Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
28 tháng 1 2016 lúc 14:40

* Khái quát:
- ĐBSCL có diện tích tự nhiên rộng gần 4 triệu ha, dân số tính đến năm 99 là 16,1 triệu người, chiếm 21,1% dân số cả nước
còn diện tích tự nhiên chiếm 11,9% so với cả nước.

- ĐBSCL là vùng lãnh thổ của 12 tỉnh đó là:
               + Long An với tỉnh lị Tân An
               + Tiền Giang - Mỹ Tho
               + Bến tre - Bến Tre
               + Trà Vinh - thị xã Trà Vinh
               + Sóc Trăng - thị xã Sóc Trăng
               + Bạc Liêu - thị xã Bạc Liêu
               + Cà Mau - thị xã Cà Mau
               + Kiên Giang - thị xã Rạch Giá
               + An Giang - Châu Đốc, Long Xuyên
               + Đồng Tháp - Cao Lãnh
               + Vĩnh Long - thị xã Vĩnh Long
               + Cần Thơ - TP Cần Thơ
- ĐBSCL là vùng lãnh thổ mới được khai thác và là vùng đất rất giầu tiềm năng thiên nhiên như đất rừng thuỷ hải sản mà
chưa được đầu tư khai thác triệt để, nhưng cũng là vùng rất nhiều khó khăn và trở ngại với phát triển kinh tế - xã hội và khó khăn
nhất vùng này là thiếu nước ngọt vào mùa khô, diện tích đất phèn cần phải cải tạo rất lớn và lũ lụt triền miên vào mùa mưa.

* Những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL ( Chứng minh vùng ĐBCL là vùng giầu tiềm năng thiên
nhiên).

- VTĐL:
+ ĐBSCL là vùng lãnh thổ cực nam của tổ quốc nằm gần xích đạo hơn gần chí tuyến cho nên thiên nhiên ở vùng này là
nhiệt đới cận xích đạo nóng nắng quanh năm.

+ ĐBSCL cũng nằm ở hạ lưu của 2 hệ thống sông lớn đó là Tiền Giang, Hậu Giang nên đất đai của vùng này luôn được phù
sa của 2 sông này bồi đắp rất màu mỡ.

+ ĐBSCL lại nằm gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca khá tiện lợi trong việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

+ ĐBSCL lại nằm gần TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn cả nước nên TPHCM vừa là nơi cung cấp thiết bị công nghệ
nguồn lao động có tay nghề cao cho ĐBSCL vừa là thị trường tiêu thụ lớn các nguồn lương thực thực phẩm của ĐBSCL...
Tuy vậy ĐBSCL vẫn nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất TG vì vậy vùng này cũng như cả nước luôn luôn bị
thiên tai khắc nghiệt đe doạ mà điển hình là lữ lụt, bão, khô hạn...

- Tài nguyên đất đai:
+ Đất đai ĐBSCL rộng lớn có thể được chia làm 2 phần chính đó là phần thượng châu thổ và phần hạ châu thổ.
Phần thượng châu thổ là vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động của thuỷ triều sóng biển có độ cao từ 2- 4m đó là lãnh thổ
của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, nhưng vùng này vẫn bị ngập nước vào mùa mưa, còn mùa khô thì nước vẫn còn
đọng lại thành những vũng nhỏ ít có giá trị tưới tiêu. Còn đất đai ở vùng thượng châu thổ chủ yếu là đất phèn ít được đầu tư khai
thác.

. Phần hạ châu thổ là vùng đất luôn bị ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng biển đó là đất đai của các tỉnh từ Long An, Tiền
Giang đến Cà Mau. Đất đai trong vùng chủ yếu là đất ngập mặn và những cồn cát thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản và trồng hoa
màu.

. Vùng đất tốt của ĐBSCL là dải đất phù sa ngọt có khoảng 1 triệu ha nằm ven sông tiền, sông Hậu thuộc các tỉnh Vĩnh
Long, Cần Thơ... rất tốt với phát triển lương thực thực phẩm.
Nhìn chung đất đai ở ĐBSCL khá màu mỡ nhưng chủ yếu là do phù sa bồi đắp rất ít được cày xới chăm bón do vậy đất thiếu
dinh dưỡng, đất quá chặt và thiếu các chất ion sắt, Al, Mg...

