Những câu hỏi liên quan
Võ Huỳnh Trí Nguyên
Xem chi tiết
nguyễn vy
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
22 tháng 4 2017 lúc 16:52

- Giới thiệu chung :

Thỏ ta hay thỏ nội hay thỏ Việt Nam là các giống thỏ nhà thuần chủng tồn tại ở các địa phương thuộc Việt Nam để phân biệt với các giống thỏ ngoại. Quần thể thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70-80 năm trước đây. Chúng đã bị lai tạp nhiều giữa các giống khác nhau nên cũng có những biến hoá khác nhau về ngoại hình.

- Đặc điểm :

Ở Việt Nam hiện nay có các giống thỏ gồm thỏ mắt ngọc, thỏ đen, thỏ xám, thỏ dé, thỏ cỏ. Giống thỏ nội ở Việt Nam đang có xu hướng lai tạo với các giống thỏ ngoại để hình thành thế hệ con lai, nâng cao năng suất, tạo ra các giống cao sản và những năm trở lại đây, các giống thỏ ngoại dần khẳng định những ưu điểm vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong đó, thỏ đen giống, và thỏ xám thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình các vùng ở Việt Nam và cũng là giống sử dụng con nái nền lai tạo với giống thỏ ngoại nâng cao năng suất chăn nuôi lấy thịt, lông da.

Giống thỏ Việt Nam hiện nay lai tạp nhiều nên màu lông không thuần nhất. Tầm vóc thỏ nội bé hơn so với thỏ ngoại nhưng có khả năng chịu đựng được điều kiện kham khổ và dinh dưỡng thấp, khối lượng trưởng thành 3-5,5 kg. Trọng lượng con trưởng thành là 2–3 kg/con. Trọng lượng thỏ sơ sinh là 35-50g/con. Đặc tính nổi trội của các loại thỏ nội là chịu đựng kham khổ tốt. Tuy nhiên, trọng lượng con trưởng thành chỉ đạt từ 2,5 - 3,3 kg, thỏ thịt xuất chuồng nặng 1,5 - 2,0 kg, mỗi năm đẻ 5 - 6 lứa, mỗi lứa 5 - 6 con. Những năm gần đây giống thỏ Việt Nam tuy đã được lai tạo, song vẫn bị một số hạn chế, các giống thỏ cũ lâu ngày bị thoái hoá, thỏ nuôi chậm lớn, nhiều bệnh tật như bệnh viêm hô hấp, viêm ruột cấp tính, dẫn tới sự đột tử ở thỏ sau tách mẹ cao.[1]

Thỏ nội mắn đẻ, một năm có thể đẻ tới 6-7 lứa nếu nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Thời gian động dục lại sau khi để rất ngắn nên nếu nuôi dưỡng chăm sóc tốt và cho phối giống sớm sau khi đẻ thì khoảng cách hai lứa đẻ chỉ còn 40-45 ngày. Sinh sản cao là đặc điểm lớn nhất của thỏ nội. Khả năng liêu hoá thức ăn xanh làm cho chi phí nuôi thỏ trong dân thấp, dễ mở rộng sản xuất nếu được tiêu thụ tốt. Thỏ nội đẻ nhanh, nếu nuôi dưỡng tốt mỗi thỏ cái mỗi năm đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con, sau 3 tháng nuôi khối lượng giết thịt 1,7–2 kg, một thỏ mẹ có thể sản xuất 70-80%kg thịt thỏ/ năm. Thỏ cho tỷ lệ thịt xẻ 46-49% tỷ lệ thịt lọc/ thịt xẻ là 85-86%. Thịt thỏ giàu và cân đối chất dinh dưỡng: tỷ lệ đạm 21%, mỡ 10%, khoáng 1,2%.

