Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.
Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.
Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí giao thông): Là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia. Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.
- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu...) là điều kiện cần cho quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Dân cư, nguồn lao động: Là nguồn lực có tính quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của hoạt dộng kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra sự tăng trưởng, vừa tham gia tạo cầu của nền kinh tế.
- Vốn: Có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự gia tăng các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả có tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
- Thị trường: Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của thị trường góp phần quan trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Khoa học kĩ thuật và công nghệ: Góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao,...
- Chính sách và xu thế phát triển (thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật,...): là nguổn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Dựa vào hình 23.1, hình 23.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
- Phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
Các nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm những gì? Mỗi loại nguồn lực sẽ đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế?
- Các nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm có nội lực và ngoại lực.
- Mỗi loại nguồn lực sẽ đóng vai trò khác nhau đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Vị trí địa lí là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Em hãy :
1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
2. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự hình thành tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Ý nghĩa của vị trí địa lí :
a) Đối với tự nhiên :
- Quy định đặc điểm cơ bản thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới, gió mùa.
+ Nền nhiệt cao
+ Lượng mưa lớn.
+ Gió mùa Châu Á hoạt động mạnh nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
+ Biển Đông có tác động sâu sắc đến thiên nhiên nước ta. Vì thế thảm thực vật 4 mùa xanh tốt, khác hẳn thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.
- Tạo ra sự đa dạng , phong phú về tài nguyên thiên nhiên.
+ Khoáng sản đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng.
+ Tài nguyên sinh vật phong phú
- Tạo ra sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, giữa ven biển và hải đảo. Hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
- Hạn chế :
+ Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...) nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b) Đối với kinh tế, văn hóa và quốc phòng.
- Về kinh tế :
+ Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hảo và hàng không quốc tế với cảng biển và sân bay quốc tế.
+ Nơi giao nhau gặp gỡ của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo điều kiện cho nước ta giao lưu với các nước trên thế giới.
+ Là cửa ngõ biển thuận tiện của một số quốc gia láng giêngf
+ Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lí...
- Văn hóa - xã hội :
+ Việt Nam và các quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa - xã hội với mối quan hệ lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Về quốc phòng :
+ Có vị trí đặc biệt quan trọng ở Đông Nam A, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chínhh trị trên thế giới.
+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước.
1.
a) Vị trí địa lí
- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Trên đất liền:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
+ Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông.
- Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Phần đất liền:
● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
b)Phạm vi lãnh thổ
Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.
- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
* tham khảo
Ý nghĩa của dân số đối với sự phát triển kinh tế-xã hội *
Là nguồn lao động quí báu cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Là tổng số nam, nữ trong từng độ tuổi
Là sự gia tăng tự nhiên của dân số thế giới
. Là tổng số người sống trên một lãnh thổ
A.Là nguồn lao động quí báu cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Phân tích vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển của kinh tế
Tham khảo:
→ Vị trí địa lý của một quốc gia cũng tạo ra thuận lợi và khó khăn cho đất nước hoặc vùng lãnh thổ đó trong việc trao đổi và tiếp cận các nền kinh tế phát triển và chuyển giao công nghệ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do địa hình ảnh hưởng.
Em hãy lấy ví dụ về một nguồn lực và phân tích vai trò của nguồn lực đó đối với sự phát triển kinh tế ở một quốc gia trên thế giới.
Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:
* Về kinh tế xã hội:
Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.
* Về vị trí địa lí:
Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.
Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.
* Về điều kiện tự nhiên:
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.
Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.
Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:
* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.
- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.
Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.
Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.
* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.
Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).
1.trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng đbscl? tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế của vùng
2. . phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước
3. đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí quảng ninh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của quảng ninh
1/ TBĐĐDCXH:
- Đông dân: 16.7 triệu người (2002). Ngoài người kinh còn có người Khowme, người Chăm, người Hoa.
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa cao.