- Khí hậu:

+ Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo nên nóng nắng quanh năm với nền nhiệt
cao với tổng số giờ nắng trong năm có thể đạt trung bình từ 2200®2700 giờ trung bình một ngày có thể đạt từ 6-7 giờ nắng. Tỉnh
có số giờ nắng nhiều nhất là tỉnh Trà Vinh có 3000 giờ trong năm và tỉnh có số giờ nắng ít nhất là tỉnh Sóc Trăng có 1700 giờ trong
năm. Do có nguồn nhiệt cao vậy nên có khả năng xen canh, tăng vụ gối vụ quay vòng đất quanh năm với hệ thống cây lương thực
thực phẩm nhiệt đới đa dạng mà điển hình là 3 vụ lúa trong năm.

- Do là khí hậu nhiệt đới ẩm nên mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm từ 1400- 1800mm. Nhưng lượng mưa trong vùng
phân bố không đều theo mùa trong đó mùa khô thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến nước mặn ngày càng có xu hướng lấn sâu vào đất
liền.

+ Nhưng khí hậu ĐBSCL nhìn chung là khá ôn hoà ít bão không sương muối vì thế năng suất sản lượng lương thực thực
phẩm khá ổn định.

- Nguồn nước trên sông ngòi.
+ Nhờ lượng mưa trung bình năm lớn lại có mật độ sông ngòi dày đặc với 2 sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang với trữ
lượng nước sông lớn (riêng trữ lượng nước của Sông Cửu Long là 505000 m3/năm và có hơn 1000triệu tấn phù sa/năm. Nếu đầu tư
phát triển thuỷ lợi thì vẫn đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô.

- Tài nguyên S/vật hoang dã trên đất liền ở ĐBSCL còn rất phong phú đó là loài chim, ong, nhiều loài bò sát đặc biệt là các
loại thuỷ sản nước ngọt rất phong phú và hiện nay vẫn còn nhiêù sân chim lớn. S/vật dưới biển rất phong phú mà điển hình đó là hải
sản dưới biển rất phong phú (sản lượng của vùng này đã chiếm tuý tới 42% so với cả nước với 2 ngư trường lớn nhất cả nước tập
trung ở vùng này là Kiên Giang, Minh Hải, NThuận - Bình Thuận. Nguồn tài nguyên hải sản này là cơ sở để phát triển CN đánh bắt
và chế biến với quy mô lớn.

- Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản trên đất liền ở vùng này chưa phát hiện hết mới phát hiện có than nâu trữ lượng nhỏ, than bùn có trữ lượng
lớn mà lớn nhất tập trung ở rừng chàm U Minh - Cà Mau. Ngoài ra còn có một số vật liệu xây dựng điển hình là đá vôi Hà Tiên là
nguyên liệu làm xi măng rất tốt.

+ Khoáng sản dưới biển thì rất phong phú vì ta phát hiện có 2 bể trầm tích chứa dầu mỏ, khí đốt. Đó là bể trầm tích - Nam
Côn Đảo với nhiều mỏ nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng... bể trầm tích vùng trũng Cửu Long và vùng thổ Chu Ma Lai, trong đó
đang khai thác lớn quy mô lớn ở mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng...

- Tài nguyên du lịch: Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm đa dạng giàu tiềm năng, đặc biệt có tài nguyên sông ngòi, rừng chàm,
rừng đước Cà Mau và đặc biệt có khu 7 núi Hà Tiên là những phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn với du lịch sinh thái, du lịch xanh.

- Qua chứng minh trên ta thấy thiên nhiên ở ĐBSCL đa dạng giàu tiềm năng, trong đó tiềm năng đa dạng, phong phú nhất
là:
+ Tiềm năng nhiệt ẩm dồi dào.
+ Tiềm năng đất nông nghiệp rất phong phú.
+ Tiềm năng thuỷ sản với trữ lượng nhất cả nước.
+ Khoáng sản dầu khí cả nước.

