Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 3 2017 lúc 12:22

Chọn đáp án: A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 4 2019 lúc 11:26

- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

   + Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

   + Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng

   + Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

   + Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.

phạm hương trà
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 9 2016 lúc 11:11

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

Lưu Hiền
18 tháng 9 2016 lúc 19:30

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

Vu Khanh
Xem chi tiết
Linh Phương
10 tháng 9 2017 lúc 20:40

em đồng ý với các bạn. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Lão Hạc " là ở nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Thảo Phương
10 tháng 9 2017 lúc 20:52

-Em đồng ý với ý kiến của bạn A và B.

-Phân tích đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm tức là phải đi phân tích các khía cạnh sau:
+Từ ngữ có giá trị gợi tả cao: Từ láy, động từ tính từ mạnh, từ Hán Việt, từ thuần Việt và từ ngữ địa phương
+Hình ảnh( nếu là thơ), phân tích những hình ảnh đẹp đặc sắc có tác dụng biểu đạt chủ đề tác phẩm
+Biện pháp tu từ: Gồm có so sánh, nhân hoa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, nói giảm nói tránh, điệp, đổi trật tự cú pháp, liệt kê, câu hỏi tu từ, đối.
+Dấu câu: những dấu được sử dụng một cách khác thường như dấu chấm giữa dòng, dấu phẩy được sử dụng liên tiếp.

Nguyễn Bảo Trung
21 tháng 9 2017 lúc 18:55

- Em đồng ý với ý kiến của cả hai bạn A và B

- Nghệ thuật của chuyện là :

+ Từ ngữ có giá trị gợi cảm cao : - Từ láy , động từ tính từ, từ mạnh, từ Hán Việt, từ thuần Việt và từ ngữ địa phương

+ Hình ảnh , phân tích những hình ảnh đẹp, đặc sắc có tác dụng biểu đạt chủ đề tác phẩm

+ Biện pháp tu từ : Gồm có so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, nói giảm, nói tránh, điệp, đổi trật tự cú pháp, liệt kê, câu hỏi tu từ, đối.

+ Dấu câu : những dấu được sử dụng 1 cách khác thường như dấu chấm giũa dòng, dấu phẩy được sử dụng liên tiếp .

Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
nguyen thi vang
19 tháng 9 2017 lúc 14:33

- Em đồng ý với ý kiến của cả hai bạn A và B

- Nghệ thuật của chuyện là :

+ Từ ngữ có giá trị gợi cảm cao : - Từ láy , động từ tính từ, từ mạnh, từ Hán Việt, từ thuần Việt và từ ngữ địa phương

+ Hình ảnh , phân tích những hình ảnh đẹp, đặc sắc có tác dụng biểu đạt chủ đề tác phẩm

+ Biện pháp tu từ : Gồm có so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, nói giảm, nói tránh, điệp, đổi trật tự cú pháp, liệt kê, câu hỏi tu từ, đối.

+ Dấu câu : những dấu được sử dụng 1 cách khác thường như dấu chấm giũa dòng, dấu phẩy được sử dụng liên tiếp .

cả cậu
Xem chi tiết
Triêu Lê
Xem chi tiết
Lương Đại
29 tháng 11 2021 lúc 10:21

A

nguyễn kỳ an
Xem chi tiết
nguyễn kỳ an
22 tháng 11 2021 lúc 8:05

mn giúp mik với

Minh Anh
22 tháng 11 2021 lúc 8:05

nhân vật lão Hạc là người cha rất yêu thương con và có lòng tự trọng

Cái chết của lão rất đau đớn.

minh nguyet
22 tháng 11 2021 lúc 8:09

Em tham khảo ở đây:

Hãy nêu nhận xét của em về nhân vật lão Hạc 

Lê Huỳnh Anh Tuấn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
16 tháng 9 2019 lúc 14:19

1. Lão Hạc đã đối diện với cái chết 3 lần.

- lần 1: Lão không lấy được vợ cho con, con trai lão bỏ đi đồn điền cao su nên lão đành thui thủi sống 1 mình, không người chăm sóc, nương tựa, đỡ đần lúc tuổi già. Chỉ có ông giáo hàng xóm để trút bầu tâm sự. Lão quyết không tiêu vào tiền bòn vườn và quyết không bán khu vườn. Lão bị ốm một trận thập tử nhất sinh, việc không có, tiền tiết kiệm tiêu sạch. Đó là lần thứ nhất lão đối diện với cái chết.

- Lần 2: lão bán cậu Vàng. Lão coi cậu vàng như con trai vì đó là sợi dây tình cảm nối giữa lão Hạc và con trai. Lão chăm sóc trò chuyện với cậu Vàng như với con trai. Nhưng sau trận ốm, lão không đủ sức nuôi bản thân huống chi con chó. Mà cậu Vàng lại ăn tốn quá. Nên lão quyết định bán cậu Vàng. Lúc này là lão "chết" về tinh thần. Ân hận dằn vặt đau đớn vì già đời rồi mà còn chót lừa một con chó.

- lần 3: lão chết vì bả chó. Lão quyết định kết liễu cuộc đời mình để có thể không cảm thấy có lỗi với con, cậu vàng và không phải tiêu vào tiền dành dụm cho con trai.

Câu 2. 

- Lão Hạc và chị Dậu đều là những người nông dân nghèo khổ sống dưới thời xã hội thực dân nửa phong kiến. Đều chịu 2 tầng áp bức: phong kiến và Nhật - Pháp. Vừa bị cướp ruộng đất, trở thành nông dân vô sản lại vừa chịu cảnh phu phen tạp dịch, thuế khóa nặng nề.

- Họ đều là những người nông dân giàu lòng tự trọng. Lão Hạc không vì nghèo khó mà tha hóa. Chị Dậu cũng vậy, không vì thiếu sưu mà trộm cướp, chỉ có đường cùng là bán con bán chó, đi ở vú.

- Họ đều là những người giàu tình cảm, giàu tình yêu thương con, gia đình. Lão Hạc vì thương con mà dồn tình yêu và gửi gắm qua những lời trò chuyện với cậu Vàng. Còn chị Dậu lại hi sinh, dành hết cho chồng con (chờ chồng xem ăn có ngon miệng hay không, bảo vệ chồng đau ốm trước những đòn roi của cai lệ)...

Câu 3. 

- Người kể chuyện trong tác phẩm "Lão Hạc" là ông giáo.

- Ông giáo là người nghèo khổ, cũng như bao người trí thức tiểu tư sản khác trong xã hội thực dân nửa phong kiến: sống chật vật bằng những đồng lương còm cõi. Có nhận thức nên thấy được những bất công và những tồn tại trong xã hội nhưng bất lực, không thể làm gì đó để thay đổi xã hội ngột ngạt, tù túng ấy. Chỉ biết sống lay lắt, chứng kiến và chia sẻ với lão Hạc. Ông giáo là người quan sát, kể lại câu chuyện và bày tỏ những nỗi niềm tâm tình thay cho tác giả.