Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
bé mèo
Xem chi tiết
bảo ngọc
Xem chi tiết
ZURI
22 tháng 3 2022 lúc 12:51

* Chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Văn hóa - giáo dục:

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”



 

ZURI
22 tháng 3 2022 lúc 12:55

mục đích:

Về nông nghiệp (đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất).

- Về công nghiệp (tập trung vào khai mỏ và một số ngành công nghiệp nhẹ như rượu, diêm,...)

- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải ở một số nơi của thực dân Pháp

=> Nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương, làm giàu cho chính quốc.

 

 

kodo sinichi
22 tháng 3 2022 lúc 12:55

tham khảo

 

*Chính trị:

- Pháp thành lập liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

- Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh do các quan ng ười Pháp đứng đầu. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Cuối cùng là các làng xã do người Việt cai quan.

*Kinh tế:

- Trong nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại .

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ…

- GTVT:

+ Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường V.Nam.

+ Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.

+ Đánh thuế cao hàng hóa  nước khác.

-  Thuế:

+ Pháp đề ra các thư thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ .

+ Nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện…

* Văn hóa, giáo dục:

- Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của  thời phong kiến .

- Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế.

*Mục đích:

- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương, các dân tộc ở Việt Nam

- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.

- Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.

- Thông qua giáo dục phong kiến (duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, trong các kì thi Hội, thi Hương, thi Đình có thêm môn tiếng Pháp), và bắt đầu mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng

- Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 19:31

- Chuyển biến về kinh tế của Đức:

+ Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp.

+ Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

- Chuyển biến về chính trị của Đức:

Đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

Đối ngoại: giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
13 tháng 5 2016 lúc 17:37

- Vua Quang Trung dự đoán sau khi quân Thanh bại trận, vua nhà Thanh sẽ nổi giận mà sai đội quân khác tấn công Tây Sơn, vì vậy vua Quang Trung đã viết thư giảng hòa với lời ngoại giao khôn khéo nên vua nhà Thanh đã chấp thuận lời giảng hòa. Quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.

- Nhận xét: Chính sách ngoại giao của Quang Trung vừa khôn khéo, kiên quyết nhưng mềm dẻo và linh hoạt với phương Bắc. Giúp nâng cao lòng tự hào của dân tộc, vừa mềm dẻo để giữ vững nền độc lập cho dân tộc.

Nguyễn Thế Bảo
13 tháng 5 2016 lúc 18:13

Bạn tham khảo tại nêu và nhận xét chính sách ngoại giao khôn khéo của quang trung đối với nhà thanh - Lớp 6/7 Hỏi Đáp - Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời về mọi vấn đề trong cuộc sống nhé

Chúc bạn học tốt!hihi

Kiều Diễm
21 tháng 3 2020 lúc 2:36

Bài 26 : Quang Trung xây dựng đất nước

Khách vãng lai đã xóa
tuananh vu
Xem chi tiết
TV Cuber
11 tháng 4 2022 lúc 21:44

refer

 

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

kodo sinichi
12 tháng 4 2022 lúc 10:47

refer

 

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

MrGaCraft
Xem chi tiết
pourquoi:)
9 tháng 5 2022 lúc 15:23

Chính sách khai thác :

- Nông nghiệp : đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.

- Công nghiệp : khai thác than và kim loại, đầu tư vào một số ngành : xi măng, điện, ...

- Giao thông vận tải : xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt.

- Thương nghiệp : độc chiếm thị trường Việt Nam, đề ra các thứ thuế mới.

Nhận xét : Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 17:12

Tham khảo

* Chính sách đối nội

- Ở Anh:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến. Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Pháp:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Đức:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến, tuy nhiên nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Mỹ:

+ Thể chế: cộng hòa Tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

+ Chính sách đối nội tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước. Tuy nhiên, chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế.

* Chính sách đối ngoại

- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn".

+ Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.

+ Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

+ Do có ít thuộc địa, nên Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.

Khoa Holly
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
27 tháng 7 2016 lúc 17:22

c5:

Có hai giai cấp chính : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. 
 

Nguyễn Thị Hoài An
27 tháng 7 2016 lúc 17:26

c4:

Vì theo lược đồ đoạn sông rạch gầm xoài mút có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc
 

Nguyễn Thị Hoài An
27 tháng 7 2016 lúc 17:28

c3: 

Chính sách ngụ binh ư nông của nhà Lý là trai tráng phải ra nhập quân đội và tham gia tập luyện để chống lại sự xâm lăng của ngoại bang, nhưng khi không có chiến tranh thì những người lính này lại tham gia sản xuất ra của cải vật chất như những người nông dân ! ( Ngụ binh: Ở trong quân ngũ, ư nông: tham gia công việc như nhà nông )  
Võ Hà
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
nguyễn trần minh
17 tháng 1 2017 lúc 19:45

Những chính sách cai trị của nhà Hán là :

+ Đặt ra nhiều thứ thuế

+ Bắt nhân dân ta phải thực hiện nghĩa vụ cống nạp và lao dịch

+ Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc bằng cách đưa người Hán sang sinh sống với người Việt và bắt người Việt phải học theo phong tục của người Hán

- Đó là một chính sách hết sức bất công và ép buộc , mooth chính sánh thể hiện rõ lòng vô cảm , tàn bạo , xấu xa, bỉ ổi , thủ đoạn của người Hán

trịnh Hà Hoa
14 tháng 4 2016 lúc 21:55

giở sách ra là ok

Cô nàng cá tính
8 tháng 5 2016 lúc 22:04

-Nhà Hán bóc lột nhân dân ta nặng nề tàn bạo.

+Hàng năm phải nộp nhiều loại thuế nhất là thuế muối và sắt, cống nộp các sản vật quý hiếm: sừng tê, ngà voi.

+ Cho người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta.Bắt dân ta theo phong tục,tập quán của người Hán,âm mưu đồng hóa dân tộc ta