Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thanh Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Bình
20 tháng 9 2020 lúc 8:17

Giúp mk với ạ 

Khách vãng lai đã xóa
Hàn Băng Dii
20 tháng 9 2020 lúc 8:33

Em mới bắt đầu vào lớp 8 hihi

Khách vãng lai đã xóa
Thư Hoàng
20 tháng 9 2020 lúc 8:36
1.     Vật thể, chất.

-         Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian. Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

-         Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

-         Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.

Tính chất vật lý: Trạng thái (R,L,K), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (t0s), nhiệt độ nóng chảy (t0nc), khối lượng riêng (d)…Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khác…2.     Hỗn hợp và chất tinh khiết.

-         Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.

-         Hỗn hợp gồm có 2 loại: hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

-         Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

-         Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.

-         Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học…

3.     Nguyên tử.Định nghĩa: Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chấtCấu tạo: gồm 2 phầnHạt nhân: tạo bởi 2 loại hạt: Proton và Nơtron

-         Proton: Mang điện tích +1, có khối lượng 1 đvC, ký hiệu: P

-         Nơtron: Không mang điện, có khối lượng 1 đvC, ký hiệu: N

Vỏ: cấu tạo từ các lớp Electron

-         Electron: Mang điện tích -1, có khối lượng không đáng kể, ký hiệu: e

Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra.

+ Lớp 1: có tối đa 2e

+ Lớp 2,3,4… tạm thời có tối đa 8e

Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ)

4.     Nguyên tố hoá học.

Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân

Những nguyên tử có cùng số P nhưng số N khác nhau gọi là đồng vị của nhau

5.     Hoá trị.

Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử

Quy tắc hoá trị:

 ta có: a.x = b.y

(với a, b lần lượt là hoá trị của nguyên tố A và B)

6/  :  Công thức hóa học

    Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hay nhiều KHHH và chỉ số ở chân mỗi KHHH.

      Công thức hóa học của đơn chất:

            Tổng quát:  Ax. Với A là KHHH của nguyên tố.

                                                 X là chỉ số, cho biết 1 phân tử của chất gồm mấy nguyên tử A.

            *Với kim loại x = 1 ( không ghi ) – ví dụ: Cu, Zn, Fe, Al, Mg, …

            *Với phi kim; thông thường x = 2. ( trừ C, P, S có x = 1 ) -  Ví dụ: 

      Ý nghĩa của công thức hóa học: CTHH cho biết:

                1. Nguyên tố nào tạo nên chất.

                2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.

                3. PTK của chất.

7/ Sự biến đổi chất:

 Hiện tượng vật lí: Là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. 

 Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. 

8/ Phản ứng hóa học : là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.

   * Chất ban đầu ( chất tham gia) là chất bị biến đổi trong phản ứng.

   * Chất mới được tạo ra là sản phẩm.

   * Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình chữ như sau:

Tên các chất phản ứng à Tên các sản phẩm

9/Định luật bảo toàn khối lượng :

             Trong một PỨHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chấ tham gia phản ứng.                  

10/Tính chất của oxi:

10.1/ Tính chất vật lí của Oxi:

            Khí Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn khôngkhí; hóa lỏng ở -1830C, Oxi lỏng có màu xanh nhạt.

10.2/ Tính chất hóa học của Oxi:

  a)Tác dụng với phi kim:

+ Với lưu huỳnh:   Lưu huỳnh cháy trong không khí hoặc trong Oxi với ngọn lửa nhỏ, có màu xanh nhạt, tạo ra khí Lưu huỳnhđioxit (SO2) & rất ít Lưu huỳnh trioxit (SO3).

+ Với Photpho:  Phôtpho cháy mạnh trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tạo ra bột khói trắng tan được trong nước. Bột trắng đó là Điphôtphopentaoxit P2O5

b)Tác dụng với kim loại:   Sắt cháy trong không khí hoặc trong Oxi sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy, màu nâu là sắt(II, III) oxit Fe4O4 (sắt từ oxit)

a)      Tác dụng với hợp chất:   Khí Metan cháy trong không khí hoặc trong Oxi  tỏa nhiều nhiệt.

