Tìm và phân tích các biện pháp tu từ trong bài Sông núi nước Nam
Bài thơ Sông núi nước Nam được sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn; song chân lí đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh).
Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn văn, thơ dưới đây
và phân tích giá trị của chúng.
1- Bài thơ nào sau đây thuộc thể thơ Tứ tuyệt?
A- Sông núi nước Nam. B- Phò giá về kinh. | C- Qua Đèo Ngang. D- Bạn đến chơi nhà. |
2- Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nược Nam là gì?
A- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.
B- Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.
C- Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn ý tưởng và cảm xúc.
D- Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
3- Dòng nào nói không đúng về thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước?
A- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp cả hình thức và phẩm chất của người phụ nữ.
B- Đồng tình với sự cam chịu số phận bất hạnh của người phụ nữ.
C- Cảm thông, chia sẻ với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ.
D- Lên tiếng phản kháng và tố cáo xã hội bất công đối với người phụ nữ.
Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài Sông Núi Nước Nam và nêu tác dụng
a) Nêu một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6.
b) Nêu một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn
- Biện pháp chêm xen:
“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)
=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.
- Biện pháp so sánh
“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)
=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn
b. Biện pháp chêm xen
“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)
=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
+ Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ...
➜ So sánh, liệt kê
➩ Tác dụng: Khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Trang sử vẻ vang: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
➜ Liệt kê, điệp ngữ
- Từ các cụ già tóc bạc...đất ruộng cho chính phủ
➜ Liệt kê
➩ Tác dụng: Chứng minh, khẳng định lòng yêu nước
- Tinh thần yêu nước cũng giống như những thứ của quý.
➜ So sánh, liệt kê
➩ Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của Đảng và nhiệm vụ của mọi người trong việc nêu cao tinh thần yêu nước
Chỉ ra và phân tích tác dụng các biện pháp tu từ trong các câu sau: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Tham khảo:
a) Biện pháp nghệ thuật so sánh công lao to lớn tựa trời biển của cha mẹ đối vs con cái
Tác dụng : Ca ngợi tình cảm sâu nặng của cha mẹ vs con cái
b) BPNT : Điệp từ ẩn dụ
Tác dụng : Biểu hiện nỗi oan trái của con quốc như những người lao động , người nông dân trong xh phong kiến
so sánh
tác dụng: ví công cha cao cả như núi
ví nghĩa mẹ nhiều như nước biển
a) Biện pháp nghệ thuật so sánh công lao to lớn tựa trời biển của cha mẹ đối với con cái
Tác dụng : Ca ngợi tình cảm sâu nặng của cha mẹ với con cái
b) Phép so sánh đã làm nổi bật công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ với con cái, khiến cho câu thơ sinh động, mang lại sự xúc động chân thành cho người đọc, giúp cho người đọc có thể hình dung được sâu sắc tình yêu thương cao cả của cha mẹ dành cho con cái. Nghệ thuật so sánh giúp cho câu thơ trở nên bay bổng, cuốn hút hơn, mang lại những cảm xúc bồi hồi, lưu luyến cho độc giả. Núi, biển là những thành phần, những bộ phận không thể thiếu của thiên nhiên, tác giả sử dụng phép ẩn dụ này để giúp cho chúng ta hiểu được công lao to lớn, mênh mông không kể xiết của mẹ cha
chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu in đậm và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó trong bài văn sông nước cà mau
câu in đậm nào hả bn
bn ghi ra đi rồi mk làm cho
chứ bn ko ghi ra sao mk biết đc -_-"
Tìm và phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Bài thơ tương đối dài nên chị sẽ chia nhỏ ra thành nhiều đoạn nhé:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
=> BPTT: Điệp ngữ
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu sức gợi
Cho thấy sự tàn phá ác liệt của bom đạn với chiếc xe
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
=>BPTT: Điệp ngữ, So sánh
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh
Cho thấy những khó khăn trên đường hành quân của người lính
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
=> BPTT: Điệp ngữ, So sánh
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.
Cả 2 đoạn:
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh
Cho thấy tinh thần lạc quan của người lính dù bên ngoài là muôn vàn khó khăn
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
=> Đoạn này ko có BPTT
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
=> BPTT: Điệp ngữ
Tác dụng: Giúp đoạn thơ giàu sức biểu cảm
Cho thấy những bữa ăn, giấc ngủ có phần vội vã, gấp gáp của người lính nhưng trong tim họ đang có mục tiêu cao cả, vậy nên họ sẵn sàng tiếp tục lên đường.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
=> BPTT: Điệp ngữ, Hoán dụ, Liệt kê
Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ tăng tính nhịp điệu
Trong trái tim của người lính luôn có 1 mục tiêu lớn lao là giải phóng đất nước, dù chiếc xe có thiếu thốn đến đâu cũng vẫn tiếp tục lên đường.