Câu 1: Gánh nặng di truyền trong các quần thể người được biểu hiện như thế nào?
Gánh nặng di truyền trong các quần thể người được biểu hiện như thế nào?
Các loại đột biến luôn phát sinh và chỉ một phần bị loại bỏ khỏi quần thể người do chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên . Nhiều loại gen đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo ra những "gánh nặng di truyền" cho loài người. Đó là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gây chết, nửa gây chết… Những đột biến này khi ở trạng thái đồng hợp sẽ làm chết cá thể hay làm giảm sức sống của họ.. Con người đang phải chịu một số lượng lớn các bệnh di truyền.
Cho các xu hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể sinh vật như sau:
(1) Tần số các alen duy trì không đổi qua các thế hệ
(2) Tần số các alen thay đổi qua các thế hệ
(3) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện
(4) Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần
(5) Quần thể đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết là
A. (3), (4), (5)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (3), (5)
D. (2), (3), (4)
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết là : (1) , (3), (4)
Đáp án B
Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
(4) Quần thể được phân hóa tạo thành các dòng thuần.
(5) Làm giảm độ đa dạng di truyền.
(6) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Có bao nhiêu xu hướng biểu hiện ở quần thể tự thụ phấn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Xu hướng của quần thể tự thụ phấn gồm có 1,3,4,5,6
1- Sai vì tần số alen không thay đổi qua các thế hệ tự thụ
Đáp án D
Câu 5: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng? Giải thích.
1. Quần thể tự phối có tính đa dạng di truyền cao hơn quần thể ngẫu phối.
2. Ớ quần thế người, hầu hết các tính trạng đều thuộc loại giao phối có lựa chon.
3. Trong điều kiện không có đột biến, không có tác động của chọn lọc tự nhiên, các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền theo định luật Hacdi -Vanberg.
4. Sự duy trì trạng thái cân bằng di truyền sẽ thúc đẩy sự tiến hóa của sinh vật.
Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA +0 ,28Aa + 0,26aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:
(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể.
(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng.
(4) Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ.
(5) Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 3 thế hệ ngẫu phối.
(6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4
Số lượng các nhận xét đúng là:
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Đáp án C
Tần số alen A = 0,6 => tần số alen a là 0,4
Nội dung 1 sai. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có cấu trúc di truyền là:
0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Nội dung 2 sai. Chỉ có cấu trúc di truyền ở một thế hệ, không nhìn thấy sự biến đổi của nó qua các thể hệ nên không thể kết luận được có hiện tượng tự thụ phấn hay không.
Nội dung 3 sai. Không biết được kiểu giao phối giữa các cá thể trong quần thể nên không kết luận được hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Nội dung 4 sai. Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 1 thế hệ.
Nội dung 5 đúng. Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 1 thế hệ ngẫu phối nên sau 3 thế hệ ngẫu phối thì nó cũng cân bằng.
Nội dung 6 đúng.
Có 2 nội dung đúng.
Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Biết quần thể cân bằng di truyền. Xác suất gặp người bình thường trong quần thể là 16%
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là
Cho các phát biểu về CLTN như sau:
(1) Các cá thể trong cùng 1 quần thể có kiểu gen khác nhau theo thời gian sẽ tiến hóa với tốc độ khác nhau do CLTN.
(2) Mọi đột biến biểu hiện ra kiểu hình đều sẽ chịu tác động của CLTN.
(3) Điều kiện môi trường chính là nhân tố quy định hình thức CLTN diễn ra như thế nào.
(4) Để hình thành nên bộ mã di truyền như hiện nay thì đã phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B
Ý 1: Cá thể không tiến hóa mà chỉ có quần thể và loài tiến hóa ⇒ SAI.
Ý 2: Các đột biến trung tính biểu hiện ra kiểu hình cũng sẽ không chịu tác động
của chọn lọc tự nhiên ⇒ SAI.
Ý 3: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình. Cá thể nào mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại. Do đó, điều kiện môi trường sẽ quyết định đến việc CLTN giữ lại cá thể nào:
- Nếu môi trường ổn định thì chọn lọc vận động diễn ra giữ lại các cá thể mang tính trạng trung bình.
- Nếu môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì chọn lọc vận động diễn ra bảo tồn các cá thể mang kiểu hình thích nghi với hướng biến đổi của môi trường.
- Nếu điều kiện môi trường không đồng nhất thì chọn lọc phân hóa diễn ra đào thải các cá thể mang tính trạng trung bình.
⇒ ĐÚNG.
Ý 4: Mã di truyền là đặc điểm chung phổ biến ở tất cả các loài chứng tỏ nó xuất hiện sớm trong lịch sử tiến hóa. Sự bảo thủ của mã di truyền chứng tỏ nó đã trải qua 1 quá trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử sự sống ⇒ ĐÚNG.
Vậy có 2 ý đúng.
Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể
B. Các bệnh, tật di truyền có thể truyền qua được các thế hệ
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường
D. Các bênh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền
A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể
B. Các bệnh, tật di truyền có thể truyền qua được các thế hệ
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường
D. Các bênh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền
Chọn C.
Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền có thể phụ thuộc vào môi trường ví dụ như hiện tượng bệnh pheniketon niệu. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào chế độ ăn có chứa nhiều pheninalanin hay không.
Ở một loài thực vật giao phấn, có hai quần thể sống ở hai bên bờ sông quần thể 1 có cấu trúc di truyền là 0,64AA:0,32Aa:0,04aa; quần thể 2 có cấu trúc di truyền: 0,49AA:0,42Aa:0,09aa. Theo chiều gió thổi, một số hạt phấn từ quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 và cấu trúc di truyền của quần thể 2 không thay đổi. Giả sử tỷ lệ hạt phấn phát tán từ quần thể 2 sang quần thể 1 qua các thế hệ là như nhau, kích thước của 2 quần thể không đổi qua các thế hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tần số alen A trong quần thể 1 có xu hướng giảm dần qua các thế hệ
II. Tần số alen A trong quần thể 1 giữ nguyên không đổi khi kích thước quần thể 1 gấp 3 lần quần thể 2
III. Sau n thế hệ bị tạp giao thì quần thể 1 biến đổi cấu trúc di truyền giống quần thể 2
IV. Tần số alen A trong quần thể 1 sẽ tăng khi kích thước quần thể 2 nhỏ hơn rất nhiều quần thể 1
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Đáp án D
Tần số alen của quần thể 1: 0,8A:0,2a
Quần thể 2: 0,7A:0,3a
Giao tử của quần thể 2 phát tán
sang quần thể 1 có thể dẫn tới
các hệ quả sau: Tần số alen A
của quần thể I giảm dần
II sai, di nhập gen làm thay đổi tần
số alen
III sai, vì tỷ lệ giao tử luôn thay đổi
nên cấu trúc di truyền của quần thể 1
không thể đạt cân bằng di truyền giống
quần thể 2
IV sai, tần số alen A của quần thể 1
có xu hướng giảm