a, vẽ tam giác ABC có 3 góc nhọn,sao cho BAC =60 ;Bc = 4 cm và BCA=50 b,vẽ đoạn thẳng AD sao cho AD=BC tính các góc : CAD=? BAD=? BAC=? c,vẽ điểm e nằm trên tia đối của tia CB tính góc ACE=?
Cho tam giác ABC có góc BAC=60 độ và góc BAC< góc ABC .Trong tam giác ABC vẽ tia Bx sao cho góc CBx=60 độ. Trên tia Bx lấy điểm D sao cho BD=DC. CMR: AC=AB
Cho tam giác ABC có góc BAC = 60 độ , góc BAC nhỏ hơn ABC . Trong góc ABC vẽ Bx sao cho CBx = 60 độ . Trên Bx lấy D sao cho
BD = BC . Trên AC lấy E sao cho AB = AE . CM : tam giác BAD = tam giác BEC
Cho tam giác ABC có BAC = 60 độ , BAC < ABC . Trong góc ABC vẽ tia Bx sao cho CBx = 60 độ . Trên tia Bx lấy điểm D sao cho BD=BC . Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AB = AE . Chứng minh rằng tam giác BAD= tam giác BEC
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn. Kẻ Ah vuông góc với BC. Vẽ HI và HK lần lượt vuông góc với AB, AC.Trên tia IH,KH lần lượt lấy các điểm E và F sao cho IE = IH và KF = KH
a.Chứng mình : tam giác AIE=tam giác AIH
b. Chứng minh : AE=AF
c. Biết góc BAC=60 độ. Tính góc EAF
Tam giác AIE không thể = tam giác AIH được.Bạn viết nhầm đề bài không đấy?
cho tam giác ABC có 3 góc nhọn,kẻ AH vuông góc với BC(H thuộc BC) vẽ HI,HK lần lượt vuông góc với AB,AC.Trên tia đối của tia IH,KH lần lượt lấy điểm E và F sao cho IE=IH,KF=KH.
a,chứng minh AE=AF
b,giả sử cho góc BAC=60 độ.Tính số đo các góc của tam giác EAF
a) Xét ΔAEI vuông tại I và ΔAHI vuông tại I có
AI chung
IE=IH(gt)
Do đó: ΔAEI=ΔAHI(hai cạnh góc vuông)
Suy ra: AE=AH(hai cạnh tương ứng)(1)
Xét ΔAHK vuông tại K và ΔAFK vuông tại K có
AK chung
KH=KF(gt)
Do đó: ΔAHK=ΔAFK(hai cạnh góc vuông)
Suy ra: AH=AF(hai cạnh tương ứng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra AE=AF(đpcm)
b) Ta có: ΔAEI=ΔAHI(cmt)
nên \(\widehat{EAI}=\widehat{HAI}\)(hai góc tương ứng)
hay \(\widehat{EAB}=\widehat{BAH}\)
Ta có: ΔAHK=ΔAFK(cmt)
nên \(\widehat{HAK}=\widehat{FAK}\)(hai góc tương ứng)
hay \(\widehat{HAC}=\widehat{FAC}\)
Ta có: \(\widehat{EAB}+\widehat{HAB}+\widehat{HAC}+\widehat{FAC}=\widehat{EAF}\)
\(\Leftrightarrow\widehat{EAF}=2\cdot\widehat{HAB}+2\cdot\widehat{HAC}\)
\(\Leftrightarrow\widehat{EAF}=2\cdot\left(\widehat{HAB}+\widehat{HAC}\right)\)
\(\Leftrightarrow\widehat{EAF}=2\cdot\widehat{BAC}\)
\(\Leftrightarrow\widehat{EAF}=2\cdot60^0=120^0\)
Xét ΔAEF có AE=AF(cmt)
nên ΔAEF cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)
\(\Leftrightarrow\widehat{AEF}=\widehat{AFE\:}=\dfrac{180^0-\widehat{EAF}}{2}\)(Số đo của các góc ở đáy trong ΔAEF cân tại A)
\(\Leftrightarrow\widehat{AEF}=\widehat{AFE}=\dfrac{180^0-120^0}{2}\)
hay \(\widehat{AEF}=30^0\); \(\widehat{AFE}=30^0\)
