiện và chăm chỉ, Thạch Sanh tin và theo tôi về nhà. Từ khi đến ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không hề đòi hỏi điều gì. Đã thế lại rất hiếu thảo với mẹ tôi, luôn coi bà như mẹ đẻ. Ấy vậy mà tôi xấu xa đến mức lấy oán trả ơn. Vì sợ chết dưới móng vuốt mãng xà, tôi lừa Thạch Sanh lên canh miếu thần, thế mạng cho tôi. Không ngờ, với sức mạnh phi thường, Thạch Sanh không những không chết mà còn giết được chằn tinh, xách đầu mang về. Ban đầu thấy chàng ta về tôi tưởng hồn ma của cậu ấy oán tôi. Khi biết cậu ấy vẫn còn sống, tôi lại nãy ra một mưu tính mới. Tôi dùng lời ngon ngọt va đe doạ lừa Thạch Sanh đi, còn phần mình thì xách đầu chằn tinh đến gặp vua nhận công lĩnh thưởng. Nhờ âm mưu đó, tôi ngoi lên tới chức Quận công danh giá. Sống trong nhung lụa và vinh quang của quyền thế, tôi quên nhanh chóng người anh em kết nghĩa của mình.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội kén phò mã cho công chúa. Nàng xinh đẹp tuyệt trần lại dịu dàng hiền hậu, ai nhìn cũng thấy mê đắm. Trước sắc đẹp tuyệt trần của nàng, tôi càng ước ao trở thành phò mã. Nhưng không may cho nàng và cũng không may cho tôi, đại bàng tinh nghe tin công chúa xinh đẹp như hoa bèn đến bắt nàng đi mất. Mất con gái yêu, nhà Vua vô cùng đau đớn, xót xa. Người sai tôi lập tức lên đường đuổi theo đại bàng tinh, đem công chúa trở về. Nếu làm được nhà vua sẽ gả công chúa và chia cho tôi nửa giang sơn. Vừa mừng, vừa sợ, tôi không biết đi đâu tìm nàng. Lúc này, tôi nghĩ ngay đến Thạch Sanh. Tôi nghĩ ra kế tổ chức hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin Thạch Sanh. Chờ đợi mòn mỏi, đến ngày thứ mười tôi cũng gặp được người em kết nghĩa. Như người đi trong sa mạc gặp nước, tôi vui sướng vô cùng, dùng lời ngon ngọt hòng nhờ cậu ấy giúp mình đi cứu công chúa. Thạch Sanh vẫn tin tưởng tôi nên nhận lời giúp đỡ. Hoá ra trong lúc đại bàng cắp công chúa đi qua gốc đa đã bị Thạch Sanh bắn bị thương. Lần theo dấu máu, đoàn người đến được hang của con quái vật. Đến nơi, tôi sợ thiệt thân nên để mặc Thạch Sanh xuống hang một mình đánh đại bàng, cứu công chúa lên, còn mình thì ở lại trên mặt đất nghe ngóng. Sau một hồi có tiếng Thạch Sanh từ dưới hang vọng lên kêu ta kéo công chúa lên mặt đất. Tôi mừng rỡ kéo ngay nàng lên. Thật độc ác thay! Vì lo sợ Thạch Sanh tranh công với mình và tố cáo việc lần trước với vua nên tôi nhẫn tâm sai quân lính vần những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại, mặc kệ người em với mối hiểm nguy phải đối mặt với con quái đại bàng.
Trở về kinh thành với công chúa đã được giải thoát, tôi được nhà vua và triều thần nể trọng. Nhưng việc cưới xin lại bị hoãn lại do từ khi trở về công chúa bỗng hoá câm. Nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.
Nhà vua tìm mọi phương cách, mời rất nhiều thầy thuốc giỏi đến chữa nhưng vẫn thất bại.
