việt nam có phải là nước sản xuất nhiều lúa gạo không?Tại sao?
Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam.
Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?
Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?
Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.
Câu 5: Nêu những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp của các nước Châu Á?
Câu 6: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á
Câu 7: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?
Câu 8: So sánh điểm khác nhau về địa hình, khí hậu của Nam Á và Đông Á?
Tham khảo
Câu 1:
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
Câu 2:
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.
– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.
– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Câu 3:
- Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 4:
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).
Câu 5:
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
* Trồng trọt:
- Cây lương thực:
+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.
+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.
* Chăn nuôi:
- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..
- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.
Câu 6: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Câu 7:
Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:
- Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc.
+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.
- Sông ngòi:
+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.
+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.
- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.
b) Khí hậu và cảnh quan
+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.
+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
Tại sao, VN là nước có nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng trên thế giới nhưng nông dân Việt Nam vẫn không giàu?
- Tuy xuất khẩu nhiều nhưng thị trường chưa ổn định, thiếu thị trường. Thiếu tổ chức, thậm chí do lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Nông dân nghèo vì chỉ giỏi sản xuất mà không nắm thị trường, không chủ động đầu vào và càng không nắm được thị trường đầu ra
Câu 1: Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?
Câu 2: Dựa vào hình 5 (SGK - tr.106), cho biết:
- Cây bông và cây lúa gạo được trồng ở những nước nào?
- Tên các nước sản xuất nhiều ô tô và khu vực khai thác nhiều dầu mỏ?
Câu 3: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
chịu thui.
Tại sao Trung Quốc và Ấn Độ có sản lượng lúa chiếm tỉ lệ nhất, nhì Châu Á nhưng Thái Lan và Việt Nam lại là hai quốc gia dẫn đầu xuất khẩu gạo?
Tại vì Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước có dân số đông thứ nhất thứ 2 trên thế giới cho nên sẽ để cho người dân sử dụng. Còn Việt Nam và Thái Lan có dân số ít nên xuất khẩu
Theo mình là vì Trung Quốc và Ấn Độ có số dân đông nhất nhì thế giới, nên lương thực sản xuất ra hầu như chỉ đủ cho tiêu dùng. Còn Việt Nam và Thái Lan có dân số ít, đất nước chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nên đã trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới
Tại sao Trung Quốc và Ấn Độ là hai nuớc có sản lượng lúa gạo lớn nhất châu Á nhưng không trở thành nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới?
Tham khảo: Vì Trung Quốc, Ấn Độ là nước đất rộng, người đông nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để chống nạn đói còn số gạo xuất khẩu ra nước ngoài chỉ là một phần nhỏ.
Cho biết tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Châu Á? Những nước nào sản xuất và xuất khẩu nhiều lúa gạo nhất, nhì Thế giới? Liên hệ ở Việt Nam có những cây trồng và vật nuôi chủ yến nào?
Có phải những thương hiệu cà phê lớn của thế giới có nguồn gốc từ các quốc gia sản xuất nhiều cà phê hay không? Tại sao?
Top 4: Quốc gia sản xuất nhiều cà phê
- Brazil
- Việt Nam
- Colombia
- Indonesia
Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ.
cái này xem qua đi nè
Thông tin trên báo chí cho biết:
Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam khoảng 45 triệu tấn.Việt Nam cùng Ấn Độ và Thái Lan là ba nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới
Tuy nhiên,do sản xuất ở Việt Nam còn lạc hậu nên thất thoát lúa gạo sau thu hoạch lên đến khoảng 10 %.Trong khi đó, thất thoát lúa gạo sau thu hoạch ở Ấn Độ chỉ vào khoảng 6 %
Nếu trang bị nhiều máy móc cho sản xuất , ta có thể giảm được lượng lúa thất thoát sau thu hoạch.
Cho rằng 1 tấn lúa có thể cung cấp gạo cho 5 người ăn trong cả năm . Nếu thất thoát lúa ở nước ta giảm từ 10 % xuống còn 6% , thì lượng lúa có được từ việc giảm thất thoát đó có thể cung cấp gạo cho bao nhiêu người ăn trong một năm ?
(GIẢI RA GIÚP MÌNH VỚI)
10% sản lượng lúa ở Việt Nam là :
45 x 10 : 100 = 4,5 ( triệu tấn )
\(\Rightarrow\)Trong 45 triệu tấn lúa thì có khoảng 4,5 triệu tấn lúa bị thất thoát .
6% sản lượng lúa ở Việt Nam là :
45 x 6 : 100 = 2,7 ( triệu tấn )
Lượng lúa có được từ việc giảm thất thoát là :
4,5 - 2,7 = 1,8 ( triệu tấn )
1,8 triệu tấn = 1800000 tấn
1 người trong cả năm ăn hết số lúa là :
1 : 5 = 0,2 ( tấn )
Vậy lượng lúa có được từ việc giảm thất thoát có thể chia cho số người ăn trong 1 năm là :
1800000 : 0,2 = 9000000 ( tấn )
Đáp số : 9000000 tấn
Theo mình nghĩ là như vậy . Đúng thì tích nha !
Mình không biết
Mình cũng đang thắc mắc đây
Tại sao indonexia sản xuất lúa gạo lớn nhất ở đông nam á nhưng không đứng đầu về xuất khẩu Giúp mình vs ạ
Indonesia sản xuất lúa gạo lớn nhất ở Đông Nam Á nhưng không đứng đầu về xuất khẩu vì có một sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, Indonesia có một dân số đông đúc và nhu cầu nội địa cao cho lúa gạo, điều này làm giảm khả năng dành sản phẩm cho xuất khẩu. Thêm vào đó, một phần lớn của sản lượng lúa gạo tại đây thuộc loại gạo không phải là loại cao cấp, không đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao của thị trường quốc tế. Hạ tầng và công nghệ cũng có thể hạn chế khả năng sản xuất và cung cấp gạo chất lượng cao. Ngoài ra, Indonesia còn phải cạnh tranh với các nước khác trong khu vực như Việt Nam và Thái Lan, những quốc gia có ưu thế cạnh tranh về giá và chất lượng gạo. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Indonesia, mặc dù họ có sản lượng lúa gạo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.