tìm ba vật dụng trong nhà có sử dụng từ mượn
viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật thánh gióng . Trong đó có sử dụng 3 từ mượn.
viết đậm ba từ đó .
( giúp mình với , mình đang cần gấp lắm )
viết đoạn văn 5 đến 10 câu chủ đề nhà trường có sử dụng ít nhất 3 từ mượn tiếng Hán,chỉ rõ 3 từ mượn đó
cần gấp,plss
Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu trường/ lớp em học.
- Dẫn vào ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp là gì?
+ Học sinh làm gì mới thể hiện được ý thức đó? (liệt kê các hành động thể hiện điều này).
-> Tự giác quét dọn lớp học, lau bảng khi đến lớp.
-> Không vẽ bậy lên bàn ghế lớp học.
-> Tổ chứ dọn vệ sinh chung, lau chùi bàn ghế và sắp xếp các đồ dùng học tập một cách gọn gàng.
-> Phân loại rác và tái chế.
-> ....
- Nêu lên thực trạng hiện nay: Đa số các bạn học sinh hiện nay không có ý thức cao đẹp này.
+ Đưa dẫn chứng: Một số bạn hay viết bậy lên bàn ghế, chạy giỡn làm đổ bàn ghế, lấy thước chà lên bàn,......
- Nêu lên suy nghĩ của em về việc này của các bạn:
+ Đó là việc làm xấu, không nên đối với một người học sinh.
....
+ Nêu ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh truòng lớp.
-> Giữ cho nơi học tập của mình và các bạn được sạch sẽ, thoáng mát.
-> Thể hiện nên ý thức cũng như phẩm chất cần có của mỗi bạn học asinh.
- Liên hệ bản thân:
+ Bản thân mình đã làm gì để thể hiện ý thức cao đẹp này?.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của một số học sinh hiện nay.
- Gửi lời nhắn nhủ, thông điệp đến các bạn học sinh rằng: nên có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp qua đoạn văn này.
Hiện nay không ai có thể phủ nhận vai trò của nhà trường trong việc bồi dưỡng tài năng và phẩm chất của con người. Tại trường học chúng ta được gặp gỡ bạn bè và thầy cô - những người sẽ cho chúng ta bài học cuộc sống quý giá và hành trang kiến thức cho ngưỡng cửa tương lai. Bên cạnh đó nhà trường còn là nơi hình thành và giáo dục đạo đức cho mỗi cá nhân. Mỗi học sinh được học tập trong đó sẽ được dạy cách ứng xử, phân định đúng sai để tránh đi vào con đường tội lỗi và sai lầm. Mong rằng trường học sẽ luôn là một bệ phóng vững chắc để mỗi người tương lai đều trở thành người có ích cho xã hội.
3 từ mượn: tài năng, phẩm chất, xã hội
Câu 1:(2,0 điểm):
Viết đoạn văn (Khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng trong đó có sử dụng ít nhất một từ mượn.
TK:
Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc
Dòng nào sau đây nói đúng về hiện tượng từ mượn trong văn bản Con cò trong ca dao?
A. Ít sử dụng từ mượn.
B. Không sử dụng từ Hán Việt.
C. Chỉ dùng từ thuần Việt.
D. Có sử dụng từ tiếng Anh.
C. Chỉ dùng từ thuần Việt
Nhập vai một nhân vật trong truyện truyền thuyết khoảng 5 đến 7 câu có sử dụng từ mượn
Mọi người giúp em với ạ
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Nhân vật Thạch Sanh là ta người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh ta có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.Thạch Sanh ta luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng ta vẫn minh oan cho mình. Ta dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí
.
Tham khảo:
Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến
https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=%C4%90%E1%BA%B7t+hai+c%C3%A2u+n%C3%B3i+v%E1%BB%81+anh+h%C3%B9ng+Th%C3%A1nh+Gi%C3%B3ng+c%C3%B3+s%E1%BB%AD+d%E1%BB%A5ng+t%E1%BB%AB+m%C6%B0%E1%BB%A3n+g%E1%BB%91c+H%C3%A1n.&id=241145
Nêu cảm nhận của em (từ 3-5 câu) về việc được sử dụng máy tính thông minh trong các tiết học ở lớp trong đó có sử dụng từ mượn.
Viết 1 đoạn văn trong đó có sử dụng 2 từ mượn tiếng Hán , 2 từ mượn ngôn ngữ khác và giải thích tại sao cần phải mượn từ trong các trường hợp ấy
Tham khảo:
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, của tổ quốc thân yêu. Ở con người Bác, chúng ta học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị của Người. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước. Điều đó được thể hiện trong cách ăn mặc hàng ngày. Bộ quần áo kaki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác.Bác ko cần áo sơ mi đắt tiền. Ngay cả khi đi mít tinh (meeting), bác cx ăn mặc giản dị. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có vườn cây, ao cá để Bác có thể lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong các mối quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam, rồi đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà học sinh chúng ta phải học tập và noi theo.
Câu thơ khắp nhà đầy ấp tiếng cười của con trong khổ thơ thứ ba có sử dụng biện pháp tu từ nào việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của khổ thơ đó
Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ về một đồ vật gắn bố với tuổi thơ (có sử dụng từ mượn)