Lĩnh vực Tình hình phát triển
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
giup vs mina SGK/Tr 93
Tình hình nước ta dưới sự cai trị của triều đình nhà nguyễn là. A)nước yếu dân nghèo là tiền triều dẫn đến mất nước B)nông nghiệp phát triển mạnh C)thủ công nghiệp được khuyết khích phát triển D)ngoại thương phát triển,nội thương đình truệ
Nêu những nét cơ bản về kinh tế ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trên các lĩnh vực : nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ?
* Nông Nghiệp:
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
* Thủ công nghiệp :
- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
* Thương nghiệp :
- Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
* Nông nghiệp :
- Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa đói kém diễn ra dồn dập
- Chính quyền ít quan tâm đến thủy lợi
- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng
* Thủ công nghiệp :
- Xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công như làng gốm Phố Hà, làng dệt La Khê
* Thương nghiệp :
- Việc buôn bán phát triển, ngoài Thăng Long với 36 phố phường, một số đô thị hình thành như phố Hiến (Hưng Yên)
* Tình hình phát triển kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Phát triển không đều, có 2 khu vực sản xuất nông nghiệp với cây trồng vật nuôi khác nhau( có minh chứng)
+ Cây lương thực giữ vai trò quan trọng( có minh chứng)
- Công nghiệp: Được ưu tiên phát triển. công nghiệp có cơ cấu đa dạng nhiều ngành nhưng phát triển chưa đều( có dẫn chứng)
- Dịch vụ: Ngày càng phát triển ( có dẫn chứng). Các nuóc phát triển và có thu nhập cao, trung bình trên dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế( có minh chứng)
ghi cái phần minh chứng giúp mình với:<
nguyễn có những biện pháp gì để phát triển kinh tế về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
1. Những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên.
2. Những nét chính về tình hình nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp thời Trần, vì sao sau chiến tranh nền nông nghiệp nhà Trần lại có sự phát triển.
Câu 1:
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
Câu 2:
* Kinh tế
- Nông nghiệp : Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng ; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ờ các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởnq do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
Câu 1:
* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
1. Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
2. Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.
3. Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
1.chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển
2.Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của các ngành kinh tế Châu Á ( Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ)?
+ Nêu tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á?
+ Sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các khu vực châu Á?
+ Nêu đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á?
+ Nêu một số nét về ngành dịch vụ châu Á?
Một số nét về ngành dịch vụ châu Á
- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.
- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.
Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á
- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.
- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:
+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.
Tình hình thủ công nghiệp,nông nghiệp,thương nghiệp thời Đinh-Tiên Lê ?
- Công nghiệp :
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước : chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan : đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo,xây cung điện, chùa chiền.
+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy...
- Thương nghiệp:
+ Nội thương : việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
+ Ngoại thương : nhân dán hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới.
- Nông nghiệp :
Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.
trình bày những việc làm của nhà trần để phục hồi và phát triển kinh tế. em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà trần ?
- giải thích lí do nhà trần chăm lo đến việc đắp đê
- nêu nhận xét về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời trần
-Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).
- Đây là những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước lúc bấy giờ.
-Lí do: lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra, dân chúng rất cực khổ
- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành
-thương nghiệp: việc buôn bán trao đổi trong nước và nước ngoài được mở mang hơn trước