vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa ?
Vì sao trong những câu văn sau đây, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ khác cùng nghĩa.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
ác giả trong đoạn văn sử dụng từ " bầu sữa" mà không dùng từ khác bởi từ bầu sữa là cách nói tế nhị, tránh thô tục mà vẫn gợi được sự ấm áp, thân thương của tình mẫu tử.
Trong văn bản Cô Tô,tại sao tác giả dùng từ 'rình' trong câu "Và ngồi đó rình mặt trời lên"mà không dùng từ khác
Trả lời :
Tham khảo link hok truyền hình nhé :
https://www.youtube.com/watch?v=1t7puTmVV8U&list=PLQeh9OeQXJE_pJrAsA-to0ZrERqg5-99O&index=1
- Hok tốt !
Trong câu ''Cây rơm dân thịt mình cho ngọn lửa hồng căn bếp''. Tại sao tác giả dùng từ ''dâng'' mà không dùng từ đồng nghĩa khác như biếu,cho....?
mong M.N giúp Mik Cảm Ơn Nhìu
Vì nó thể hiện cách tặng rất trân trọng, thanh nhã mà những từ đồng nghĩa vẫn không đủ sự trân trọng hoặc không thích hợp ở trường hợp này.
Vì từ dâng ý chỉ hiến dâng và là một hành động kiểu hết mình vì thứ gì đó và sẵn sàng hi sinh thân mình. Các từ như cho, biếu, dâng... không biểu đạt hết ý của tác giả
Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
- Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì:
a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b, Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên văn của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.
Trong hóa học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hoá hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”.
Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.
b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường
b, Hỗn hợp dùng như một từ ngữ thông thường
Ví dụ: An trộn đều bột mì với trứng tạo thành hỗn hợp làm bánh.
Câu 1 nguyên nhân vì sao thiếu quan hệ từ?
Câu 2 Nguyên nhân vì sao dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa?
Câu 3 Nguyên nhân vì sao thừa quan hệ từ?
Câu 4 Nguyên nhân vì sao dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết?
1. Nguyên nhân thiếu: Do chưa hiểu được quan hệ giữa các từ, các vế trong câu.
2. Nguyên nhân dùng sai: chưa hiểu được đúng ý nghĩa, tác dụng của quan hệ từ trong câu.
3. Nguyên nhân dùng thừa: ko hiểu ý nghĩa của câu, ko biết nên dùng quan hệ từ 1 cách hợp lí.
4. ko có t/dụng liên kết: Do một số quan hệ từ mà có t/dụng liên kết thường có sắc thái nghĩa gần nhau nên dùng ko đúng.
Là suy nghĩ c cj thoj nha....tham khảo thoj...ko đúng thì....cj cx ko pk....
''Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...'Câu hỏi: Vì sao tác giả không dùng từ “vòng hoa” mà lại dùng từ “tràng hoa”? Điệp từ “ngày ngày” có ý nghĩa gì?
Từ ''vòng hoa'' gợi một sắc thái u buồn, xót thương, từ ''tràng hoa'' chỉ những bông hoa đẹp được kết lại. Ở đây, tác giả tránh dùng từ ''vòng hoa'' để không gợi cho người đọc cảm giác xót thương
Ngày ngày” tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn. Mỗi người được ví như một đóa hoa
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Hình ảnh ngọn lửa khái quát cao hơn, tác giả lớp nghĩa thực ra.
- Ngọn lửa ở đây là ngọn lửa của tình yêu thương của bà, nuôi dưỡng, chăm sóc người cháu
- Ngọn lửa là sự kết tinh tình yêu thương, niềm tin của bà truyền cho cháu
→ Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt
trong bài thơ Lượm tác giả đã dùng phép hoán dụ đó là " Ngày Huế đổ máu " , đổ máu ở đây chỉ chiến tranh tại sao tác giả không dùng từ chiến tranh mà dùng từ đổ máu