Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 7:31

Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều” vì:

- Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cuộc đời và số phận của nàng Kiều, nàng là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm của truyện. Lấy tên nhân vật chính làm nhan đề cho tác phẩm cũng là điều dễ thấy.

- Bên cạnh đó, thân phận của nàng Kiều cũng giống như thân phận của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi bất hạnh, vì vậy mà nàng Kiều hiện lên thật gần gũi, người đọc cảm thông với những nỗi bất hạnh của Kiều và yêu mến những phầm chất tót đẹp của nàng. Vì vậy, gọi tên “Truyện Kiều” cũng là cách để thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Thúy Kiều.

- Tên gọi “Truyện Kiều” dễ nhớ, dễ đọc, gần gũi với người đọc.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Song Tuyên
8 tháng 5 2021 lúc 12:21

 trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều  một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy

Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Yến Vy
8 tháng 5 2021 lúc 21:33

vì:

- Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cuộc đời và số phận của nàng Kiều, nàng là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm của truyện. Lấy tên nhân vật chính làm nhan đề cho tác phẩm cũng là điều dễ thấy.

- Bên cạnh đó, thân phận của nàng Kiều cũng giống như thân phận của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi bất hạnh, vì vậy mà nàng Kiều hiện lên thật gần gũi, người đọc cảm thông với những nỗi bất hạnh của Kiều và yêu mến những phầm chất tót đẹp của nàng. Vì vậy, gọi tên “Truyện Kiều” cũng là cách để thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Thúy Kiều.

- Tên gọi “Truyện Kiều” dễ nhớ, dễ đọc, gần gũi với người đọc.

Khách vãng lai đã xóa
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 1 lúc 15:59

Truyện Kiều được viết theo hình thức truyện thơ Nôm, thể lục bát, gồm 3254 câu, kể về cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều. Sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiểu truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Việc kế thừa cốt truyện của người đi trước là một biểu hiện của hiện tượng giao lưu văn hoá, xuất hiện ở nhiều nền văn học Trung đại trên thế giới.

Angels of Death
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
10 tháng 7 2018 lúc 19:07

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc mà kết tinh tư tưởng, tình cảm và tấm lòng của ông chính là kiệt tác "Đoạn tường tân thanh". Tác phẩm đã thể hiện một tài năng độc đáo trong nghệ thuật tả người mà đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một ví dụ điển hình. 
" Vân thì trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da 
Kiều càng sắc sảo mặn mà 
So bề tài sắc lại là phần hơn 
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh..." 
Tuy ngay từ đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu "Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân". Nhưng đến khi miêu tả, Nguyễn Du lại miêu tả Vân trước, Kiều sau. Với Thúy Vân, ông đã sử dụng các hình ảnh ước lệ điển hình để vẽ nên một bức tranh thiếu nữ tuyệt đẹp: khuôn mặt tròn như mặt trăng, giọng nói trong như ngọc, nụ cười đẹp như hoa, da trắng hơn tuyết,... Để từ đó, tác giả miêu tả Kiều. Đây chính là nét đặc sắc và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Tả Vân làm đòn bẩy để tả Kiều. Vân đã đẹp nhưng kiều còn đẹp hơn:"Kiều càng sắc sảo mặn mà". Vẻ đẹp của kiều càng trở nên nổi bật. Một nét đặc biệt nữa trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ở đoạn trích này đó là: tác giả đã tả Vân thật cụ thêr, từ khuôn mặt cho đến nước da, còn với Kiều, Tố Như chỉ xuyết điểm vẻ tươi trẻ tràn đầy sức sống với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" và cái tài của nàng. Như vậy, qua phép đòn bẩy(tả Vân trước kiều) và những hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả thành công vẻ đẹp Vân, Kiều, đòng thời khẳng định một tài năng nghẹ thuật lớn