Nhưng vùng này rất nhiều khó khăn và trở ngại khó khăn lớn nhất là:
- Thiếu nước ngọt vào mùa khô
- Diện tích đất nhiễm phèn rất lớn cần phải được cải tạo mà lại thiếu nước ngọt để thau chua và rửa phèn.
- Lũ lụt triền miên vào mùa mưa và hiện nay chưa có biện pháp cải tạo hợp lý.
 

Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
6 tháng 2 2016 lúc 10:47

a) Thuận lợi :

- Diện tích lớn (khoảng 4 triệu ha)

- Đất là tài nguyên quan trọng nhất với ba nhóm đất chính .

- Nhóm đất phù sa ngọt màu mớ nhất (chiếm 30% diện tích đồng bằng), phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, tổng số giờ nắng chiếu, chế đọ nhiệt độ cao, ổn định; lượng mưa lớn

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng

b) Khó khăn

- Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.

- Đất phèn, đất mặn chiếm phần lớn diện tích đồng bằng, gặp khó khăn trong việc sử dụng và cải tạo (do thiếu nước trong mùa khô). Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

 

 

Huyen Nguyen Phan Thao
6 tháng 2 2016 lúc 15:08

sorry , em chỉ mới học lớp 6 thôi bucminh

Gia Hân
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
28 tháng 1 2016 lúc 13:18

* Các điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Nước ta nằm ở vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới, bắc bán cầu nên thiên nhiên là thiên nhiên nóng nắng quanh
năm, nước sông biển không đóng băng... cho phép phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường thuỷ quanh năm.

+ Nước ta lại nằm ở phần đông bán đảo Trung ấn lại rất gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca) đồng thời cũng nằm trên
giao điểm của những đường hàng không, hàng hải quốc tế từ TBDương sang AĐDương nên rất thuận lợi phát triển giao thông bằng
đường biển quốc tế.

+ Lãnh thổ nước ta phần đất liền nằm trải dài trên 15 vĩ độ theo hướng Bắc - Nam với chiều dài trên 2000km đó là điều kiện
thuận lợi cho phép nhiều loại hình giao thông đường dài như đường hàng không, đường sắt, đường biển...

+ Địa hình nước ta có nhiều thuận lợi với phát triển giao thông đường biển:
. Nước ta có dải đồng bằng nằm dọc ven biển gần như liền 1 dải là địa hình rất thuận lợi cho phép phát triển giao thông
đường ô tô, đường sắt dọc theo tuyến Bắc-Nam.

. Cấu trúc núi, sông của nước ta ở phía Bắc phần lớn theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở Miền Trung theo hướng Bắc-Nam,
vì thế rất thuận lợi để phát triển các tuyến đường ô tô từ đồng bằng lên Miền núi, các tuyến dòng sông từ bờ biển vào sâu trong đất
liền.

+ Nước ta có nhiều sông lớn lại dài, lại chảy qua nhiều nước rồi mới về ta nên cho phép phát triển giao thông đường sông rất
thuận lợi cả nội địa lânx quốc tế mà điển hình giao thông đường sống phát triển mạnh nhất là ở ĐBSCL.

+ Nước ta có vùng biển rộng với bờ biển dài 3260km trước hết rất thuận lợi phát triển giao thông đường biển, đồng thời có
nhiều thuận lợi để xây dựng nhiều cảng biển, cảng sông biển với công suất lớn (10 cảng chính) với tổng năng lực vận chuyển 8,5
triệu tấn/năm.
 

- Khó khăn:
+ Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệt nhiều thiên tai như lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới gây
nhiều khó khăn trong cản trở, ách tắc giao thông.

+ Địa hình nước ta nhìn chung rất phức tạp (có 3/4 diện tích đồi núi) nhưng có độ dốc lớn và có nhiều dãy núi đâm ngang ra
biển tạo ra nhiều đèo cao dốc đứng như đèo Cả, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông... và nhiều đèo khác. Vì vậy khi phát triển giao thông
đường bộ theo hướng Bắc-Nam phải chi phí lớn để đào hầm xuyên núi hoặc phải làm đường vượt đèo vừa giảm tốc độ, vừa gây
nguy hiểm cho con người.