- Một số giống :

Thỏ cỏ: Loại thỏ này được nuôi nhiều trong dân, màu lông rất khác nhau như: trắng pha vàng hoặc đen pha trắng, xám loang trắng nhưng hầu hết mắt đen, rất ít con mắt đỏ, đầu to, mõm dài, trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5 – 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật tốt, đã có hiện tượng đồng huyết, năng suất ngày càng giảm. Thỏ dé hay thỏ ré: Là giống thỏ được chọn lọc từ các giống địa phương của Việt Nam, thỏ có mắt đen, thỏ ré thường màu lông không thật thuần khiết khối lượng 2,6–3 kg. Nói chung chúng đa dạng về màu lông: khoang trắng đen, vàng, xám, đầu to, tai dài, bụng to, chân dài, trọng lượng từ 2,5 - 3,5 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 46%. Thỏ đen: Thỏ này có màu lông và mắt đen tuyền, đầu to vừa phải và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon, lông thỏ ngắn, lưng khum, bụng thon, thân hình chắc chắn, 4 chân dài thô, xương to. Khối lượng trưởng thành 3,2 – 3,5 kg, thỏ mắn đẻ, mỗi năm đẻ lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Đây là loại thỏ giông cỏ địa phương đựa đưa về trang trại chọn lọc lại những tính trạng của chúng thông qua hệ chọn lọc cá thể, với màu lông và mắt đen tuyền, đầu và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon. Khối lượng trưởng thành 3,2 – 3,5 kg, thỏ mắn đẻ.

Thỏ đẻ 5-5,5 con/lứa, mỗi lứa 5,5-6 con, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%. Đặc điểm nổi bật của thỏ đen là sức chống đỡ với bệnh tật tốt, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng thấp, khí hậu ở các vùng trong cả nước ta, vì vậy giống thỏ này có thể chăn nuôi tốt trong khu vực gia đình và sử dụng làm nền lai với thỏ ngoại dùng để lấy thịt và lông da. Đây là giống thỏ được nuôi nhiều tại Gia Lai từ năm 2000 đến nay. Giống thỏ được chọn lọc từ các giống thỏ địa phương của Việt Nam. Giống thỏ này tuy không đạt bằng thỏ ngoại song chúng có khẳ năng khán bệnh rất tốt.

Thỏ xám: Thỏ có màu lông xám tro hoặc xám ghi, Lông ngắn, màu lông thay đổi từ xám tro đến xám ghi. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, đầu nhỏ, cổ dài, lưng khum, bụng hơi xệ, 4 chân dài, xương to, thân hình không chắc chắn như thỏ đen. Khối lượng trưởng thành nặng 3,5 – 3,8 kg. Thỏ đẻ khỏe, mỗi năm 6 – 7 lứa và mỗi lứa 6 - 7 con.

Thỏ có màu lông xám tro hoặc xám ghi. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, khối lượng trưởng thành nặng 3,5 - 3,8kg. Thỏ đẻ khoẻ, mỗi năm 5- 7 lứa và mỗi lứa 6 - 7 con. tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%. Thỏ xám thường có màu lông không thật thuần khiết. Cũng như thỏ đen giống thỏ Xám thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình các vùng ở Việt Nam và cũng là giống sử dụng con nái nền lai tạo với giống thỏ ngoại nâng cao năng suất chăn nuôi lấy thịt, lông da.

- Các giống lai:

Có hai giống thỏ mới được lai tạo từ giống Việt Nam và của Pháp (2005 VNGB và 2006 VNGBF), chúng có nhiều ưu điểm, lớn hơn so với thỏ Việt Nam thuần chủng, thích nghi hơn với điều kiện khí hậu Việt Nam, tránh được các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Người cho lai thỏ Việt Nam và thỏ bướm (Pháp), lai thỏ vằn hung (Pháp) và thỏ Việt Nam. Sau khi thuần dưỡng hai loài thỏ lai được, người ta tiếp tục cho lai với nhau để tạo nên giống thỏ 2005 VNGB. Loài thỏ này có hình dáng đẹp như đầu nhỏ, nửa thân sau to, đùi to, lông mượt, thích nghi với khí hậu, nhưng vẫn còn nhược điểm là khá nhỏ so với thỏ nhập ngoại (đạt 5–6 kg), sau đó tiếp tục thuần dưỡng và cho lai tạo với thỏ khổng lồ Pháp, cho ra đời loài thỏ 2006-VNGBF, đạt trọng lượng 7 kg, các loài thỏ lai này cần rất ít cỏ, có thể dùng để nuôi công nghiệp mà vẫn bảo đảm được chất lượng thịt.

