chủ đề của văn bản tức nước vỡ bờ là gì
Chủ đề của văn bản Tức nước vỡ bờ?
Bài giải
Đoạn trích " Tức nước vỡ bờ "
Chủ đề : Nông thôn, nông dân trước Cách mạng tháng Tám
Nội dung : Là bản án đanh thép lên án xã hội phong kiến mục nát lúc bấy giờ đồng thời nêu bật lên sức mạnh, vẻ đẹp của người phụ nữ.
qua văn bản Tức Nước vỡ Bờ Lão Hạc cô bé bán diêm hãy viết một bài văn với chủ đề trân trọng những gì ta đang có
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản : " Tức nước vỡ bờ"
Em hiểu thế nào là ''tức nước vỡ bờ''?Theo em việc đặt nhan đề đó có thể hiện được chủ đề của văn bản chưa?vì sao
Quy luật “Có áp bức có đấu tranh”. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xét lắm cũng quằn”. Vì vậy đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích là thỏa đáng vì đoạn trích nêu những diễn biến phù hợp với cái cảnh tức nước vỡ bờ.
Mặc dù tự phát, sonh hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn…
cho câu chủ đề : trong văn bản tức nước vỡ bờ, chị Dậu không chỉ lag
cho em hỏi mấy câu này với ạ
1.Thế nào là từ ngữ chủ đề, câu chủ đề? Chủ đề của văn bản là gì?
2. Một văn bản bình thường có bố cục mấy phần? Hãy nêu nhiệm vụ từng phần đó
3.Nêu những căn cứ để xác định văn bản có tính thuống nhất về chủ đề
4.Thế nào là đoạn văn? Nêu những cách trình bày nội dung đoạn văn.
5.Nêu chủ đề của văn bản: -Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ.
#cảm_ơn_nhiều_ạ
2. Một văn bản thường có bố cục 3 phần.
Mở bài : gt về đối trượng tả, kể
Thân bài tả hoặc kể bao quát chi tiết chung về đối tượng ấy
Kết bài cảm xúc cảm nghĩ của mình về đối tượng
4. Đoạn văn là một đoạn diễn tả hàm ý của văn bản đó. Nói về ý chính của bài.
- Mỗi một ý ta có thể xuống dòng ( lưu ý: một ý chính ấy phải đầy đủ nghĩa )
- Hoặc tách đoạn của văn bản ra, để nó có thể thấy rõ được ý của văn bản
Chúc bạn học tốt!
1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...
2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.
3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.
4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.
5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?
6/ Nắm khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh, thán từ, trợ từ, thán từ, câu ghép, từ tượng hình tượng thanh, dấu ngoặc kép.
7/ Tại sao có thể nói các văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số” là những văn bản nhật dụng?
8/ Vì sao nói văn bản “Trong lòng mẹ” của nguyên Hồng thể hiện rõ bộ mặt xã hội phong kiến hà khắc, lạnh lùng?
1. Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ em thấy nhà văn có thái độ như thế nào đối với những người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.
2. Hãy giải thích nhan đề đoạn trích tức nước vỡ bờ.
3. Qua văn bản em có cảm nhận gì về chị Dậu.
Viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 dòng với câu chủ đề: " Chị Dậu trong đoạn trích"tức nước vỡ bờ" là một người phụ nữ bản lĩnh, có khả năng phản kháng chống áp bức"
Em tham khảo:
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.