Phò giá về kinh
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Phiên âm
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu chí lực,
Vạn cổ thử giang san.
(Trần Quang Khải *)
Dịch nghĩa
Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có con sông này.
Dịch thơ
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
(Trần Trọng Kim dịch,trong VN sử lược,NXB Tân Việt, Hà Nội,1951)
Câu hỏi:
a)Bài Phó kinh ra đời trong hoàn cảnh nào ?Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
b) Hãy nêu nội dung chính của bài thơ và nhận xét về cách thể hiện nội dung của tác giả.
c) Cách biểu ý, biểu cảm ở hai bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau?
a)Bài Phó kinh ra đời trong hoàn cảnh nào ?Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
+ Sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử giải phóng kinh đó năm 1285
+ Phò giá 2 vua Trần về Thăng Long là cảm hứng sáng tác bài thơ này.
Bài thơ được viết theo thể thơ : ngũ ngôn tứ tuyệt ( 4 câu , mỗi câu 5 chữ )
b) Hãy nêu nội dung chính của bài thơ và nhận xét về cách thể hiện nội dung của tác giả.
- Nội dung chính của bài thơ :
+ Thể hiện hào khí chiến thắng
+ Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần
- Nhận xét cách thể hiện nội dung bài thơ :
+ Được thể hiện qua thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng cảm xúc.
+ Giọng điệu : hào hùng , tự hào , vui sướng , hân hoan
+ Hình thức : cô đúc , dồn nén cảm xúc bên trong ý tưởng
c) Cách biểu ý, biểu cảm ở hai bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau :
+ Cả 2 bài đều thể hiện bản lĩnh khí phách của dân tộc
+ Ý thơ dồn nén , hàm xúc , giọng điệu hào hùng , mạnh mẽ
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo , ẩn vào trong câu chữ
- Khác nhau :
+ "Nam quốc sơn hà " làm bằng thể thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ " Phò giá về kinh " làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt