Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Pham Phuong Dong
Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Phiên âm Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu chí lực, Vạn cổ thử giang san. (Trần Quang Khải *) Dịch nghĩa Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử. Thái bình rồi nên dốc hết sức lực, Muôn đời vẫn có con sông này. Dịch thơ Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. (Trần Trọng Kim dịch,trong V...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
như quỳnh
Xem chi tiết
Bánh Tráng Trộn OwO
20 tháng 11 2021 lúc 14:26

Câu 1 : Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ). Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).

Câu 2 : Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.

 

Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Thanh Vân
26 tháng 10 2021 lúc 13:13

phò giá về kinh

b

thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

caau2

nói về chiến thắng hào hùng của dân tộc , muốn có được thái bình thì phải dốc hết sức lực

câu 3

thuộc từ ghép đẳng lập

câu 4

 bài thơ phò giá về kinh được viết lúc ông đi đón thái thượng hoàng trần thánh tông và vua trần nhân tông

 

giang quynh anh
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Diệu Thương
8 tháng 11 2017 lúc 20:26

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

Cold Boy
8 tháng 11 2017 lúc 20:25

Bài thơ trên là bài Phò giá về kinh của tác giả Trần Quang Khải

Isabella Nguyễn
8 tháng 11 2017 lúc 20:25

Đây là bài thơ "PHÒ GIÁ VỀ KINH" của TRẦN QUANG KHẢI !

Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Minh Thu
26 tháng 9 2016 lúc 17:32

Hai câu thơ đầu cấu trúc bình đối, nhắc lại hai chiến công liên tiếp vang dội của quân ta: trận Hàm Tử quan và trận Chương Dương độ. Hàng vận giặc bị bắt sống và bị giết. Ô Mã Nhi thoát chết, chạy trốn ra biển. Toa Đô bị chém cụt đầu. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, khí giới và lương thảo của giặc

chúc bạn học giỏi!

Minh Thu
26 tháng 9 2016 lúc 17:35

giống nhau: _ hào khí, khí phách của anh hùng dân tộc , tự hào về truyền thống chống giặc.

Khác nhau: Chủ quyền lãnh thổ và khát vọng hòa bình.

Phương Uyên
Xem chi tiết
Phương Uyên
13 tháng 10 2021 lúc 10:51

khocroiEm cần gấp ạ

 

Thảo Trần Văn
Xem chi tiết
nthv_.
7 tháng 10 2021 lúc 21:05

a. Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải.

b. "Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu."

Tham khảo:

c. 

- Hoàn cảnh: Bài thơ được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

d. Cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

WasTaken DRACO
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn
22 tháng 12 2021 lúc 10:26

Chiến thắng quân Mông-Nguyên lần thứ 2

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 12 2021 lúc 10:27

Chiến thắng quân Nguyên Mông lần 2

B

Chi Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen the quan
8 tháng 10 2019 lúc 18:16

tích mình mình ghi cho

Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 9 2016 lúc 12:38
Bài 1:Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý:- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.- Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước.Bài 2:Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng:- Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.- Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng. 
♕1$t_ℳ.LượℕᎶ❖★彡
Xem chi tiết
♕1$t_ℳ.LượℕᎶ❖★彡
1 tháng 11 2018 lúc 14:13

Nhanh lên milk rất cần đó ! Giúp milk nha

Nếu đúng và đủ ý thì milk k ! Hứa

Tẫn
1 tháng 11 2018 lúc 14:22

- Hai câu đầu: Chiến thắng Chương Dương, Hàn Tử là những chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

- Hai câu sau: lời động viên xây dựng đất nước và phát triển trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước

P/s: Bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt nên chủ yếu phân tích thành hai phần: hai câu đầu và hai câu cuối  

My Love bost toán
1 tháng 11 2018 lúc 15:43

Trần Quang Khải (1241 - 1294) là thượng tướng, có công lớn trong cuộc kháng chiến (lần thứ 2 và lần thứ 3) đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Ông là người học rộng, giỏi thơ văn, có tài thao lược và ngoại giao. Ông có tập thơ Lạc đạo, nổi tiếng nhất là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư.

Tháng 4/1285, Trần Nhật Duật chém đầu Toa Đô tại Hàm Tử quan. Tháng 6/1285, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên Mông tại bến Chương Dương, tiến lên giải phóng Thăng Long. Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư được viết sau chiến thắng ở bến Chương Dương.

Bài thơ biểu lộ niềm tự hào, niềm vui thắng trận và nói lên khát vọng đem tài trí xây dựng đất nước thanh bình, bền vững muôn đời.

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Hai câu đầu bình đối như hai trang kí sự chiến trường. Vị ngữ "đoạt sáo" (cướp giáo) và "cầm Hồ" (bắt giặc Mông cổ) được đặt ở đầu câu, thể hiện hai thế đánh, hai cú đánh liên tiếp giáng xuống đầu giặc với sức mạnh "Sát Thát" của tướng sĩthời Trần. Chương Dương độ và Hàm Tử quan, hai địa danh, hai chiến công đã được ghi vào sử sách và thơ ca dân tộc trở nên trường tồn, chói lọi:

"Đoạt sáo Chương Dương độ

 Cẩm Hồ Hàm Tử quan".

Câu thơ như một bản tin chiến sự, có một sức nén và vang xa, dạt dào tự hào. Phải là người tham dự, chỉ huy trận đánh mới viết hàm súc và đĩnh đạc, hào hùng như vậy.

Hai câu cuối, một ý thơ mới xuất hiện. Trong khói lửa chiến trường, trong niềm vui chiến thắng giải phóng kinh thành Thăng Long trên đống tro tàn do lũ giặc gây ra, nhà thơ nghĩ đến nhiệm vụ mới:

"Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san”.

Trước mắt mọi người, từ vua tôi, tướng sĩ đến trăm họ, toàn dân, ai ai cũng phải đem tài trí, sức lực, của cải (trí lực) để xây dựng giang sơn đất nước bền vững trong thanh bình đến muôn đời. Nhãn quan chính trị của Trần Quang Khải vô cùng sáng suốt. Câu thơ trên có ý nghĩa thời sự đối với chúng ta hiện nay.

Tóm lại, Tụng giá hoàn kình sư là bài thơ kiệt tác. Bản dịch của tác giả Trần Trọng Kim rất đặc sắc.