cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hoàng hải châu Âu thế kỉ XV-XVI
cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu âu thế kỉ XV-XVI
Sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm 1492, nhà hàng hải Christopher Columbus đã bước lên bờ một hòn đảo thuộc châu Mỹ, một miền đất chưa ai được biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, đã mở đầu cho việc tìm hiểu Tân Thế Giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.
Christopher Columbus đã tới được Tân Thế Giới do sự tình cờ. Chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á và khi nhìn thấy miền đất này, ông Columbus đã tin tưởng cho tới ngày qua đời rằng ông đã đạt được mục tiêu. Dù cho có sự nhần lẫn đó, người đời sau vẫn xếp ông Columbus là một trong các nhà hàng hải lớn lao nhất.
Cha của Christopher Columbus tên là Domenico Colombo, là một người thợ dệt len, có cơ sở thương mại tại thành phố cảng Genoa, nước Ý. Christopher tên thật là Cristoforo, ra đời vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu năm 1451. Lúc thiếu thời, Christopher cùng với em trai tên là Bartholomew giúp cha trong việc chải len. Khi lớn lên, cũng giống như các thanh niên khác của xứ Genoa, Christopher đã theo các đoàn tầu thuyền đi đánh cá mòi và có lẽ đi tới tận đảo Corsica. Christopher cũng có dịp tới các bờ biển Bắc Phi và trong các chuyến hải hành này, chàng đã học hỏi được kỹ thuật đi biển. Vào năm 1476, Christopher Columbus đã theo tầu buôn xứ Genoa tới hải cảng Lisbon thuộc xứ Bồ Ðào Nha rồi tới cả nước Anh và miềnFlanders. Vào thời kỳ này, các quốc gia thuộc miền Ðịa Trung Hải đang gây chiến với nhau, vì vậy các tầu buôn đều phải có hộ tống. Con tầu chở Christopher khi tới phần biển phía nam của Bồ Ðào Nha thì bị tầu lạ tấn công và bị chìm. Christopher bơi được vào bờ và tìm đường tới Lisbon. Vào cuối thế kỷ 15, Bồ Ðào Nha là quốc gia đứng đầu về viễn du hàng hải. Trong một nửa thế kỷ và dưới sự bảo trợ của Hoàng Tử Henry, các thủy thủ Bồ đã thực hiện được các cuộc hải hành quan trọng tới các miền bờ biển Bắc Phi và đã mang về nhiều tài sản giá trị. Nhiều thương nhân gốc Genoa đã làm ăn phát đạt tại Lisbon và vì vậy, Christopher Columbus đã nhìn thấy cơ hội có thể trở nên một thuyền trưởng của các con tầu biển Bồ Ðào Nha. Việc đầu tiên Christopher Columbus phải làm là học nói, đọc và viết các tiếng La Tinh, tiếng Bồ và tiếng Castilian là ngôn ngữ chính của Tây Ban Nha, để có thể tự mình hiểu rõ các sách nói về địa dư. Christopher cũng mưu sinh trong một thời gian bằng nghề vẽ bản đồ. Năm 1479, Christopher kết hôn với cô Dona Felipa Perestrello, có cha là một trong các thuyền trưởng của Hoàng Tử Henry. Họ đã có một con trai tên là Diego. Nhờ giai cấp gia đình cao sang của vợ, Christopher có thể giao du với các nhân vật quan trọng và cũng nhờ vợ, ông đã có được bộ sưu tập các bản đồ của người cha vợ thuyền trưởng và sau đó, tìm hiểu thêm các khám phá và kế hoạch của nước Bồ Ðào Nha. Vào năm 1481, Christopher Columbus phục vụ dưới quyền của Vua John II của Bồ Ðào Nha và đã đi tới Elmina, một hải cảng thương mại của nước Bồ trên miền Bờ Biển Vàng (Gold Coast) của châu Phi. Christopher Columbus là người tự học, biết nhìn xa trông rộng lại có nhiều kinh nghiệm hàng hải nhờ các chuyến viễn du. Giống