Vậy: \(\widehat{EAF}=120^0\); \(\widehat{AEF}=30^0\); \(\widehat{AFE}=30^0\)
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn, vẽ AH \(\perp\) BC. Vẽ HI và HK lần lượt \(\perp\) với AB và AC. Trên tia đối tia IH và KH lần lượt lấy E và F sao cho IE = IH, KF = KH
a, CM: AE =AF
b, Gia sư gốc BAC = 60 độ. Tính số đo các góc của tam giác AEF
a: Xét ΔAEH có
AI là đường cao
AI là đường trung tuyến
Do đó: ΔAEH cân tại A
hay AH=AE(1)
Xét ΔAFH có
AK là đường cao
AK là đường trung tuyến
Do đó: ΔAFH cân tại A
hay AH=AF(2)
Từ (1) và (2)suy ra AE=AF
b: \(\widehat{EAF}=2\cdot\left(\widehat{BAH}+\widehat{CAH}\right)=2\cdot60^0=120^0\)
nên \(\widehat{AEF}=\widehat{AFE}=30^0\)
Ai giải được bài nào thì giải nha.
1. cho tam giác abc có ab+ac=2bc. chứng minh góc a bé hơn hoặc bằng 60 độ
2. cho tam giác abc có góc bac =45 độ. góc abc =750 , m thuộc cạnh ab sao cho mb=2ma . tính góc acm
3. cho tam giác abc vuông tại a và góc abc = 60 độ. M thuộc cạnh bc sao cho ab+bm = ac+cm, tính góc cam
Vẽ giùm hình luôn nha ^^ mình học toán gà lắm
2/ Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn. Vẽ AH vuông góc với BC (H∈BC ). Vẽ HI vuông góc với AB tại I, HK vuông góc với AC tại K. Lấy điểm E, F sao cho I là trung điểm của HE, K là trung điểm của HF. EF cắt AB, AC lần lượt tại M, N a/CM: MH=ME và chu vi tam giác MHN bằng EF b/ CM: AE=AF c/Nếu cho bk BAC= 60 độ. Khi đó hãy tính các góc của tam giác AEF Các bạn giúp mk với!!!!!!!!!!!!
Cho tam giác ABC cân tại A, có góc BAC nhọn. Qua A vẽ tia phân giác của góc BAC cắt cạnh BC tại D.
a) Chứng minh ΔABD = ΔACD.
b) Vẽ đường trung tuyến CF của tam giác ABC cắt cạnh AD tại G. Chứng minh G là trọng tâm của tam giác ABC.
c) Gọi H là trung điểm của cạnh DC. Qua H vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh DC cắt cạnh AC tại E. Chứng minh ΔDEC cân.
Chứng minh ba điểm B, G, E thẳng hàng và AD > BD
a) Xét ΔABD và ΔACD có
AB=AC(ΔBAC cân tại A)
\(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\)(AD là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))
AD chung
Do đó: ΔABD=ΔACD(c-g-c)
b) Ta có: ΔABD=ΔACD(cmt)
nên DB=DC(hai cạnh tương ứng)
mà B,D,C thẳng hàng(gt)
nên D là trung điểm của BC
Xét ΔABC có
AD là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(cmt)
CF là đường trung tuyến ứng với cạnh AB(gt)
AD cắt CF tại G(gt)
Do đó: G là trọng tâm của ΔABC(Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác)
c) Xét ΔADC có
H là trung điểm của DC
HE//AD(cùng vuông góc với DC)
Do đó: E là trung điểm của AC(Định lí 1 đường trung bình của tam giác)
Ta có: ΔADC vuông tại D(gt)
mà DE là đường trung tuyến ứng với cạnh AC(cmt)
nên DE=CE
hay ΔDEC cân tại E