Cho sẵn các dụng cụ : một bình chứa nước,một bình đựng chất lỏng X;đòn bẩy,hai quả nặng có khối lượng bằng nhau,giá đỡ có khớp nối,thước thẳng,sợi dây.hãy nêu 1 phương án để xđịnh KLR của X.Biết KLR của nước là D
có 1 cốc hình trụ thành mỏng một bình chứa nước 1 thước có vạch chia đến mm. Cho KLR của nước đã biết, nêu phương pháp tìm KLR của 1 chất lỏng khác bằng các dụng cụ trên
Dọc vạch chia độ để xác định chiều cao của cốc, là h1.
Cho cốc vào bình chứa nước.
Từ từ đổ chất lỏng vào cốc, có 2 khả năng xảy ra:
+ TH1: Cốc nước bị chìm, trước khi cốc chìm ta xác định mực chất lỏng trong cốc cao h2
Khi đó: h1. Dnước = h2. Dchất lỏng --> Dchất lỏng
+ TH2: Cốc nước không bị chìm, khi đó lượng chất lỏng trong cốc có chiều cao bằng chiều cao của cốc. Xác định mực nước ở bên ngoài cốc, đến chiều cao h2
Khi đó: h2. Dnước = h1. Dchất lỏng --> Dchất lỏng
Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích của chất lỏng mà em biết?
Hãy lập phương án xác định thể tích của một hòn đá bằng các dụng cụ cho sẵn sau:
-Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn kích thước của hòn đá
-Bình tràn có kích thước lớn hơn kích thước của hòn đá
-Bình chứa và nước
-Những dụng cụ đo chất lỏng bao gồm: bình chia độ, ca đong,can, chai, lọ (ghi sẵn dung tích).....
-Đầu tiên đặt bình tràn đứng trước bình chứa. Đổ một lượng nước đầy miệng bình tràn sau đó thả chìm hòn đá vào bình tràn. Nước từ bình tràn sẽ tràn qua bình chứa. Lấy lượng nước tràn từ bình tràn sang bình chứa đổ vào bình chia độ. Mực nước của bình chia độ sẽ là thể tích của hòn đá.
Nêu phương án thực nghiệm để xác định khối lượng riêng của chất lỏng. Dụng cụ gồm 1 bình đựng chất lòng cần xác định khối lượng riêng, 1 bình đựng nước nguyên chất, 1 ống nghiệm thành mỏng có vạch chia đến mm, một ít hạt chì đủ dùng
B1: Cho một ít hạt chì vào ống nghiệm, giả sử khối lượng hạt chì và ống nghiệm là P, thả ống nghiệm vào nước sao cho không chạm đáy, xác định mực nước ngập ống là h1.
Ống nghiệm nằm cân bằng thì trọng lượng cân bằng với lực đẩy Acsimet
\(\Rightarrow P =10.D_1.S.h_1\) (S là tiết diện của ống) (1)
B2: Cho ống nghiệm trên vào trong chất lỏng, xác định mực nước ngập ống là h2
\(\Rightarrow P = 10.D_2.S.h_2\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(D_1h_1=D_2h_2\)
\(\Rightarrow D_2=\dfrac{D_1h_1}{h_2}\)
Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p 1 , p 2 , p 3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình nào lớn nhất?
A. Bình (1)
B. Bình (2)
C. Bình (3)
D. Ba bình bằng nhau.
Một bình đựng nước cao 3 m bên trong có chứa nước cao 2,5 m. Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, mà điểm cách đáy bình 1,5 m . Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/mét khối
Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình là:
\(p_1=d.h_1=10000.2,5=25000\left(Pa\right)\)
Áp suất chất lỏng tác dụng lên điểm cách đáy bình 1,5m là:
\(p_2=d.h_2=10000.1,5=15000\left(Pa\right)\)
Có 4 hình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 5 phút (H24.1) người ta thấy nhiệt độ của nước trong bình trở nên khác nhau.
Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ của nước ở các bình trở nên khác nhau?
A. Thời gian đun
B. Nhiệt lượng từng bình nhận được.
C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình.
D. Loại chất lỏng chứa trong từng bình.
Chọn C vì độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật đều giống nhau nên nhiệt độ của các bình khác nhau do lượng chất lỏng chứa trong từng bình đó .
a. 40cm = 0,4m
Áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình:
p = d.h =10000.0,4 = 4000 (Pa)
b. 10 cm =0,1m
Chiều cao từ điểm A lên mặt thoáng:
h\(_1\)= h - h\(_2\) = 0,4 - 0,1 = 0,3 (m)
Áp suất của chất lỏng tác dụng lên điểm A:
\(p_1=d.h_1=10000.0,3=3000\) (Pa)
c hong biết
Bài 2:Ba bình đựng chất lỏng cách nhiệt giống nhau chứa cùng một loại chất lỏng tới một nửa thể tích mỗi bình.Bình 1 chứa chất lỏng ở 20 độ C.Bình 2 chứa chất lỏng ở 40 độ C, bình 3 chứa chất lỏng ở 80 độ C.Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình kia ta thấy bình 3 chứa đầy chất lỏng ở 50 độ C, bình 2 chứa 1/3 thể tích chất lỏng ở 48 độ C.
a.Hỏi chất lỏng ở bình 1 có nhiệt độ là bao nhiêu?
b.Hỏi sau rất nhiều lần rót đi, rót lại các chất lỏng trong 3 bình trên với nhau và bình 3 chứa đầy chất lỏng thì nhiệt độ chất lỏng ở mỗi bình là bao nhiêu?
Giả sử khối lượng của chất lỏng mỗi bình là \(\dfrac{m}{2}\)
a) Sau vài lần rót thì khối lượng chất lỏng trong các bình lần lượt là:
Bình 3: \(m\)
Bình 2: \(\dfrac{m}{3}\)
Bình 1: \(\dfrac{m}{6}\)
\(Q_{tỏa}=m.c.(80-50)=m.c.30\)
\(Q_{thu}=\dfrac{m}{6}.c.\Delta t+\dfrac{m}{3}.c.(48-40)=\dfrac{m}{6}.c.\Delta t+\dfrac{m}{3}.c.8\)
\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\Rightarrow 30=\dfrac{\Delta t}{6}+\dfrac{8}{3}\Rightarrow \Delta t\Rightarrow t\)
(Kết quả có vẻ hơi vô lý, bạn xem lại giả thiết nhé)
b) Sau khi rót đi rót lại nhiều lần, nhiệt độ của chất lỏng trong các bình bằng nhau và bằng t
\(\Rightarrow \dfrac{m}{2}.c(t-20)+\dfrac{m}{2}.c.(t-40)=\dfrac{m}{2}.c.(80-t)\)
\(\Rightarrow (t-20)+(t-40)=(80-t)\Rightarrow t = 46,67^0C\)
bạn ơi cái phần b đó.sao lượng nước ở 3 bình lại bằng nhau?
@Ace Ace: Chỉ là nhiệt độ của 3 bình bằng nhau thôi, lượng nước bằng bao nhiêu không quan trọng.
Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p 1 , p , p 3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:
A. p 1 > p 2 > p 3
B. p 2 > p 3 > p 1
C. p 3 > p 1 > p 2
D. p 2 > p 1 > p 3