Ai giải thích giúp mình câu này với :
Tại sao khi ngâm một đinh sắt sạch trong dd đồng (2) sunfat thì một phần đinh sắt bị hoà tan kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam cũa dd ban đầu nhạt dần?
Ngâm một đinh sắt trong dung dịch đồng (II)sufat. Hiện tượng quan sát được là:
A. Đinh sắt bị hòa tan một phần, màu của dung dịch đồng (II)sufat không thay đổi.
B. Không có hiện tượng nào xảy ra.
C. Đinh sắt bị hòa tan một phần, kim loại đồng bám bên ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch đồng (II)sufat nhạt dần.
D. Đinh sắt không bị hòa tan, có kim loại đồng bám bên ngoài đinh sắt.
Ngâm một đinh sắt trong dung dịch đồng (II) sunfat . Hiện tượng quan sát được là :
A Đinh sắt bị hòa tan một phần , màu của dung dịch đồng (II) sunfat không thay đổi
B Không có hiện tượng nào xảy ra
C Đinh sắt bị hào tan một phần , kim loại đồng bám bên ngoài đinh sắt , màu xanh của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần
D Đinh sắt không bị hòa tan ,có kim loại đồng bám bên ngoài đinh sắt
Pt : \(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\)
Chúc bạn học tốt
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.
d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
Giải thích cho sự lựa chọn và viết phương trình hóa học nếu có.
Câu C đúng
Fe + CuSO4 -------- > FeSO4 + Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 , đinh sắt bị hòa tan , kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng ( tạo nên Fe SO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu bị nhạt dần.
Câu c đúng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.
(Lưu ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)
Câu 5. Ngâm một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng nào sau đây là đúng?
A. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh dung dịch nhạt dần.
B. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch chuyển sang màu vàng nâu.
C. Xuất hiện bọt khí không màu bay lên.
D. Không có hiện tượng gì.
A. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh dung dịch nhạt dần.
A. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh dung dịch nhạt dần.
Ngâm một đinh sắt vào 500 ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian lấy đinh sắt ra thì thấy khối lượng tăng lên 0,8 gam và thu được dung dịch A
a. Xác định khối lượng kim loại đồng bám lên đinh sắt
b. Tính nồng độ mol/lit các chất tan trong dung dịch A. Biết rằng thế tích dung dịch thay đổi không đáng kể
a, Cứ 1 mol sắt tan trong dd thì sẽ có 1 mol Cu bám vào thanh sắt ⇒ Khối lượng tăng 8g
Vậy khi khối lượng tăng 0,8g thì nCu = nFe = 0.1 (mol)
⇒ mCu trên thanh sắt = 6,4 (g)
b, Các chất tan trong A: CuSO4; FeSO4
V = 500 ml = 0,5 (l)
nCuSO4 ban đầu = 0,5 (mol)
nCuSO4 phản ứng = 0,1 (mol)
⇒ nCuSO4 trong dd = 0,4 (mol)
⇒ CMCuSO4 = 0.8 (M)
nFeSO4 = nFe = 0,1 (mol)
⇒ CMFeSO4 = 0,2 (M)
PTHH: \(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\)
a) Gọi số mol Fe phản ứng là \(x\) \(\Rightarrow n_{Cu}=x\left(mol\right)\)
Ta có: \(64x-56x=0,8\) \(\Leftrightarrow x=0,1\)
\(\Rightarrow m_{Cu\left(bámvào\right)}=0,1\cdot64=6,4\left(g\right)\)
b) Ta có: \(n_{CuSO_4}=0,5\cdot1=0,5\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{CuSO_4\left(dư\right)}=0,5-0,1=0,4\left(mol\right)\)
Mặt khác: \(n_{FeSO_4}=0,1mol\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}C_{M_{CuSO_4}}=\dfrac{0,4}{0,5}=0,8\left(M\right)\\C_{M_{FeSO_4}}=\dfrac{0,1}{0,5}=0,2\left(M\right)\end{matrix}\right.\)
Ngâm đinh sắt sạch trong 200 ml dd CuSO4. Sau phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra rửa nhẹ và làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 8 gam. Nồng độ CuSO4 ban đầu là:
A. 0,52 M
B. 0,5 M
C. 5 M
D. 0,25 M
Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO 4 người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO 4 là
A. 1,2M
B. 1M
C. 2M
D. 0,4M
2.4/ Ngâm 1 đinh sắt sạch trg 200ml dd CuSO4. Sau phản ứng lấy đinh sắt ra có Cu tạo thành bám vào, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh tăng thêm 0,8g. Nồng độ mol/lít của dd CuSO4 trước phản ứng và lượng Cu bám vào đinh sắt là bao nhiêu ?
nhúng 1 thanh sắt vào cốc đựng dung dịch Cuso4 cho đến khi màu xanh sau phản ứng thấy khối lượng kim loại tăng so với thanh sắt ban đầu là 0,8g . tính khối lượng đồng đã bám vào đinh sắt
Đặt số mol Fe phản ứng là x (mol)
PTHH:
Fe + CuSO4 ===> FeSO4 + Cu
x................................................x
Theo đề ra, ta có:
mkim loại tăng = mCu(bám vào) - mFe(phản ứng) = 0,8
<=> 64x - 56x = 0,8
=> x = 0,1
=> mCu(bám vào) = 0,1 x 64 = 6,4 gam
Cho 20 g Cu tác dụng hoàn toàn với 500ml dd HNO3 đặc dư. Hoà tan lượng muối khan trên vào H2O tạo thành dd rồi ngâm đinh sắt dư vào dd đó.Khi pứ xảy ra hoàn toàn thì khối lượng đinh sắt tăng hay giảm đi bao nhiu gam Giúp mình với ạ🙏🥰
$n_{Cu(NO_3)_2} = n_{Cu} = \dfrac{20}{64} = 0,3125(mol)$
$Fe +Cu(NO_3)_2 \to Fe(NO_3)_2 + Cu$
$n_{Fe} = n_{Cu} = n_{Cu(NO_3)_2} = 0,3125(mol)$
Ta có :
$m_{Cu} - m_{Fe} = 0,3125.64 - 0,3125.56 = 2,5$
Do đó đinh sắt tăng 2,5 gam
\(n_{Cu}=\dfrac{20}{64}=0,3125\left(mol\right)\\ Cu+4HNO_{3\left(đ\right)}\underrightarrow{to}Cu\left(NO_3\right)_2+2NO_2+2H_2O\\ Cu\left(NO_3\right)_2+Fe\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+Cu\\ m_{Fetăng}=0,3125.\left(64-56\right)=2,5\left(g\right)\)