Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chibi Usa
Làm hộ mk nha m.n : *Những câu hát than thân : 1, Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy , Cho ao kia cạn , cho gầy cò con . 2, Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi....
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Darren
Xem chi tiết
Lê Phạm Bảo Linh
18 tháng 12 2021 lúc 15:19

C

Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 12 2021 lúc 15:19

Chọn C

phung tuan anh phung tua...
18 tháng 12 2021 lúc 15:20

C

Vương Hàn
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 9 2016 lúc 12:07

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.
 

Minh Thu
29 tháng 9 2016 lúc 13:55

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:

Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

 
Nguyễn Thanh Tùng
Xem chi tiết
Hien Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Huyền
9 tháng 11 2018 lúc 21:15

Từ láy là lận đận

Từ ghép là: nước non, thân cò, lên thác, xuống ghềnh, cò con

Đại từ là:Ai

3679
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
27 tháng 12 2021 lúc 17:11

tham khao:

 

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy 

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ?"

      Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.rong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy

Nguyễn Thu Trà
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
25 tháng 7 2021 lúc 12:24

"Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"

Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.

 

minh nguyet
25 tháng 7 2021 lúc 12:30

Em tham khảo:

Các từ trái nghĩa: lên>< xuống, đầy>< cạn

Biện pháp tu từ so sánh cho thấy sự khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội cũ mà ở đây sử dụng hình ảnh là con cò. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự

 

"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"


Bài ca dao trên nói về cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay của con cò. Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh của con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của người lao động, người nông dân thời xưa. Với nghệ thuật diễn tả: Từ láy, thành ngữ, và hình ảnh đối lập nhằm phác họa hoàn cảnh khó khăn, ngang trái mà cò gặp phải.
" Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Đó là câu hỏi tu từ với ba từ "cho" liên tiếp, tạo âm điệu nhanh, dồn dập khiến câu hỏi càng thêm gay gắt.
"Lên thác xuống ghềnh" và "Bể đầy ao cạn" là hai thành ngữ có trong bài ca dao (Thác: chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối, làm nước đổ mạnh xuống ; Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. Thác ghềnh: chỉ sự khó khăn, trắc trở. Hai thành ngữ đó nhằm nói lên sự khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao của nông dân ngày trước.
Tất cả ý nghĩa trong bài đều muốn Tố cáo xã hội đương thời.

Hảo Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Trang
4 tháng 11 2017 lúc 12:08

Đêm dài nô lệ của dân tộc đã qua. Những kiếp người cơ hàn, những cảnh đời bi kịch khốn cùng vì cướp bóc, áp bức dưới chế độ phong kiến cũng không còn. Nhưng vẫn còn đó, những câu ca dao, bài ca dao phản ánh hiện thực đau lòng của một thời. Ai oán và bi thương, lòng ta không khỏi rưng rưng khi đọc những lời than vãn cho mình, cho người, cho số phận của đồng loại cùng chung chịu kiếp con cò - qua rất nhiều bài ca dao. Một trong số đó là bài ca dao than thân chan chứa đau đớn, xót xa:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ngày làm chẳng đủ ăn thi phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?

Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận đận một mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay; kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo, họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Cây khô xuống nước cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo

Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò - người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. LỜI thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận họ nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt leo ra leo vào..

Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bỉ đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bót lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

OoO_Ledegill2_OoO
4 tháng 11 2017 lúc 12:19

Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời.

k cho mk nha


 

Nguyễn Ngô Minh Trí
4 tháng 11 2017 lúc 12:22

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:

“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

“Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con ?”

“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Quỳnh
Xem chi tiết
thao nguyen phuong hien
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 6:21

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời..Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Chúc bạn học tốt!

Trịnh Thị Hương Giang
10 tháng 10 2017 lúc 22:01

"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"


Bài ca dao trên nói về cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay của con cò. Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh của con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của người lao động, người nông dân thời xưa. Với nghệ thuật diễn tả: Từ láy, thành ngữ, và hình ảnh đối lập nhằm phác họa hoàn cảnh khó khăn, ngang trái mà cò gặp phải.
" Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Đó là câu hỏi tu từ với ba từ "cho" liên tiếp, tạo âm điệu nhanh, dồn dập khiến câu hỏi càng thêm gay gắt.
"Lên thác xuống ghềnh" và "Bể đầy ao cạn" là hai thành ngữ có trong bài ca dao (Thác: chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối, làm nước đổ mạnh xuống ; Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. Thác ghềnh: chỉ sự khó khăn, trắc trở. Hai thành ngữ đó nhằm nói lên sự khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao của nông dân ngày trước.
Tất cả ý nghĩa trong bài đều muốn Tố cáo xã hội đương thời.

 

Chibi Usa
17 tháng 10 2017 lúc 12:42

“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:

“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

“Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con ?”

“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Thùy Linh
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 18:29

Tham khảo:

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

     Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...

     Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

     Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?

     Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận dận mệt mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay, kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay

     Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Cây khô xuống nước cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô càng nghèo

    Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò - người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

    Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. Lời thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:

Con kiến mà leo cành đa

 Leo phải, cành cụt leo ra leo vào...

     Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

 



 

Phạm Thọ  Phong
8 tháng 10 2023 lúc 15:29

Dài vãi