Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoang Huong
Xem chi tiết
Hoang Huong
Xem chi tiết
Hoang Huong
29 tháng 9 2016 lúc 15:33

xin lỗi mọi nguoi minh ấn nhầm

BW_P&A
30 tháng 9 2016 lúc 21:12

kho khan: gap lu phai di cu

thuan loi: co nhieu nuoc

Trần Văn Thái
16 tháng 1 2017 lúc 19:31

Thuận lợi

Cung cấp nguồn thủy sản dồi dào , bồi đắp phù sa cho vùng châu thổ làm tăng sản lượng nông nghiệp cho các vụ mùa , rửa mặn phèn và chất độc tích tụ ở những vùng trũng

Khó khăn

Lũ lụt gây ra nhiều mất mác không nhỏ về người và của như:

cướp đi sinh mạng của rất nhiều người đặc biệt là trẻ em , làm mất mùa và giảm năng suất khi lũ lên nhanh, phá hoại các công trình , nhà dân,làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã hội

Hoang Huong
Xem chi tiết
Mai Thành Đạt
12 tháng 3 2017 lúc 14:54

câu 2:sông mê Công đến VN có tên gọi là sông Cửu Long,đổ ra 9 nhánh

còn 9 nhánh nào thì=> bạn tra google

map

nguyen
22 tháng 3 2017 lúc 21:32

do ra 2 nhanh la hau giang va tien giang . do ra 9 cua

nguyen
22 tháng 3 2017 lúc 21:33

a nao thi bn tu tra gg

Ming Vs GK
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 3 2017 lúc 12:22

Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Có hai loại gió mùa: gió mùa đông và gió mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.

Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.

Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
* Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùng.
- Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
- Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt
:

Nguyễn Thị Xuân Diệu
21 tháng 1 2018 lúc 22:11

theo mk thì nguyên nhân chinh là tác động của các loại mùa gió ấy bn

Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 3 2017 lúc 16:37

khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường vì :

– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.

Bình Trần Thị
19 tháng 3 2017 lúc 16:39

2.

1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
– Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.

2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
– Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
+ Nhiệt độ cao > 25oC
+ Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
– Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

Bình Trần Thị
19 tháng 3 2017 lúc 16:39

3.

Những thuận lợi và khó khăn do thời tiết và khí hậu mang lại ở nước ta :
– Thuận lợi:
Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
– Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển
+ Thiên tai xảy ra thường xuyên.

Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
22 tháng 3 2017 lúc 19:00

Do vị trí địa lý nên Miền Bắc sẽ thể hiện rất rõ đặc điểm của 4 mùa. Miền Trung cũng thấy 4 mùa nhưng ko rõ bằng Miền Bắc. Miền Nam thì thực ra nên phân biệt làm 2 mùa là mùa mưa và mùa nắng thôi.
Mùa thu đẹp nhất thì nên đến miền trung du bắc bộ, khi đó nắng thu rất nhạt, có nắng nhưng nhiệt độ từ 25-28 độ C, ko hề nóng. Thỉnh thoảng sẽ có những cơn gió thu mát rượi, buổi tối thì hơi se lạnh, bầu trời thì cao xanh, rất ít mây, nước ở các sông, hồ, ao rất trong.
Còn mùa xuân thì Miền Bắc hay Miền Trung đều nhận thấy rõ

Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai Lê
20 tháng 4 2017 lúc 21:15

- Thuận lợi:

+ sinh vật phát triển, cây cối xanh quanh năm

+ nền nông nghiệp nhiệt đới sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh

- Khó khăn: thiên tai bất thường

- > Cần chủ động phòng, chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất

Lê Thiên Anh
22 tháng 3 2017 lúc 18:59

Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. Đó là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực và chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất.

Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.


Phan Lê Hoàng Vi
Xem chi tiết
Hiruyashi Kagome
23 tháng 3 2017 lúc 9:35

miền trung do có dãy trường sơn Bắc, Nam và các cao nguyên khác ngăn gió mùa TN tiến sâu vào đất liền

Bình Trần Thị
23 tháng 3 2017 lúc 11:45

vì :

Gió mùa Tây Nam: Vào đầu mùa hạ (T5 - T6) do bị ảnh hưởng của cao áp ấn Độ Mianma hút gió từ vịnh Bengan theo hướng Tây Nam về Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta gây ra mùa mưa bắt đầu từ T5. Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì bị hiệu ứng tạo thành gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 - T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên Bắc bán cầu.
Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì hị hiệu ứng phơn thì tạo thành gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 – T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên bắc bán cầu. Nhưng khi vượt qua xích đạo thì bị ảnh hưởng của lực Côriôlit nên lại chuyển thành hướng Tây Nam và tiếp tục thổi về nước ta gây ra mùa mưa cho đến tận T10. Nhưng khi gió này thổi ra miền Trung và miền Bắc thì bị ảnh hưởng của địa hình đã chuyển thành hướng Nam vào miền Trung (gió Nam) và chuyển thành hướng Đông Nam vào miền Bắc (gió Đông Nam).
Như vậy gió mùa Tây Nam trong đó có gió Đông Nam và gió Nam đều gây ra mùa mưa từ T5 – T10 ở cả nước. Sự hoạt động luân phiên của gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu nhiệt đới nước ta vì vậy khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Phan Lê Hoàng Vi
Xem chi tiết
Hiruyashi Kagome
23 tháng 3 2017 lúc 9:33

-vì miền bắc nằm ở phía bắc, tiếp giáp với khu vực khí hậu lạnh hơn miền nam (ôn đới)

- các dãy núi có địa hình đón gió ĐB

-miền trung do địa hình hẹp, có dãy trường sơn Bắc, trường sơn nam và các cao nguyên badan nhu kon tum, plây ku,... ngăn gió TN. khi gió TN mang theo hơi nước gặp núi ngăn lại sẽ tạo mưa ở sườn tây, khi vào trong đất liền chỉ còn lại hơi gió khô nóng.

- miền nam nằm trong khu vực nhiệt đói gió mùa, trực tiếp đón gió TN, mặc dù nhiều mưa nhưng thời tiết vẫn mang tính nắng nóng

jackie đào
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
6 tháng 3 2018 lúc 22:01

Theo mk thì thế này nha!

Về mùa hạ,khối gió mùa mùa hạ theo hướng tây nam từ vịnh Ben-gan tiến vào nước ta đem theo hơi nóng ẩm .nam bộ trực tiếp đón đợt gió này ,theo thời gian,gió đi lệch vòng qua dãy Trường Sơn ,vì địa hình dãy núi này cao nên khi khối gió vượt qua dãy núi này để đến bên kia dãy núi tính chất nóng ẩm đã bị mất đi ,thay vào đó nó sẽ mang tính chất nóng khô.

-> miền nam tuy gần xích đạo nhưng nhiệt độ tb mùa hạ vẫn thấp hơn ở bắc trung bộ ,đb bắc bộ,và nam tây nguyên