Viết cấu hình electron có điện tích hạt nhân bằng +46,458 x 10^-19
X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.
9X : 1s22s22p5 Đây là F có độ âm điện là 3,98.
19A : 1s22s22p63s23p64s1 Đây là K có độ âm điện là 0,82.
8Z: 1s22s22p4 Đây là O có độ âm điện là 3,44.
a.Tổng số hạt cơ bản của X gồm proton (+1) , notron không mang điện và electron (-1) ký hiệu lần lượt là ( P, N ,E ) và vì nguyên tử luôn trung hòa về điện nên tích dương và âm phải bằng nhau tức số proton và electron của 1 phân tử cũng luôn bằng nhau.
Theo đề bài ta có hệ pt
==> P + N + E = 48 <=> 2P + N = 48(1)
2P = 2N (2)
Từ (1), (2) ==> P= N = E =16
Hạt nhân gồm proton (+1) và notron không mang điện, nên proton làm cho hạt nhân mang điện và điện tích hạt nhân bằng số lượng proton = +16
b. cấu hình eletron : 1s22s22p63s23p4
c. Số eletron ở từng lớp:
Lớp 1s : 2 electron 2s : 2 electron 2p : 6 electron
Lớp 3s : 2 electron 3p : 4 electron
Câu 1-Cho nguyên tố X (Z=19)
a-Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X. Cho biết điện tích hạt nhân, số proton, số electron.
b-Cho biết X có bao nhiêu lớp electron? Số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu? Từ đó cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
c-Trong tự nhiên X có 3 đồng vị: 39X (x1 = 93,258%); 40X(x2%); 41X (x3%). Biết nguyên tử khối trung bình của X là 39,13. Giá trị của x2 và x3 là bao nhiêu?
d- Số electron ở phân mức năng lượng cao nhất trong X là bao nhiêu?
e-Tính số nơtron của 3 đồng vị ở ý c.
Nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10
a) Hãy viết kí hiệu nguyên tử của ngtố X
b) Việt cấu hình electron nguyên tử, cấu hình electron theo orbital của X
c) Từ cấu hình electron, dự đoán tính chất hoá học
d) Xác đinh vị trí của X trong bảng tuần hoàn
a, Ta có: P + N + E = 34
Mà: P = E (Do nguyên tử trung hòa về điện.)
⇒ 2P + N = 34 (1)
Theo đề, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
⇒ 2P - N = 10 (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=E=11=Z\\N=12\end{matrix}\right.\) ⇒ A = 11 + 12 = 23
→ KH: \(^{23}_{11}X\)
b, Cấu hình e: 1s22s22p63s1
Cấu hình e theo orbital:
c, X có 1 e hóa trị → tính kim loại
d, - Z = 11 → ô số 11
- Có 3 lớp e → chu kỳ 3
- e cuối cùng phân bố ở phân lớp s, có 1 e hóa trị → nhóm IA
Vậy: X thuộc ô số 11, chu kỳ 3, nhóm IA
Nguyên tử X tạo được ion X- có 116 hạt các loại. Xác định điện tích hạt nhân, số khối của nguyên tử X. Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử của X và X-
Ion X- là nguyên tử X đã nhận thêm 1e, số proton và nơtron không thay đổi.Vậy tổng số hạt của nguyên tố X là 115 hạt
Ta có: 2Z+N=115
=> N=115 - 2Z
Ta có : 1≤ \(\dfrac{N}{Z}\) ≤ 1,5
=> 1 ≤ \(\dfrac{115-2Z}{Z}\) ≤1,5
=> 32,86 ≤ Z ≤ 38,33
Mà Z nguyên, vậy Z=33,34,35,36,37,38
Với các giá trị của Z , chọn được nguyên tố cần tìm là Br, thuộc nhóm VIIA
Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 27,2.10-19 Culông. Cho các nhận định sau về X:
(1) Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6.
(2) X có tổng số obitan chứa electron là: 10.
(3) X có 1 electron độc thân.
(4) X là một kim loại.
Có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định cho ở trên ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B.
Nhận định không đúng: 2,4
Số hạt proton có điện tích bằng = +1,602.10-19
Số hạt proton trong X bằng: 27,2.10-19 : 1,602.10-19 = 17.
Cấu hình X là 1s22s22p63s23p5
Viết cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái cơ bản trong các trường hợp sau, cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm
a. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân bằng 12+.
b. Nguyên tử Y có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron.
c. Nguyên tử Z thuộc chu kì 2 nhóm VIIIA.
\(a.Z^+=12^+\\ \rightarrow Z_X=12\\ Cấu.hình:1s^22s^22p^63s^2\\ \Rightarrow NhómIIA\\ \Rightarrow X:Kim.loại\\ b.Cấu.hình:1s^22s^22p^63s^23p^63d^{10}4s^24p^4\\ \Rightarrow Y:Phi.kim\)
c. Nhóm VIII.A => Khí hiếm
Nguyên tử X có tổng số hạt là 116, số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt k mang điện tích 24 hạt. Xác định X, viết cấu hình electron của X
Theo đề bài, ta có:
e + p + n = 116 (1)
n + 24 = p + e (2)
số p = số e (3)
Giải:
Thay (2) và (1)
(1) => n + 24 + n = 116
2n = 116 - 24
2n = 92
n = 92 : 2
n = 46 (4)
Thay (4) và (1)
(1) => p + e + 46 = 116 (5)
Thay (3) và (5) ta có:
p + p + 46 = 116
2p = 116 - 46
2p = 70
p = 70 : 2
p = 35
Vậy X là nguyên tố Brom, kí hiệu hoá học Br.
X, Y là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, Y và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là
A. 2 s 2 2 p 5 , 4 s 1 và liên kết cộng hóa trị.
B. 2 s 2 2 p 3 , 3 s 2 3 p 1 và liên kết cộng hóa trị.
C. 3 s 2 3 p 5 , 4 s 1 và liên kết ion.
D. 2 s 2 2 p 5 , 4 s 1 và liên kết ion.
Chọn D
Cấu hình electron nguyên tử X: [He]2s22p5.
Cấu hình electron nguyên tử Y: [Ar]4s1
X là phi kim điển hình (nhóm VIIA) và Y là kim loại điển hình (nhóm IA) nên liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là liên kết ion.