+ Lãnh thổ phần đất liền nước ta nhìn chung rất hẹp về bề ngang cho nên rất hạn chế đối với phát triển giao thông theo
hướng Đông-Tây, đặc biệt là đường sắt và đường hàng không...
 

* Các điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Vì dân số nước ta đông, nhiều dân tộc và lại cư trú ở mọi vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy có nhu cầu lớn được đi lại giao
lưu quan hệ, đó là nhân tố kích thích giao thông-thông tin liên lạc phát triển 1 cách đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu.

+ Hiện nay ta đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở hạ tầng vềGT-TTLL khá đầy đủ và hoàn chỉnh đó là mạng lưới các tuyến
giao thông đã toả đi khắp các vùng của cả nước, lại có phương tiện kỹ thuật ngày càng được nâng cấp hiện đại cho nên là cơ sở hạ
tầng rất thuận lợi để tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa giao thông thông tin.

+ Nhờ sự quan tâm và đường lối đúng đắn của Đảng với vấn đề phát triển giao thông thông tin trong sự nghiệp công nghiệp
hóa nhờ đó mà thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đang từng bước hiện đại hóa ngành giao thông thông tin liên lạc
nước ta.
 

- Khó khăn:
+ Về trình độ quản lý điều khiển giao thông của nguồn lao động nước ta còn thấp nên làm giảm tốc độ tăng trưởng của
ngành.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của ngành giao thông thông tin liên lạc nhìn chung vẫn còn là một khâu yếu và phương
tiện kỹ thuật già cỗi cũ kỹ cho nên ngành giao thông thông tin liên lạc thật sự chưa đáp ứng nổi cho nhu cầu công nghiệp hóa.

+ Ta đổi mới chậm, thực hiện chính sách mở cửa chậm cũng là nhân tố làm giảm tốc độ của ngành giao thông thông tin liên
lạc.
 

Võ Tân Hùng
Xem chi tiết
Lê Văn Quốc Huy
28 tháng 1 2016 lúc 14:23

* Khái quát.
- ĐBSH có diện tích tự nhiên rộng khoảng 1,3 triệu ha chiếm khoảng 3,8% so với cả nước. Quỹ dân số (99) là 14,8 triệu
người chiếm khoảng 19% so với dân số cả nước.

- ĐBSH là vùng lãnh thổ của 7 tỉnh và 2 thành phố tương đương cấp tỉnh đó là: Thái Bình, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên,
Nam định, Ninh Bình, Hà Nam và 2 thành phố là hà Nội, Hải Phòng tương đương cấp tỉnh.

- ĐBSH là vùng đã hình thành một cơ cấu công nông nghiệp khá hoàn chỉnh với nhiều ngành kinh tế trọng điểm như cơ khí,
điện tử, chế biến nông lâm thuỷ sản.

- ĐBSH hiện nay là vùng đang diễn ra chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ nhất theo xu hướng công nghiệm hóa, hiện đại
hóa...

* Những nguồn lực tự nhiên kinh tế - xã hội.

Thuận lợi : 
-Thuân
+ Vị trí địa lý thuận lợi:
Trước hết ĐBSH có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn nhất cả nước nên luôn được mọi miền đất nước
hướng về. ĐBSH lại tiếp giáp với biển đông, bờ biển dài 400 km, lại có cảng biển Hỉa Phòng thông ra biển lớn thứ 2 cả nước đồng thời lại nó lại nằm ở hạ lưu của 2 con sông lớn đó là sông Hồng và sông Thái Bình cho nên vùng này không những được phù sa của sông ngòi bồi đắp màu mỡ mà rất dễ dàng giao lưu với các nước khác bằng đường biển và nguồn tài nguyên biển rất phong phú.

+ Tài nguyên đất đai nhìn chung là rất màu mỡ vì chủ yếu là đất phù sa ngọt của lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình trong
đó nhất là lưu vực sông Hồng màu mỡ hơn nhiều lưu vực sông Thái Bình, trong 2 vạn ha đất hoang chưa khai thác (99) của đồng
bằng thì có 1 vạn ha là mặt nước, mặt lợ rất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản , đồng thời đất đai trong vùng đều phân bố trên địa hình khá
bằng phẳng nổi tiếng như Thái Bình cho nên dễ khai thác, dễ đầu tư thâm canh tăng năng suất để phát triển lương thực thực phẩm.

+ Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11 ® 4 có nhiệt độ trung bình năm 25-
260c, trong đó nhiệt độ trung bình vào mùa đông từ 13-160c, lượng mưa trung bình 1400-1600mm, tổng t 0 h/động 90000 - 95000c,
nên cho phép sản xuất lương thực - thực phẩm đa dạng và nhiều vụ quanh năm mà điển hình có hệ thống cây sau vụ đông rất phong phú.

+ Nguồn nước tưới trong vùng rất dồi dào do có lượng mưa lớn lại có sông ngòi dày đặc với 2 sông lớn là sông Hồng, sông
Thái Binh với tổng trữ lượng nước trong vùng trên 30 tỉ m3 và tổng lượng phù sa khoảng 16 triệu tấn, cho nên ĐBSH nếu phát triển
thuỷ lợi tốt thì đủ khả năng cung cấp nước tưới quanh năm. Mặt khác do phù sa lớn dẫn đến các vùng cửa sông, ven biển mỗi năm
trung bình thường tiến thêm ra biển hàng trăm mét, nhờ vậy mà ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm diện tích cho
đồng bằng.

+ Tài nguyên sinh vật ĐBSH tuy sinh vật hoang dã cạn kiệt gần hết và thay vào đó bằng hệ thống cây trồng vậy nuôi rất đa
dạng. Điển hình trữ lượng thuỷ hải sản trong vùng khá lớn chiếm khoảng 20% trữ lượng cả nước, là nguồn tài nguyên cho phép
đánh bắt chế biến nuôi trồng với quy mô trung bình và vừa.

+ Tài nguyên khoáng sản điển hình có trữ lượng than nâu 980 triệu tấn, nhưng phân bố dưới độ sâu từ 300-1000m khó khai
thác, trong vùng đã phát hiện nhiều mỏ khí đốt nằm dọc bờ biển Thái Bình điển hình như mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình trữ lượng 1 tỉ
m3. Đặc biệt trong vùng khá phong phú về các loại vật liệu xây dựng như đá vôi: Hải Phòng, Hải Dương, đất sét Kim Môn - Hải
Dương làm gồm sứ và cát thuỷ tinh Vân Hải - Hải Phòng... là những nguồn khoáng sản quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa
trong vùng.

+ ĐBSH được coi là vùng có tài nguyên tự nhiên để phát triển du lịch rất đa dạng, rất hấp dẫn, nổi tiếng với nhiều hang
động như động Hương Tích và bên cạnh vùng lại có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều bãi tắm nổi tiếng như
Sầm Sơn, Đồ Sơn... Đặc biệt có cảnh quan thiên nhiên mà được tạo nên bởi con người rất hấp dẫn đó là ngành du lịch S/thái. Tiềm
năng thiên nhiên ĐBSH là cơ sở để phát triển du lịch trong nước và quốc tế.

+ Dân số và lao động ĐBSH rất dồi dào đặc biệt người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao, nhiều thợ
giỏi, thợ bậc cao nhất ở khu vực phía Bắc và đặc biệt có trình độ dân trí cao nên là động lực chính để thực hiện chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Dân cư và lao động ở ĐBSH vì có lịch sử khai thác lâu đời nên đã tạo ra một nền văn hóa đa dạng nổi tiếng với nhiều lễ
hội như lễ Chùa Hương, Lễ Hội Lim... là nguồn tài nguyên văn hóa, xã hội nhân văn kích thích ngành du lịch văn hóa và nhân văn
phát triển.

