Những câu hỏi liên quan
🥴Lươn Thị Lyng🥴
Xem chi tiết
Puo.Mii (Pú)
25 tháng 4 2021 lúc 10:17

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đối thoại.

Phân biệt

1. Về bản chất

- Dấu gạch ngang là một dấu trong câu, còn dấu gạch nối là một dấu trong từ.

2. Về hình thức và cách trình bày

DấuHình thứcCách trướcCách sauVí dụ
Gạch ngangDài (–)Khoảng trắng (1 cách)Khoảng trắng (1 cách)Bác Hồ – Người cha già của đất nước.
Gạch nốiNgắn (-)KhôngKhôngCa-na-đa là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới.


3. Giá trị sử dụng

- Dấu gạch ngang có nhiều giá trị sử dụng khác nhau nhưng gạch nối chỉ có một mục đích chính.

- Dấu gạch ngang:

+ Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

+ Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).

+ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh. 

 + Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số. 

+ Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.

+ Trong toán học có thể là: một phép tính trong toán học – phép trừ, một dấu âm.

- Dấu gạch nối:

+ Phiên âm tên người, tên địa danh nước ngoài. 

+ Phiên âm tiếng nước ngoài, nhất là khi dùng cho những đối tượng người đọc nhỏ tuổi.

+  Đặt giữa các con số chỉ ngày tháng năm.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 9 2023 lúc 10:16

Ngoài công dụng nêu ở bài tập 1, dấu gạch ngang còn có công dụng:

- Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Ví dụ: Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 

- Nối các từ nằm trong một liên danh.

Ví dụ: Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Ví dụ: Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:

– Khái niệm gạch ngang, gạch nối

– Phân biệt gạch ngang, gạch nối

– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối

– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.

Bình luận (0)
Phương
Xem chi tiết

Dì tôi gọi:

- Mọi người ngừng làm lại đây nghỉ.

Tác dụng: Đánh dấu lời ói trực tiếp của nhân vật.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
14 tháng 4 2022 lúc 21:33

Py-ta-go là nhà toán học 

+ Công dụng : dùng để nối các bộ phận trong một tên  riêng nước ngoài.

Bình luận (0)
Phương
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
12 tháng 4 2022 lúc 19:53

-Trong các loại quả như táo ,cam,quýt,xoài,dưa hấu,... thì xem thích nhất quả ổi

Công dụng: Tỏ ý là còn nhiều quả nữa không kể hết được . Làm cho câu văn trở lên có sự "bất ngờ" 

-Hãy yêu thương,quý trọng mọi người 

Công dụng:Để nhắt quãng 1 câu từ nào đó 

thêm ý khác vào câu văn

-Tớ yêu bạn

Công dụng;Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

 

Bình luận (0)
Chouu Dayy
Xem chi tiết
Doan Thi Hue
Xem chi tiết
Jin ngu học
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
26 tháng 5 2022 lúc 12:10

 

THAM KHẢO!

1. Thị Kính- nhân vật chính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính- là người phụ nữ hiền dịu, nết na nhưng chịu nhiều oan khiên ngang trái.

2. 

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

3. 

Danh sách học sinh lớp 1A:

– Nguyễn Văn A

– Trần Thị B

– Phan Ngọc C

4. Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Trần Quang Huy133
Xem chi tiết
✰๖ۣۜNσNαмε๖ۣۜ✰
26 tháng 12 2021 lúc 17:33

tác dụng của dấu ngoặc kép là:

-để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt.

-để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc một người nào đó.

VD : Tục ngữ "của 1 đồng công một nén "

Gạch ngang: Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

VD: Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu: Dùng ở giữa các tên riêng, để chỉ một liên danh.

Bình luận (0)
quanghuyhy1
Xem chi tiết
✰๖ۣۜNσNαмε๖ۣۜ✰
26 tháng 12 2021 lúc 17:01

câu 2:

Dấu ngoặc kép thường được dùng trước lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật. 
Ví dụ như sau:
Mẹ nói : "Hôm nay chắc trời sẽ mưa to lắm đây".

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
26 tháng 12 2021 lúc 17:02

tác dụng của dấu ngoặc kép là:

-để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt.

-để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc một người nào đó.

VD : Tục ngữ "của 1 đồng công một nén "

Gạch ngang: Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

VD: Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu: Dùng ở giữa các tên riêng, để chỉ một liên danh.

Câu 3 : em ghi rõ câu hỏi nào nhé!

Bình luận (3)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
26 tháng 12 2021 lúc 18:40

Bình luận (0)