như nhiều nhà trí thức đương thời, Christopher biết rằng trái đất tròn. Do tin tưởng rằng bằng đường biển đi về hướng tây, ông có thể tới được châu Á là một miền đất giàu có. Hơn 200 năm về trước, Marco Polo đã mô tả nước Trung Hoa khiến cho các người châu Âu rất thèm muốn tới được châu Á. Hàng hóa của châu Á nếu vận chuyển bằng đường bộ, sẽ gặp nhiều trắc trở và bị hư hỏng, khiến cho giá thành tăng cao. Như vậy, các con tầu biển có thể chuyên chở nhiều hàng hóa hơn, sẽ khiến cho giá phẩm vật rẻ hơn. Tới lúc này, các thủy thủ Bồ Ðào Nha đã tìm thấy con đường vòng qua phía nam của châu Phi để đi tới Ấn Ðộ. Christopher tin rằng châu Á nằm ở phía tây của châu Âu nhưng vấn đề đặt ra là khoảng cách giữa hai châu này là bao nhiêu. Christopher Columbus đã nghiên cứu các chi tiết về khoảng cách đề cập trong Thánh Kinh, trong cuốn sách du lịch của Marco Polo và trong cuốn "Imago Mundi" (Hình ảnh của Thế Giới) của Hồng Y Pierra d' Ailly xuất bản vào đầu thế kỷ 15, cũng như căn cứ vào các lập luận của một nhà địa dư người Ý kiêm bác sĩ, có tên là Paolo Toscanelli, để đi tới phần kết luận quá lạc quan là nước Trung Hoa chỉ cách châu Âu 3,500 dậm về hướng tây trong khi khoảng cách thực sự là 11,766 dậm. Sau nhiều năm nghiên cứu với các dẫn chứng từ các học giả và từ các người đi biển danh tiếng, Christopher Columbus đã đệ trình kế hoạch thám hiểm của mình lên Vua John II của nước Bồ Ðào Nha vào năm 1484. Một ủy ban của nhà vua đã cứu xét dự án rồi bác bỏ vì lý do khó tin. Trong khi đó, người vợ qua đời, Christopher bèn mang con qua nước Tây Ban Nha, tìm kiếm người tài trợ kế hoạch. Ông gửi con cho các sư huynh tại tu viện La Rabida. Tại nước Tây Ban Nha, Christopher Columbus nhờ một số bạn bè có thế lực đệ trình kế hoạch thám hiểm lên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella. Mặc dù đang bận tâm về cuộc chiến tranh với người Moors tại Granada, hai vị vua này cũng giao kế hoạch cho một ủy ban cứu xét và trong khi chờ đợi, ông Columbus đã cưới bà Beatriz Enriquez de Harana. Họ có một người con tên là Fernando. Do cứu xét lại kế hoạch của Columbus, Vua John mời nhà thám hiểm trở lại Bồ Ðào Nha nhưng đúng vào lúc này, Bartholomew Dias đã trở về sau khi tìm thấy Mũi Hảo Vọng. Như vậy con đường biển đi tới Ấn Ðộ đã được mở ra và người Bồ Ðào Nha không còn quan tâm tới con đường hướng về phía tây nữa. Trước tin tức này, Columbus đành ở lại Tây Ban Nha. Tháng 1 năm 1492, quân đội Tây Ban Nha đã chiến thắng tại Granada nên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella đồng ý tài trợ chuyến đi của Columbus. Yếu tố quan trọng thứ nhất trong quyết định này là do vị quan Luis de Santagel, người thủ quỹ Cơ Mật Viện của Nữ Hoàng, đã hứa với nhà vua rằng ông ta sẵn sàng dùng tài sản tư để tài trợ dự án. Yếu tố thứ hai là vì Tây Ban Nha không được chính thức chấp nhận dùng con đường biển qua Tây Phi Châu, khi đó đã do nước Bồ Ðào Nha kiểm soát. Ngoài sự đồng ý tài trợ, hai nhà vua Tây Ban Nha này cũng hứa sẽ ban cho Christopher Columbus tước hiệu Ðô Ðốc của Ðại Dương (Admiral of the Ocean Sea) và Phó Vương của tất cả các hải đảo và lục địa nếu tìm thấy được.
sưu tầm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu âu thế kỉ XV-XVI
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.
Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.
Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người. Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
sưu tầm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu Âu thế kỉ XV-XVI
(giúp mink nha ai xong trước mink tick cho)
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/423870.html vào đây cho nhanh đánh máy thì mỏi tay lắm
-vì sao các cuộc phát kiến địa lí lớn hầu như đều bắt nguồn từ châu âu?
-vì sao diễn ra các cuộc phát kiến địa lí ở châu âu thế kỉ XV-XVI?
giúp mình với
Tham khảo
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
Nguyên nhân:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả-rập độc chiếm.
=> Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
+ Có những hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.
+ Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân.
+ Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
-do nhu cầu phát triển sản xuất
-Tiến bộ về kỹ thuật hàng hải
Sưu tầm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu Âu thế kỉ XV-XVI.
< làm ơn viết ngắn gọn giùm mk vs nha, mơn mn nhiều ^_^ >
Tàu Ca-ra-ven là loại tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn. Trong những thế kỉ XV – XVI, các nhà thám hiểm châu Âu đã dùng loại tàu này để vượt đại dương trong các cuộc phát kiến địa lí.
Vậy các cuộc phát kiến địa lí có nguyên nhân, điều kiện, nội dung và tác động như thế nào?
- Nguyên nhân:
+ Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới… từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi, buôn bán với các nước ở châu Á.
+ Từ thế kỉ XV, con đường buôn bán giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải, bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn.
=> Đặt yêu cầu bức thiết phải tìm kiếm những con đường giao thương mới.
- Điều kiện:
+ Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất (thuyết Nhật Tâm).
+ Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất mới.
+ Con người đã biết sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi đi trên biển.
+ Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn, như loại tàu Ca-ra-ven…
+ Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến châu Âu…
- Nội dung:
+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.
+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
- Tác động:
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đông – Tây.
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới.
+ Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
+ Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…
1.nêu các cuộc phát kiến địa lí lớn ở Châu Âu cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI? giải thích tầm quan trọng của các cuộc phát kiến địa lí?
2. vì sao thời Đinh-Tiền Lê thực hiện thành công bức đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
3. trình bày cuộc kháng chiến chống TỐng trên phòng tuyến sông như nguyệt?vẽ cơ đồ bộ máy nhà nc ấy? so sánh bộ máy nhà nc thời Tiền Lê và thời Lý
Ngày 20/5/1489, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đặt chân đến Cali-cút (Ấn Độ). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất của “kỉ nguyên khám phá” trong các thế kỉ XV – XVI.
Vậy các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ra sao?
Tham khảo:
* Một số cuộc phát kiến địa lý:
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
* Hệ quả:
- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
1.Là người dân châu Á, em có thái độ ntn về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý?
2.Nếu sống ở thế kỉ XV, em có tán thành hướng tìm con đường sang phương Đông của Cô-lôm-bô không? Vì sao?
3. Các nhà hàng hải châu Âu đã mua những mặt hàng gì ở châu Á sau các cuộc phát kiến địa lí? Tại sao họ lại mua những mặt hàng đó?
Giúp mình với, mình cần gấp. Ai làm đúng mình tick cho.
1) Là người dân châu Á, em rất vui khi được gặp gỡ, giao lưu với người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý.
2) Nếu sống ở thế kỉ XV, em tán thành hướng tìm con đường sang phương Đông của Cô-lôm-bô. Vì đó là 1 bước tiến rất lớn cho sau này.
Câu 3 mink k0 bít
3.Các nhà hàng hải châu Âu đã mua lụa ở châu Á vì ở các nước châu Âu họ không sản xuất ra lụa nên phải mua mặt hàng này ở châu Á để trao đổi,buôn bán lục với những mặt hàng mà họ làm ra.