+ CSVTHT ở ĐBSH khá phát triển, hoàn thiện mà biểu hiện là:
           . Trước hết vùng này có mật độ giao thông đường bộ cao nhất cả nước trung bình 1,18km/km2, trung bình cả nước chỉ có
0,32 km/km2 với nhiều quốc lộ quan trọng như 1,2,3, 5, 6; nhiều tuyến đường sắt quan trọng như Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội -
Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn... Đặc biệt có sân bay quốc tế Nội Bài lớn thứ 2 cả nước, cảng biển Hải Phòng lớn thứ 2 cả nước
và 2 trạm thu tin mặt đất từ vệ tinh.
           . Trong vùng có nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều thành phố lớn với mật độ đô thị cao nhất cả nước mà điển hình có 3
thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định, 10 thị xã trực thuộc với số dân đô thị hiện nay chiếm tới 35%.
           . Trong vùng đã hình thành nhiều ngành công nghiệp trọng điểm như cơ khí điện tử, dệt may chế biến nông lâm thuỷ hải
sản, ngành này được trang bị kỹ thuật hiện đại và thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài.

+ Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng thì nhờ có thủ đô Hà Nội nằm trong vùng nên luôn gần Đảng,
gần Nhà nước. Vì thế ĐBSH luôn được Nhà nước quan tâm triển khải thực hiện đầu tiên những chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, đặc biệt là những năm qua Nhà nước ta đã đổi mới đúng đắn với nhiều chính sách hợp với lòng dân nên đã kích thích sản
xuất trong vùng ngày càng phát triển.

- Khó khăn:
+ ĐBSH cũng như cả nước nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới mà biểu hiện là khí hậu, thời tiết
diễn biến thất thường khắc nghiệt nhiều thiên tai như nhiều bão, mưa lụt, hạn hán, rét đậm... Cho nên trong phát triển kinh tế - xã
hội đặc biệt là nông lâm ngư luôn luôn phải đầu tư lớn để hạn chế và phòng ngừa hậu quả của thiên tai.

+ ĐBSH vì là vùng đất hẹp người đông nên đất đai ĐB là đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần
cộng với quá trình khai thác sử dụng đất chưa thật hợp lý dẫn đến đất đai ngày càng thoái hóa, bạc màu, giảm độ phì nhiêu...

+ Do quá trình công nghiệp hóa, độ thị hóa ngày càng phát triển nên đất nông nghiệp không những giảm dần về diện tích mà
nhiều vùng đang có nguy cơ bị ô nhiễm đất, nước giảm năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi ảnh hưởng xấu đến đời sống con
người.

+ Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề vân còn thấp với lao động thủ công vẫn là
chính nên hiệu quả sản xuất thấp.

+ CSVTHT hiện nay nhìn chung vẫn còn nằm trong tình trạng lạc hậu kém phát triển và phân bố chưa đồng đều, đặc biệt là những vùng nông thôn vẫn còn rất nghèo nàn với CSHT nên chưa đáp ứng nổi cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cho nên Nhà nước ta cần phải nghiên cứu, vạch ra những phương hướng tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong vùng theo xu
thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2019 lúc 17:13

Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Đông đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc

   - Miền Đông Trung Quốc từ duyên hải vào đất liền đến kinh tuyến 105°Đ.

   - Chiếm gần 50% diện tích, có thuận lợi và khó khăn về tự nhiên là:

      + Thuận lợi:

         • Các đồng bằng rộng lớn, phù sa màu mỡ, dân cư đông, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, nguồn nước dồi dào, vùng nông nghiệp trù phú.

         • Nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.

      + Khó khăn: thường lũ lụt ở các đồng bằng , nhất là đồng bằng Hoa Nam.

   - Với tự nhiên nêu trên, Trung Quốc phát triển mạnh nông nghiệp và công nghiệp.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 11 2019 lúc 4:25

* Thuận lợi:

- Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm án ngữ đường giao thông quốc tế từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại, lại có nhiều cảng hàng không và cảng biển lớn, Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc thông thương và mở rộng hợp tác quốc tế.

- Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn, màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp (trồng cây lương thực, cây ăn quả,…). Dọc bờ biển có dải đồng bằng hẹp nhưng tương đối màu mỡ thích hợp với việc trồng các loại cây nhiệt đới. Cao nguyên Đê-can rộng lớn, ít mưa thích hợp với việc trồng các loại cây chịu hạn.

- Trên các sơn nguyên, vùng chân núi có các đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, ngựa, dê,…).