Khách vãng lai đã xóa
vu dieu linh
Xem chi tiết
Phan Đỗ Thành Nhân
25 tháng 10 2017 lúc 21:35

10.1. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng

B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng

C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

Chọn D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

10.2. Tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống.

a) Một ôtô tải có khối lượng 2,8 tấn sẽ nặng …. niutơn.

b) 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy sẽ có khối lượng …..gam.

c) Một hòn gạch có khối lượng 1600gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng …. niutơn.

Giải

a) 28.000                                        

b) 92 gam                             

c) 160.000 niutơn

10.3. Đánh dấu x vào những ý đúng trong các câu trên: Khi cân túi đường bằng một cân đồng hồ ( H.10.2 ):

a. Cân chỉ trọng lượng của túi đường

    Cân chỉ khối lượng của túi đường

b. Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân

    Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân

Giải

Câu đúng : a) Cân chỉ khối lượng của túi đường.

             b) Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

10.4. Từ nào trong dấu ngoặc là từ đúng?

a. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng, thể tích) của hàng hóa.

b. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng) của túi kẹo.

c. Khi một xe ôtô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu (trọng lượng, khối lượng) của ôtô quá lớn sẽ có thể gãy cầu.

Giải

a) Trọng lượng                              

b) Khối lượng                    

c) Trọng lượng

Phương
Xem chi tiết
ILoveMath
16 tháng 8 2021 lúc 8:34

\(\dfrac{\left(-3\right)^2.3^3.625}{\left(-5\right)^6.\left|-81\right|}=\dfrac{3^2.3^3.5^4}{5^6.81}=\dfrac{3^5.5^4}{5^6.3^4}=\dfrac{3}{5^2}=\dfrac{3}{25}\)

Phát Hoàng
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Diệp
21 tháng 5 2020 lúc 21:50

Cho bạn đề cương

A. LÝ THUYẾT:

Câu 1: Có mấy loại ròng rọc? ròng rọc có ứng dụng gì trong đời sống? Ví dụ?

Câu 2: Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. So sánh khả năng nở vì nhiệt của 3 chất rắn, lỏng, khí?

Câu 3: Tương ứng với mỗi loại chất rắn, lỏng, khí lấy ví dụ 3 ứng dụng của sự nở vì nhiệt?

Câu 4: Có những loại nhiệt kế nào? mỗi loại nhiệt kế đó được dùng trong các trường hợp nào?

Câu 5: Có những loại nhiệt giai nào? Nêu quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi trong 3 loại nhiệt giai: Xenxiut, Farenhai, Kenvin?

Câu 6: Trình bày khái niệm sự nóng chảy, sự đông đặc? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc? Nêu một số ứng dụng (ví dụ) của sự nóng chảy và đông đặc?

Câu 7: Khái niệm sự bay hơi, sự ngưng tụ? Sự bay hơi xảy ra ở điều kiện nhiệt độ như thế nào? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu một số ví dụ (ứng dụng) của sự bay hơi, ngưng tụ?

Câu 8: Sự sôi là gì? Đặc điểm của sự sôi?

B. BÀI TẬP

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, thủy ngân, không khí. B. Thủy ngân, đồng, không khí.

C. Không khí, thủy ngân, đồng. D. Không khí, đồng, thủy ngân.

Câu 2: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế dầu. B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả ba loại nhiệt kế trên.

Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Để một cục nước đá ra ngoài nắng.

B. Đốt một ngọn nến.

C. Đúc một bức tượng.

D. Đốt một ngọn đèn dầu.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sự tạo thành mưa.

B. Sự tạo thành mây.

C. Sự tạo thành hơi nước.

D. Sự tạo thành sương mù.

Câu 5: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

A. 1000C B. 420C C. 370C D. 200C

Câu 6: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.

B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.