Một giống thỏ lai khác là dòng nghiên cứu lai tạo thành công giống thỏ ngoại với thỏ Việt Nam như: Thỏ New Zealand, Califonia, BuocGon cho ra đời giống thỏ mới sạch bệnh, đầy đủ những tính năng, chọn 8 nòi thỏ (PenTaLaGus, Himalayan, Dutch, NewZeland, California, BuocGon, FlanDre, GuaDeLon pe) sau đó cho lai phức tạp (lai tạo chéo) giữa nhiều nòi để bổ sung ưu điểm qua lại, sau đó chọn lọc và đào thải theo tỷ lệ lai: 1: 2: 1, cho ra nòi thỏ mới, sạch bệnh và lớn nhanh tại Việt Nam, được viết tắt là 2008 VINA SB (Thỏ sạch bệnh Việt Nam 2008)

Người ta cũng cho thỏ Tân Tây Lan phối giống với thỏ mắt ngọc ở địa phương, kết quả là đàn thỏ lai lớn nhanh lại ít bệnh so với giống thỏ mắt ngọc mà người dân trong thôn đang nuôi, thịt thỏ lai ngon hơn

P/s: Nếu sai thì mình xin lỗi bạn nha !!!

Bình luận (14)
Lý Thái Sơn
Xem chi tiết
scotty
1 tháng 5 2022 lúc 20:30

Trình bày về một loài vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương ?

- Mik chỉ lấy 1 vd thôi nha, bn làm tương tự :

* Bò vàng :

- Đời sống : Ăn cỏ, thích nghi vs đời sống chăn thả, chịu lạnh kém , là động vật nhai lại, ......vv

- Tập tính : Nhai lại, là động vật đơn thai, .....vv

- Vai trò : 

+ Cung cấp thực phẩm là thịt, sữa , .....

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp (da bò làm trống)

+ Cung cấp sức kéo

+ ..........vv

=> Có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương 

Bình luận (0)
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Đoàn Xuân Sơn
18 tháng 4 2017 lúc 9:22

Bò vàng Việt Nam là giống bò địa phương thuộc nhóm giống bò vàng phương Nam, do vóc dáng nhỏ bé nên người ta hay gọi nó là loài bò cóc, bò cỏ. Bò phân bố tương đối tập trung (57 – 60 % tổng đàn) từ Thanh Hoá dọc theo Quốc lộ 1A đến miền Đông Nam Bộ. Giống bò này nuôi chủ yếu làm sức kéo từ lâu đời chưa được cải tạo, nên không có thiên hướng sản xuất rõ rệt, không có tên riêng mà gọi theo địa danh: Bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Bình Định, bò Phú Yên.

Bò dễ nuôi, thích nghi rộng, chống chịu bệnh tốt, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Bò vàng Việt Nam nhỏ con, khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, ít bệnh tật. Ngoại hình chúng xấu, thấp ngắn, mình lép, mông lép, ngực lép, trán lõm... Tầm vóc nhỏ bé, nên không thể dùng làm nền để lai tạo với các giống bò chuyên thịt hoặc sữa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
17 tháng 8 2023 lúc 8:27

tham khảo

Vòng đời của muỗi:

Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương (ảnh 1)

Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 11 2023 lúc 15:31

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

Bình luận (0)
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
10 tháng 4 2016 lúc 21:16

các ban ơi cứu mình với

 