- Có các hệ thống sông lớn như sông Hằng, sông Ấn… nguồn nước dồi dào, góp phần cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải đường sông, nuôi trồng thủy sản, du lịch,… Ngoài nguồn nước mặt, ở Nam Á còn có nguồn nước ngầm phong phú, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô. Các sông bắt nguồn và chảy trong khu vực miền núi có giá trị thủy điện.

- Khí hậu đa dạng, phân hóa (theo bắc – nam, độ cao địa hình và theo mùa), nhưng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa gió mùa Tây Nam, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản.

- Phía nam Nam Á, đặc biệt là bán đảo Ấn Độ tiếp giáp với biển A-ráp, vịnh Ben-gan, Ấn Độ Dương rộng lớn, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản  biển, làm muối, du lịch biển – đảo,…).

- Khoáng sản nổi bật ở Nam Á là dầu mỏ, than đá, sắt, mangan,… tạo điều kiện để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

- Trên các vùng núi (Hi-ma-lay-a, Gát Tây, Gát Đông) và sơn nguyên (tây bắc Nám Á, Đê-can) với hệ đất feralit thuận lợi cho cây rừng phát triển, cung cấp gỗ cho xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột xenlulô,… Ngoài gỗ, rừng còn cung cấp các loại lâm sản khác như nguồn thực phẩm (nấm, mật ong,…), dược liệu quý,…

* Khó khăn:

- Thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô, nhất là ở các vùng núi, sơn nguyên.

- Ở các vùng núi, sơn nguyên, địa hình bị chia cắt mạnh, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi khi có mưa lớn, đặc biệt là những nơi lớp phủ thực vật không còn. Việc phát triển giao thông, đi lại, khai thác tài nguyên, tổ chức sản xuất ở vùng núi, sơn nguyên gặp nhiều khó khăn.

- Miền núi cũng là nơi thường xảy ra các thiên tai như: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, rét đậm, rét hại, sương muối về mùa đông,…

Lê Thanh Phương
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Đông Thi
13 tháng 2 2016 lúc 16:39

a) Thuận lợi :

-  Khí hậu :

   + Nhiệt đới ẩm gió mùa

       # Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bingf 22 độ - 27 độ ; tổng lượng nhiệt hoạt động : 8.000 độ C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 đến 3.000 giờ. năm

       # Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 đến 2000mm

       # Gió mùa : Gió mùa đông bắc vào mùa đông ở miền bắc gây thời tiết lanh, khô (vào nửa đầu mùa đông) và lạnh, ẩm ( vào nửa sau mùa đông); gió mùa Tây Nam (mùa hạ)

  + Phân hóa :

         # Theo vĩ tuyến (Bắc - Nam) : ở miền bắc có mùa đông lạnh, ở miền Nam có nhiệt độ cao quanh năm

         # Theo mùa : mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, mùa hè và mùa đông ở miền Bắc.

         # Theo độ cao : Khí hậu có sự phân hóa thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600-700m là vành đai cận nhiệt trên núi; trên 2.600m là vành đai ôn đớn trên núi.

     + Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới;

            # Chế độ nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm

            # Áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh

            # Có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi

            # Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng : nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới do có mùa đông lạnh

- Địa hình và đất đai 

     + 3/4 diện tích là đồi núi với các dạng địa hình chính : đồng bằng, trung du, miền núi

     + Đất đai cũng có sự phân hóa giữa các vùng : hệ đất đất phù sa ở đồng bằng, hệ đất feralit ở trung du miền núi

     + Địa hình và đất đai có những thuận lợi đối với nền nông nghiệp nhiệt đới

            # Có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng

            # Cụ thể là cây dài ngày (cây công nghiệp, cây ăn quả), chăn nuôi đại gia súc ở trung du và miền núi; cây ngắn ngày, nuôi thủy sản, thâm canh, tăng vụ ở đồng bằng

b) Khó khăn 

- Tính cất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới

     + Sản  xuất nông nghiệp phụ thuộc ở mức độ lớn vào khí hậu, sau đó là đất đai

     +  Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nền nông nghiệp

- Các thiên tai, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới gió mùa gây ra :

    + Thiên tai : lũ, lụt, hạn hán, bão...

     + Dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi

 

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 11 2018 lúc 9:08

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.

Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:41

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:43

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.