Lại kể đến Thạch Sanh. Đúng là người tốt thì được trời giúp. Bị ta hại nhưng cậu ta không chết. Nhờ cứu con trai vua Thuỷ Tề trong hang đại bàng tinh nên Thạch Sanh được mời xuống Thuỷ phủ chơi. Lại còn được Long Vương cho rất nhiều báu vật.
Ở chơi Thuỷ phủ ít lâu, Thạch Sanh trở về gốc đa cũ sinh sống. Không may, hồn chằn tinh và đại bàng tinh tìm cách báo thù. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Samh. Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Ngồi trong ngục tối, chắc cậu ta cảm thầy buồn rầu nên mang đàn ra gảy. Vì là đàn thần nên tiếng kêu như ai, như oán, như nói lên hết tâm sự của chàng trai trẻ. Nghe tiếng đàn, công chúa bỗng dưng khỏi bệnh, cười nói vui vẻ. Nàng xin cha cho gọi người đánh đàn vào cung. Lúc đó tôi vẫn chưa biết người đó là Thạch Sanh. Gặp được vua, Thạch Sanh đem hết mọi chuyện đầu đuôi kể cho vua nghe. Nghe xong, nhà vua vô cùng tức giận, cho quân tước hết mũ quan, tống tôi vào ngục, giao cho Thạch Sanh xử lí. Tôi những tưởng Thạch Sanh sẽ không đời nào bỏ qua cơ hội này để trả thù. Chắc chắn cậu ấy hận tôi đến tận xương tuỷ. Nhưng quả thật tôi đã lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử. Thạch Sanh không những không giết mà còn xin vua tha cho tôi khỏi bị cầm tù, cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng tội của tôi quá nặng, trời đất đều không dung. Tôi đã bị Thiên Lôi đánh chết, và bị Diêm Vương hoá kiếp thành bọ hung, đời đời sống trong nhơ bẩn. Tuy hết sức đau khổ trong cảnh sống này, nhưng tôi vẫn cảm kích trước tấm lòng bao dung độ lượng của Thạch Sanh, tôi đã ăn năn hối hận rất nhiều.
Về sau, tôi nghe mọi người kháo nhau về đám cưới linh đình của Thạch Sanh với công chúa. Tôi cũng mừng cho cậu ấy. Không may, nghe tin công chúa từ chối các hoàng tử lân bang để lấy một chàng trai nghèo, các nước đem quần đến đánh nước Nam. Nhưng tôi tin với tài trí của Thạch Sanh, quân giặc sẽ bị dẹp yên. Quả đúng như vậy, Thạch Sanh đem đàn ra gảy làm cho quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ gì đến việc đánh nhau nữa. Cuối cùng, chúng phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh còn đem niêu cơm ăn hết lại đầy ra thết đãi những kẻ thua trận làm cho ai nấy đều khâm phục, từ bỏ ý định đánh chiếm nước Nam. Thấy vậy, nhà vua rất mừng vì đã tìm được con rể quý. Khi vua băng hà, ngài đã truyền ngôi cho Thạch Sanh. Nhân dân đời đời ca ngợi chàng.
Còn tôi, nay tuy vẫn chỉ mang kiếp bọ hung nhưng tôi cũng không oán thán gì. Bởi những tội ác mà tôi gây ra quá lớn. Hình phạt mà tôi chịu đựng là hết sức xứng đáng. Các bạn đừng ai học tôi thói bạc ác mà mang thân bọ hung suốt kiếp, các bạn nhé!
viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu cảm nghĩ của em về chi tiết " Cô tôi chưa dứt câu.....kì nát vụn mới thôi" trong VB "trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về cái chết của cô bé bán diêm.
Em tham khảo:
Nhà văn An- đéc – xen (1805 – 1875) Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương. Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên. Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.
“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười."
Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy và nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”
– Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người…. Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.
– Nhưng không hẳn là một cái kết hoàn toàn có hậu. Truyện của Andersen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
Chúc bạn học tốt!