Bình luận (0)
阮玉京族
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
16 tháng 5 2017 lúc 20:28

1) tên loài động vật :
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại
3)cách nuôi
Làm chuồng trại:đủ ấm về mùa đông thoáng về mùa hè
Số lượng loài : nhiều ( khoảng 400-500 con trong toàn xã)
Cách chăm sóc :thức ăn : cỏ, rơm
lượng thức ăn: nhiều, vì bò là động vật nhai lại nên buổi ngày nên cho ăn nhiều, để ban đêm bò nhai lại.
loại thức ăn : khô hoặc để nguyên (cỏ)
Cách chế biến : để nguyên hoặc làm khô
Thời gian ăn: ban ngày
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng, không để phân ủ trong chuồng
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ chăn nuôi động vật


1) tên loài động vật : trâu
tương tự như bò

1) tên loài động vật : gà
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại
3)cách nuôi
Làm chuồng trại:đủ ấm về mùa đông thoáng về mùa hè
Số lượng loài : nhiều ( khoảng 10 con trong một gia đình nuôi bình thường)
Cách chăm sóc :thức ăn : cám, ngô, các loại hạt, giun
lượng thức ăn: vừa, gà có thể ăn cả ngày nên thả vườn thì tốt
loại thức ăn : khô hoặc hỗn hợp
Cách chế biến : làm khô hoặc trộn
Thời gian ăn: ban ngày đến chập tối
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch sẽ chuồng, không để phân ủ trong chuồng
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ nuôi gà

1) tên loài động vật :
2)địa điểm : chăn nuôi tại gia đình, địa phương
+điều kiện sống: sống trong ao, hồ của hộ gia đình
3)cách nuôi
Làm ao, hồ thả cá đủ tiêu chuẩn (tham khảo thêm trong sách công nghệ)
Số lượng loài : nhiều
Cách chăm sóc :thức ăn : cám, bột ngô, giun, cỏ
lượng thức ăn: vừa đủ (thời gian ăn: buổi sáng, chiều)
loại thức ăn : bột hoặc hỗn hợp
Cách chế biến : cắt nhỏ (cỏ), trộn đối với cám bột
Thời gian ăn: ban ngày, chập tối
Vệ sinh chuồng nuôi: thường xuyên dọn sạch bèo, sen trên hồ, ao. Bón phân cho ao nếu ao nước là loại nước gầy.
4)giá trị kinh tế
Gia đình : đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Địa phương : tăng nguồn thu nhập kinh tế,địa phương nhờ nuôi cá

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Nhật Linh
16 tháng 5 2017 lúc 20:08

Hầu hết các địa phương Việt Nam đều nuôi các loại gia súc (trâu, bò, dê, lợn,...), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng...), cá, tôm, ba ba, lươn,... Các hình thức nuôi tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình và từng địa phương. Có trường hợp thì chăn thả đế con vật tự kiếm ăn và cho ăn thêm. Có trường hợp nuôi nhốt trong chuồng trại và cung cấp toàn bộ thức ăn cho vật nuôi.

Vai trò:

- Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe...) và để lấy thịt, sữa,...
- Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu của các địa phương.
- Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cũng cung cấp thịt, mèo diệt chuột...
- Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng...
- Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị...
Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn, rắn và chim cảnh... với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu,...

Bạn dựa vào các ý trên và viết thành bài nhé!

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
16 tháng 5 2017 lúc 20:12

Mk lấy vd về loài lợn nhá

a) Điều kiện sống:
+ Khí hậu:Thích nghi với khí hậu nhiệt đới.
+ Nguồn thức ăn: Lợn là động vật ăn tạp. Thức ăn của
chúng là các hạt ngũ cốc (ngô, thóc, tấm,cám,gạo,…);Các loại
củ (sắn, khoai, dong giềng, củ từ,cà rốt, …);Một số từ
động vật (Bột cá, giun đất, bột tôm, bột thịt,…). Tuy vậy cần
cung cấp khẩu phần ăn cân đối, phù hơp.
+ Nơi sống: Lợn có thể sống theo lối chăn thả ở các bãi
đất rộng.Chúng cũng có thể được nuôi trong các chuồng
nuôi tại các gia đình hoặc trang trại.
b) Đặc điểm của lợn:
+ Lợn Ỉ


+ Đặc điểm: Lợn ỉ có lông và da màu đen tuyền. Đầu tương đối nhỏ.Trán có nhiều nếp nhăn. Chân khá ngắn; Tai đứng,hướng
về phíatrước,lưng võng, bụng phệ,
đuôi thẳng.

+ Ưu điểm: dễ nuôi vì chịu ẩm, nóng tốt, chịu kham khổ, sức chống bệnh cao, thịt thơm ngon.
+ Nhược điểm: nhỏ con, chậm lớn,ít nạc
nhiều mỡ (tỉ lệ nạc thường chỉ đạt 36% trong khi mỡ lại chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40-50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70-80 kg. Nên trong chăn nuôi người ta đã thay giống lợn ỉ bằng các giống lợn khác  Lợn ỉ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng
+ Lợn Lan đơ rat

+ Đặc điểm: Lợn Lan đơ rat có lông và da màu trắng. Mõm thẳng; Thân hình dài; Bụng thon; Chân cao, Tai to cúp về phía trước. ( Con đực trưởng thành 300-350kg. Con cái 220 – 250kg )

+ Ưu điểm: ngoại hình thể chất vững chắc, thích nghi cao,
chống bệnh tốt, nhanh lớn. Có tỉ lệ nạc cao 54% 56%

+ Nhược điểm: Phải được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt Tiêu
tốn thức ăn tăng trọng khá nhiều.
+ Lợn Móng cái
+ Đặc điểm: Đầu đen, giữa trán có một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục. Mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4 chân. Lưng và mông màu đen kéo dài xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang “yên ngựa”. Lợn có đầu to, mõm bé, dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng, hơi võng. Bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi; lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn; bốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, đa số có 12 vú trở lên.
+ Ưu điểm: Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc điểm tốt nhất của lợn Móng Cái. Lợn Móng Cái dễ nuôi, ít bệnh tật, chịu kham khổ nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự chế biến tại chỗ, tiết kiệm được chi phí so với lợn ngoại.
Giá trị kinh tế
+Làm thực phẩm

Thăn lợn xào chua ngọt
Lợn nướng ngũ vị
Lợn quay

Lưỡi lợn xốt cà chua
Lợn quay
Thịt ba chỉ kho dừa
Thịt lợn hun khói
+ Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp chế biến
Lợn cung cấp 1 số sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như: thịt heo,xương heo
làm hạt nêm . Da heo cung cấp cho
nghành công nghiệp chế biến mì
chính.
+Làm phân bón
+Ngoài 1 số loại phân bón hóa học như: đạm, lân, kali…Con người cũng có thể bón thêm 1 số loại phân chuồng như lợn. Phân bón từ lợn là loại thức ăn khá tốt cho cây trồng.Phân lợn vừa giúp cải tạo đất, cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Tại các chuồng trại hay tại các hộ gia đình, phân lợn không những làm phân bón mà người ta còn xây các bình bi-ô- ga để thắp sáng và đun nấu, tiết kiệm năng lượng điện, chất đốt…
+ Thu nhập
Không những làm thực phẩm, phân bón, nguyên liệu trong công nghiệp…lợn còn đem lại nguồn thu khá lớn. Có những gia đình thu được hàng trăm triệu đồng từ nuôi lợn và giàu nên nhờ nó.
Lợn còn là nghành kinh tế mũi nhọn ở một số địa phương

Bình luận (0)
ILoveMath
Xem chi tiết