Những câu hỏi liên quan
Yeu DUong nhat
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
17 tháng 5 2021 lúc 20:52
tham khảo của trang hoidap247:

Câu 1

khởi nghĩa chống Pháp ở vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, do hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. Căn cứ chính đặt tại Văn Chấn, sau chuyển về Yên Lập. Khởi nghĩa lan rộng ra nhiều tỉnh ở trung du (Sơn Tây, Hưng Hoá, vv.) và đồng bằng, tạo thành một phong trào chống Pháp mạnh, được nhiều sĩ phu đương thời hưởng ứng. Năm 1890, Nguyễn Quang Bích chết, thuộc hạ của ông (Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đề Thành, vv.) vẫn tiếp tục sự nghiệp. Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần chống Pháp của các dân tộc ít người ở Tây Bắc Việt Nam hưởng ứng chiếu Cần vương.

Câu 2

Nguyễn Quang Bích hai lần sang Trung Quốc cầu viện, chuyến đi thứ hai cũng không mang lại kết quả gì đáng kể. Khi đó thực dân Pháp đã khóa chặt biên giới hai nước, Nguyễn Quang Bích phải luồn rừng vượt suối trở về nước tập trung lực lượng, lập căn cứ mới tại vùng Nghĩa Lộ (châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) để tiếp tục lãnh đạo kháng chiến. Nhân nhân các châu huyện xung quanh ủng hộ lương thực, lập kho dự trữ để đảm bảo cho cuộc chiến. Nghĩa quân ngày càng tăng, nên quân Pháp mấy lần càn quét hai huyện Văn Bàn và Văn Chấn (đầu tháng 12-1886) , đánh vào Đại Lịch (1-1887) đều bị nghĩa quân của ông phục kích đánh, quân Pháp thiệt hại phải rút lui. Bị thất bại, quân Pháp một mặt dùng quân đội đàn áp, một mặt cho tay sai là Bố chánh ngụy tỉnh Hưng Hóa và Tri phủ ngụy Lâm Thao đến dụ dỗ nhưng Nguyễn Quang Bích đã cự tuyệt. Tháng 11 - 1887, Pháp tấn công vào Nghĩa Lộ. Tháng 4 năm 1888, Soái phủ Nam kỳ gửi thêm viện binh ra Bắc, ngay sau đó quân Pháp chia thành hai đạo quân tiến lên Nghĩa Lộ. Nguyễn Quang Bích tập hợp các tướng sĩ bố trí một trận phục kích lớn, dọc đường cả hai dạo quân của Pháp đều chịu thiệt nặng vì bị mai phục, nên mặc dù quân Pháp  chiếm được một số nơi mà vẫn phải triệt hồi. Thời gian sau Nguyễn Quang Bích rời căn cứ Nghĩa Lộ đến Yên Lập là một huyện của tỉnh Phú Thọ để củng cố phong trào kháng chiến tại vùng này. Ở đây, Nguyễn Quang Bích đã phái nhiều đạo quân đi đánh nhiều nơi và cũng thu được một số kết quả.

Uyên Bee
Xem chi tiết
TV Cuber
21 tháng 4 2022 lúc 23:06

refer

 

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tấy, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (quận Hẻo) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang

Trần Mai Thủy Tiên
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
24 tháng 1 2022 lúc 14:11

Khởi nghĩa Phùng Hưng :

-phùng hưng lãnh đạo

-ý nghĩa : Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược

- Thể hiện ý chí quật cường, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của nhân dân ta.

-tóm tắt :

- Năm 776, Phùng Hưng cùng với em là Phùng Hải dựng cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì-Hà Nội).

- Phùng Hưng bao vậy Tống Bình, sau đó chiếm được Tống Bình.

- Sau khi Phùng Hưng mất, con của Phùng Hưng là Phùng An lên thay.

- Năm 791, nhà Đường đưa quân đàn áp, Phùng An đầu hàng.

 khởi nghĩa Mai Thúc Loan :

- mai thúc loan ý nghĩa : - Tuy thất bại nhưng thể hiện được cũng thấy được sự bất khuất, không chịu khuất phục trước thế mạnh trước kẻ thù của từng tầng lớp xã hội dân tộc ta.ãnh đạo

- tóm tắt :

- Năm 712, Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đấu tranh chống nhà Đường.

- Nghĩa quân chiếm thành Hoan Châu, chọn Sa Nam làm căn cứ.

- Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An.

- Năm 722, nhà Đường đưa 10 vạn quân sang đàn áp.

 

 

Nguyen Bill
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
24 tháng 3 2021 lúc 19:54

 

2. Hiện nay, mộ và di tích Lê Thành Phương tại thôn Mỹ Tú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

37. lêhảiͥmiͣnͫh
Xem chi tiết
kodo sinichi
24 tháng 3 2022 lúc 5:32

refer

 

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

=> Như vậy, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra là xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, dẹp tan quân xâm lược. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thống nhất chính quyền hoàn toàn ở thời nhà Nguyễn.


 

Nguyễn Thị Xuân Nhi
Xem chi tiết
Phan Chính Đại
12 tháng 4 2020 lúc 17:02

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.Chia ra 2 lần:Lần 1:Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.Lần 2:

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa  và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Kết quả:

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

Ý nghĩa:

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.Câu 2 nekVào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.
Khách vãng lai đã xóa
Hồ Quỳnh Nga
12 tháng 4 2020 lúc 17:20

 Khởi nghĩa  Hai Bà Trưng: 

a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

 b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

 c﴿ Kết quả:  ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

 Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ

Khách vãng lai đã xóa
_Lương Linh_
Xem chi tiết

1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:

- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:

+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu

+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi

+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân

- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát... 
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.

3,

* Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.

Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :

Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.

{Thơ văn Lý - Trần)

Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

* Nghệ thuật

Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam,  nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”

Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.

Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu..

phạm tuấn khanh
Xem chi tiết
Dark_Hole
23 tháng 2 2022 lúc 9:21

Tham khảo: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử. Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.

qlamm
23 tháng 2 2022 lúc 9:21

Tham khảo

Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.

Dark_Hole
23 tháng 2 2022 lúc 9:21

Tham khảo phần 2: 

Khẳng định vai trò của người phụ nữNói lên sự biết ơn tôn kính của nhân dân trước công lao to lớn của Hai Bà Trưng
Bùi Văn Thái
Xem chi tiết
Thu Thủy
24 tháng 3 2021 lúc 19:41

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu :

+ Ý chí quyết tâm giành độc lập cho dân tộc.

 

Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 19:41

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Ý nghĩa:

- Khẳng định tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, ý chí kiên cường bất khuất , kiến quyết không chịu khuất phục trước sự xâm lăng của quân thù.