C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu 7: Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ

B. Gió.

C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 8: Cho nhiệt kế như hình. Giới hạn đo của nhiệt kế là:

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6

A. 500C. B. 1200C. C. từ -200C đến 500C. D. từ 00C đến 1200C.

Câu 9. Dùng một ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo bằng một lực F có cường độ là

A. 250N B. 500N C. 50N D.100N

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó? Cho biết: Nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640C; 2320C; 9600C.

Câu 2. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối (nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào? Tại sao?

Câu 3. Tại sao ở các nước hàn đới (các nước gần nam cực, bắc cực) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?

Câu 4: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?

Câu 5: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc mỏng?

Câu 6: Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?

Câu 7: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá?

Câu 8: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

Câu 9: Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn?

Câu 10: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại?

Câu 11: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F: 300C, 420C, 600C; 00C; -50C; -250C

Câu 12: Đổi K sang 0C: 285K , 785K

Bài 13: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C: 250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250F

Bài 14: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20

Hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?

Bài 15: Khi được đun nóng liên tục thì nhiệt độ của cục nước đá đựng trong cốc thay đổi theo thời gian như sau. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và nhận xét trạng thái của chất trong các giai đoạn?

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Nhiệt độ (0C) 0 0 0 20 40 60 80 100 100 100

Bài 16: Cho bảng theo dõi sự nóng chảy của băng phiến. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của Băng phiến. Mô tả hiện tượng trong các khoảng thời gian?

Thời gian (phút) 2 4 6 8
Nhiệt độ (0C) 72 80 80 84

Bài 17: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.

a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?

b. Chất rắn này là chất gì?

c. Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?

d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?

e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?

g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

h. Nhiệt độ đông đặc của chất này là bao nhiêu?

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Bài 19: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?

b) Chất rắn này là chất gì?

c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?

d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?

e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

g) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Bài 20: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.

a. Hãy chỉ ra ròng rọc nào là ròng rọc động, ròng rọc cố định?

b. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng có trọng lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ là bao nhiêu?

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Cẩm Vân Nguyễn Thị
5 tháng 12 2017 lúc 22:11

Em có thể xem các công thức ở link này

https://123doc.org/document/2266068-cac-cong-thuc-hoa-hoc-can-ghi-nho-khong-the-quen.htm

Cao Hà Phương
Xem chi tiết
qqqqqqq
27 tháng 4 2020 lúc 21:26

Trả lời:

Ta có : 1.22= 1.2.2=1.2.(3-1)=1.2.3-1.2

             2.32= 2.3.3=2.3.(4-1)=2.3.4-2.3

.................................................

             98.992= 98.99.99=98.99.(100-1)=98.99.100-98.99

A=1.2.3 - 1.2 + 2.3.4 - 2.3 + ... + 98.99.100 - 98.99 hay A=1.2.3 + 2.3.4 +...+ 98.99.100 - (1.2 + 2.3 + ... + 98.99) = B - C

B=1.2.3 + 2.3.4 + ... + 98.99.100

B.4=1.2.3.4 + 2.3.4.(5 - 1) + ... + 98.99.100.(101 - 97)= 98.99.100.101

=> 98.99.100.101:4= 24497550

C=1.2 + 2.3 + ... + 98.99 

C.3=1.2.3 + 2.3.(4 - 1) + ... + 98.99.(100 - 97)= 98.99.100

=> 98.99.100:3= 323400

Vậy A= 24497550 - 323400 = 24174150

Khách vãng lai đã xóa
Cao Hà Phương
28 tháng 4 2020 lúc 15:18

@qqqqqqq cảm ơn bạn nhé! (^_^)

Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Anh
Xem chi tiết
Cô gái mặt trời
9 tháng 7 2017 lúc 12:44

k minh minh lam cho

Mai Phi Hoàng
Xem chi tiết
La Na Ivy
2 tháng 2 2017 lúc 13:46

22222222

Nguyễn Thị Gia Linh
7 tháng 11 2021 lúc 9:49

mk kb rồi mà

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Nam
Xem chi tiết