Tình hình kinh tế chính trị của các nước Anh và Pháp
Tình hình kinh tế, chính trị của Đức và Mĩ có gì giống và khác với 2 nước Anh và Pháp
em hãy so sánh tình hình kinh tế chính trị của nước Anh và Pháp ở cuối TK 19- đầu TK 20. Có gì khác nhau
Câu 3: Trình bày sự thành lập, ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri 1871.
Câu 4: Nêu tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ là gì?
Câu 5: Trình bày chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.
Tham khảo:
Câu 3:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
* Bài học:
- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
tình hình kinh tế - chính trị của nước pháp trước cách mạng ? vì sao nông nghiệp pháp kém phát triển
*Tham khảo :
Tình hình kinh tế, xã hội
a) Kinh tế
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
-Công thương nghiệp phát triển: tâp trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
+ Công nhân đông, sống tập trung
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước châu Âu và phương Đông.
b) Chính trị
- Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền.
- Xã hội: có 3 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế
+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuếm giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và giáo hội => không muốn thay đổi chế độ chính trị.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
=> Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc => Khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
Nông nghiệp Pháp kém phát triển vì
Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.a) Tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại
b) Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ
1. Anh:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b) Về chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c) Về đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
c) Về chính trị, đối ngoại:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
3. Đức:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:
+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.
+ “vua thép” Moóc-gan.
+ “vua ô tô” Pho,...
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 8: Nêu tình hình kinh tế, chính trị các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – thế kỉ XX?
Câu 11: những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ I ?
Câu 14: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 8:
1. Anh:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b) Về chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c) Về đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
c) Về chính trị, đối ngoại:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
3. Đức:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 11:
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. | Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. |
2/4/1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | |
11/1917 | Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập |
3/3/1918 | Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh |
Đầu 1918 | Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp |
7/1918 | Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ |
11/11/1918 | Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |
Câu 14:
a) Đối với nước Nga
- Lật đổ được phong kiến, tư sản.
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
- Chính quyền: không còn người bóc lột người.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.
b) Đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
1, Cho biết hoàn cảnh , diễn biến ,kết quả , tính chất , ý nghĩa của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười Nga .
2. Cho biết tình hình kinh tế , chính trị của nước Mĩ trong những năm 1918- 1939.
3. Tình hình kinh tế , chính trị của các nước tư bản ở Châu Âu trong những năm 1929-1939.
4. Tình hình kinh tế , chính trị của Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939.
CÁC BẠN TRẢ LỜI GIÚP MÌNH NHANH NHÉ.
MÌNH ĐANG CẦN RẤT GẤP.
tình hình chính trị quân sự pháp luật kinh tế giáo dục và thi cử nước đại việt thời lê sơ.
tham khảo
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
Bộ máy trung ương
Bộ máy địa phương
=>Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh nhất.
2. Tổ chức quân đội
Tổ chức:Theo chế độ: “Ngụ binh ư nông” => Phục vụ sản xuất và chiến đấuĐặc điểm:Quân đội: Quân triều đình, quân địa phươngBinh chủng: Bộ - thủy – kị - tượng binhThường xuyên luyện tập võ nghệ và có năng lực chiến đấuVũ khí: Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo…Bố trí canh phòng nhất là những nơi hiểm yếu.
3. Luật pháp
Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng ĐứcNội dung:Bảo vệ chủ quyền quốc giaBảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộcBảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trịKhuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.Tác dụng:Củng cố chế độ phong kiến tập quyềnThúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.
Tham khảo
Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
Chính trị
Bộ máy trung ươngBộ máy địa phương=>Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh nhất.
Tổ chức quân đội
Tổ chức:Theo chế độ: “Ngụ binh ư nông” => Phục vụ sản xuất và chiến đấuĐặc điểm:Quân đội: Quân triều đình, quân địa phươngBinh chủng: Bộ - thủy – kị - tượng binhThường xuyên luyện tập võ nghệ và có năng lực chiến đấuVũ khí: Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo…Bố trí canh phòng nhất là những nơi hiểm yếu.Luật pháp
Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng ĐứcNội dung:Bảo vệ chủ quyền quốc giaBảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộcBảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trịKhuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.Tác dụng:Củng cố chế độ phong kiến tập quyềnThúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.Tình hình giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
Phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp cuối thế kỷ XVIII và từ đó rút ra kết luận
Tham khảo
Tình hình kinh tế- Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.
- Công thương nghiệp đã phát triển: máy móc được sử dụng trong sản xuất, trung tâm dệt, luyện kim ra đời, các hải cảng lớn tập nập tàu buôn... nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.
Tình hình chính trị - xã hội- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.
- Xã hội: gồm 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Quý tộc nắm giữa những chức vụ tối cao. Tăng lữ và Quý tộc được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo là giai cấp khổ nhất. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.
=> Nhận xét: Chế độ quan chủ suy yếu, tăng lữ - quý tộc nắm mọi quyền hành, chiếm ruộng đất; đảng cấp thứ ba nghèo khổ, không có quyền lực chính trị bèn nổi dậy đấu tranh.
tình hình kinh tế , chính trị của nước anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có gì đáng chú ý
- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mỹ và Đức vượt qua.
- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa
- Trong công nghiệp: quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.
- Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực