Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kiều Dũng
Xem chi tiết
Kiều Dũng
19 tháng 3 2023 lúc 22:46

giúp mình với các bạn ơi, tôi cần gấp

 

Sương Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 1 2023 lúc 17:32

Dàn ý nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề (có thể lấy đề nếu không biết)

Mẫu: Dường như cái nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của ông cha ta đã bị con cháu ngày nay lãng quên vì cho rằng nhạc hiện đại hay hơn và không tìm thấy cái thú vị của những khúc hát dân ca, cải lương hay chèo, tuồng. 

Thân bài:

- Giải thích:

+ Hát dân ca là gì?

+ Cải lương là gì?

+ Chèo, xẩm, tuồng là gì?

- Phân tích cái ý nghĩa, đẹp đẽ của những làn điệu dân ca, cải lương, chèo, xẩm:

+ Lưu giữ lịch sử: văn hóa, phong tục của ông cha ta.

+ Thể hiện nét đẹp của những câu chuyện dân gian, tình cảm trai gái.

+ Thể hiện lối sống, phong cách của người dân.

+ ....

- Nguyên nhân giới trẻ hiện nay thấy những .... không thú vị:

+ Sinh ra trong xã hội phát triển nhanh chóng và không được nghe những khúc dân ca cải lương.

+ Không hiểu được những cái hay của nhạc xưa.

+ ....

- Tìm kiếm một số dẫn chứng trên mạng.

- Hậu quả:

+ Không phát huy và lưu giữ được những truyền thống quý báu của dân tộc.

+ Sống quên đi cội nguồn.

+ ...

- Giải pháp:

+ Quảng bá những khúc dân ca cải lương.

+ Nhà trường, thầy cô giúp cho các bạn học sinh hiểu được những giá trị sâu sắc của truyền thống dân tộc.

+ ..

- Liên hệ bản thân em.

Kết bài:

- Tổng kết.

phuong phung
Xem chi tiết
Quỳnh Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh 7B
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
10 tháng 11 2023 lúc 15:57

Trong thế giới đa dạng và đa chiều của nghệ thuật thường xảy ra hiện tượng mà đa số bạn trẻ hiện nay không cảm nhận được sự hấp dẫn của các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống như tuồng, chèo, hoặc dân ca. Điều này có thể là do cuộc sống hiện đại với tất cả những ảnh hưởng và sự thúc đẩy từ các nền văn hóa khác nhau đang ngày càng trở nên phổ biến, đưa ra những lựa chọn nghệ thuật rộng lớn và đa dạng. Cuộc sống đô thị và tốc độ hối hả của cuộc sống ngày nay có thể làm cho một số người trẻ cảm thấy xa lạ và xa rời với những nghệ thuật truyền thống này.

Tuy nhiên, việc không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc không nhất thiết phải là một điều tiêu cực. Điều quan trọng là mở cửa tâm hồn và tâm trí của mình, để khám phá và hiểu sâu hơn về những giá trị và thông điệp mà những loại hình nghệ thuật này mang lại. Sự đa dạng trong sở thích nghệ thuật không chỉ là một điều tự nhiên mà còn là một sự bổ sung quý báu cho vốn kiến thức và trải nghiệm cá nhân.

Vào lúc nào đó, có thể các bạn trẻ sẽ tìm thấy sự quan tâm đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc và điều này có thể xảy ra khi họ bắt đầu khám phá thêm về văn hóa,nguồn gốc của họ hoặc khi họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động nghệ thuật này. Sự đa dạng trong sở thích nghệ thuật là một điều đáng hoan nghênh và có thể thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành của mỗi người trong hành trình với nghệ thuật, văn hóa.

Trâm anh Nguyễn 8a1
Xem chi tiết
Giang Phạm
Xem chi tiết
Anh Qua
28 tháng 1 2019 lúc 8:07

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Thảo Phương
24 tháng 1 2019 lúc 21:18

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức. Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản... Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)

2. Thực trạng

Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một. Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng. Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người. Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

3. Liên hệ bản thân

Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa? Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)

4. Đưa ra giải pháp

Emma Watson
Xem chi tiết
Diệu Huyền
16 tháng 8 2019 lúc 14:39

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Diệu Huyền
16 tháng 8 2019 lúc 14:39

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ? Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Kết bài: Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Bài viết tham khảo Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại.

Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

minh nguyet
16 tháng 8 2019 lúc 14:53

Tham khaỏ:

Cùng với sự đổi thay của lịch sử, bước sang kỉ nguyên hội nhập với bao thay đổi của nến kinh tế thị trường, trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập văn hoá với quy mô toàn cầu thì giới trẻ cần có trách nhiệm cho bản thân trong thời đại mới: tiếp thu văn hóa thế giới . Trước dòng chảy xâm nhập ào ạt của nền văn hoá ngoại lai từ các nền văn minh trên thế giới, một bộ phận thanh niên Việt Nam đã biết nắm bắt lấy thời cơ, phát triển nền văn hoá dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Sự tiếp thu có hệ thống các hệ tư tưởng văn hoá tây phương với những phong cách nghệ thuật thơ văn của Pháp, Italia, Anh, hay Đức, các công trình kiến trúc đậm dấu ấn cổ điển hay hiện đại của những quốc gia này cũng được tiếp thu và thiết kế bài bản. Chính sự năng động và sáng tạo đó đã góp phần làm ăn minh hơn, giàu có hơn cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phôi trộn hài hoà giữa cũ và mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sự giao lưu và tiếp biến được coi là "nguồn gen tiến hoá" cho sự phát triển của văn hoá dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập. Nền văn hoá Internet, văn hoá Online, văn hoá Game, hay sự thay đổi của trào lưu thời trang trên thế giới góp phần lột xác hình ảnh đất nước Việt Nam vốn vẫn được biết đến là nền văn hoá nông nghiệp với hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau". Đế làm được điều đó, không chi đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hoà nhập nhưng không hòa tan đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập. Bởi bên cạnh những cá nhân, tập thể tích cực cùng tồn tại không ít những thanh niên sống thiếu lí tưởng, không có mục đích rõ ràng, du nhập văn hoá một cách tràn lan, máy móc, cả những nền văn hoá vốn không mang nhiều giá trị nhân văn thẩm mĩ chỉ đê thoả mãn nhịp sống gấp, sống sành điệu của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Đó là bộ phận biểu hiện lối sông ngoại lai mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, hòa tan một cách hoàn toàn trong dòng lũ hội nhập mà tự đánh mất chính mình. Một số khác lại có tư tưởng bảo thủ, không chiếm lĩnh, đồng hoá văn hóa ngoại lai, chỉ khư khư chăm chút cho cái vốn văn hoá xưa của dân tộc, không chịu du nhập, đổi mới, Bất giác,ở họ gợi lên hình ảnh về biển Chết, suốt đời chi khư khư khép mình, ko nhận nước từ bất kì dòng chảy nào nên chưa có sự sống của các loài sinh vật lại nghèo nàn đến thế, co thê nói, cả 2 điều trên đều có ảnh hưởng tiêu cực, là bước cản trở trên con đường xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân đòi hỏi mỗi thanh niên của thời đại mới cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, xác định lập trường tư tưởng vững vàng, để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế có thái độ tôn trọng đúng mực và chiếm lĩnh đồng hoá hiệu quả văn hoá ngoại lai. Điều đó là một ẩn số chỉ được giải quyết bằng bất đăng thức hành động của mỗi con người.

Bé Chanh
Xem chi tiết