Mai Hà Bảo Linh
13 tháng 7 2018 lúc 9:56
Nguyễn Du , một đại thi hảo của dân tộc , nếu thơ văn ông dùng để thổi vào đó bao nhiêu mơ ước , khát vọng , thì Truyện Kiều là nơi ông thổi vào bao nhiêu ưu tư , sầu muộn . Truyện Kiều đã trở thành kiệt tác văn học thiên cổ muôn đời , đặc biệt là bút pháp tả người trong đoạn trích " Chị em Thúy Kiều ". Lời khen về nhan sắc , tác giả đã khéo léo chia đều cho cả hai nhân vật nhưng đâu đó vẫn còn phần ưu ái hơn . Đối với Vân, tác giả đã dùng những cái đẹp nhất trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của nàng " Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang "....nhưng ở Kiều ,ông tập trung miêu tả đôi mắt , ông còn dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy để nâng vẻ đẹp của Kiều lên , thể hiện ở " So bề tài sắc lại càng đẹp hơn " , nghĩa là tác giả đã mượn bức chân dung của Vân làm nền , làm điểm tựa nâng bức chân dung của Kiều lên . Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Kiều vượt quá khuôn phép của thiên nhiên , khiến cho " Hoa thua " , " liễu hờn " . Khẳng định vet đẹp của nàng quá xuất chúng , tài năng quá tuyệt đỉnh , dự báo một tương lai đầy sóng gió , gian truân.
Hoàng Lê Minh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 7 2021 lúc 19:48

Vì vẻ đẹp của Kiều có phần sắc sảo, xinh đẹp hơn Thúy Vân (Thúy Vân mang vẻ đẹp phúc hậu). Tài năng của Thúy Kiều cũng hơn do nàng biết cầm, kì, thi, họa.

Lê Ngọc Hiển
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 10 2021 lúc 7:25

Em tham khảo:

Kiều nhớ Kim Trọng trước theo quan niệm xưa là không hợp lí nhưng thực ra lại là rất hợp lí vi khi bán mình để chuộc cha và em thì Thúy Kiều đã báo đáp được phần nào công ơn sin thành . Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.

 
huong luu
Xem chi tiết
nthv_.
16 tháng 8 2021 lúc 22:07

Tham khảo:

Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân kể về hai chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi thì Nguyễn Du miêu tả họ bằng thơ lục bát. Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Kiều, còn Nguyễn Du thì thiên về gợi tả sắc đẹp Thúy Vân, tài sắc Thúy Kiều.

Thanh Tâm Tài Nhân tả Kiều trước, Vân sau: “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang có một phong thái riêng mà khó tả”. Đọc lên ta cảm giác như tác giả tập trung vào Vân hơn, hình ảnh của Vân nổi bật hơn. Ngay ở đoạn giới thiệu đầu truyện, hình ảnh Kiều cũng không thật sự nổi bật.

Còn Nguyễn Du tả Vân trước làm nền tô đậm thêm vẻ đẹp của Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Khi miêu tả, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến tài năng của Kiều. Qua việc miêu tả ngoại hình, tài hoa còn thể hiện được tấm lòng, tính cách và dư bảo được số phận nhân vật. Thanh Tâm Tài Nhân không làm được điều đó. Bút pháp cá thể hóa nhân vật của ông không rõ nét bằng của Nguyễn Du.

Chính sự khác biệt này đã lí giải vì sao cùng một cốt truyện mà “Kim Vân Kiều truyện” chỉ là cuốn sách bình thường, vô danh còn “Truyện Kiều” được coi là một kiệt tác, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là tác giả không có danh tiếng ít người biết đến trong khi Nguyễn Du đã là một tác giả lớn, một đại thi hào.

Sự sáng tạo của Nguyễn Du là cách sử dụng từ ngữ, lời nói văn chương và các biện pháp nghệ thuật

Queen
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 8 2021 lúc 16:45

Em tham khảo nhé:

Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp cho con người ...Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 4 2017 lúc 17:35

Chọn đáp án: C