Câu 1:
Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120; 150/180, bạn hiểu điiều đó như thế nào?
Câu 2:
Vì sao khi mắc bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?
CHo hỏi ạ
- trên tờ kiểm tra huyết áp của 1 người có ghi 120/80 chỉ số này có ý nghĩa gì ?
120mmHg : huyết áp tối đa
80mmHg: huyết áp tối thiểu
Vậy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.
Tham khảo
Dựa trên các cơ sở nêu trên sẽ đánh giá được ý nghĩa bệnh lý của huyết áp. Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.
Tham Khảo:
Dựa trên các cơ sở nêu trên sẽ đánh giá được ý nghĩa bệnh lý của huyết áp. Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.
a)Tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người là: -Vòng tuần hoàn nhỏ:Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải ĐM phổi Phổi(TĐK nhường CO2 nhậnO2 biến máu đỏ thẩm trở thành máu đỏ tươi)TM phổi Tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái ĐM chủ Tế bào của các cơ quan( TĐC nhường O2 cho tế bào,nhận CO2 biến máu đỏ tươi thành máu đỏ thẫm) TM chủ Tâm nhĩ phải. - Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: đặc tính của hệ tuần hoàn làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. + Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng. + Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng nhịp và giảm nhịp. + Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch. + Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đông máu trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca++ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn luôn là một dòng trong suốt. b) Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra. Huyết áp ở trong mạch đạt tối đa tương ứng với thời gian tâm thất co và đạt tối thiểu khi tâm thất dãn. Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn và càng xa tim áp lực càng nhỏ thì huyết áp càng nhỏ. Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu đi càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép của máu lên thành mạch càng giảm dần. c) 120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu. Người có chỉ số này là huyết áp bình thường. Huyết áp 150 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa, người có chỉ số này là người cao huyết áp. * Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì: - Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp. - Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ
Đề và đáp án sinh lớp 8 nhiều đề cấp huyện tham khảo bồi dưỡng học sinh giỏi
Câu 1 :
a, Trình bày vai trò của vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ?
b,Một người có chỉ số huyết áp là 120/80mmHg , Em hiểu chỉ số này như thế nào ?
Câu 2 : a, Kể tên các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hô hấp ?
b, Trình bày các quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bảo ? Các quastrifnh đó diễn ra theo cơ chế nào
c,Giải thích tại sao khi lao động nặng bằng tay chân , thể dục chạy , nhảy , chơi thể thao ... thì nhịp hô hấp lại tăng ?
Câu 3 : a, Kể tên các cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người
b, Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất về tim
c,Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể như thế nào ?
Câu 1:
Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ: Dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2
Chức năng của vòng tuần hoàn lớn: Dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất.
Huyết áp 120/80 mmHg có ý nghĩa:
+ Con số ở trên chỉ áp lực trong động mạch của bạn trong lúc cơ tim co lại; đây gọi là huyết áp “tâm thu”.
+ Số dưới chỉ huyết áp khi cơ tim của bạn đang giãn ra, đây gọi là huyết áp “tâm trương”.
Câu 2:
a,b.
Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
- Sự thở ( thông khí ở phổi ) : Là sự hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên đc đổi mới .
- Trao đổi khí ở phổi :
+ Sự trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đén nơi có nồng độ thấp
+ Không khí ở ngoài phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tới phế nang giàu khí cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang .
- Trao đổi khí ở tế bào:
Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic, nên nồng độ ôxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic thấp hơn trong máu. Do đó ôxi được khuếch tán vào máu và cacbonic từ tế bào khuếch tán vào máu
c.
Khi lao động nặng bằng tay chân, thể dục chạy, nhảy, chơi thể thao, ... thì nhịp hô hấp lại tăng
Vì vận động mạnh hoặc tập thể dục, nhu cầu năng lượng tăng để vận động các cơ. Do đó cần oxi hóa chất dự trữ năng lượng để tạo ra năng lượng. Nhu cầu oxi tăng lên → Tăng hoạt động lấy O2 vào và thải CO2 ra → Nhịp hô hấp tăng.
Câu 3:
a.
Hệ tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.
b.
– Gan đảm nhiệm các vai trò sau:
+ Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng (đường glucose, axit béo,) trong máu ở mức ổn định, phần dư sẽ được biến đổi để tích trữ hoặc thải bỏ.
+ Khử các chất độc đi vào chung với các chất dinh dưỡng.
c.
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau:
Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa cùa ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
Câu 1. Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi
A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.
B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.
Câu 2: Động mạch có đặc điểm gì để phù hợp với chức năng ?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
D. Thành được cấu tạo bới 3 lớp rất dày
Câu 3. Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là
A. 0,1s và 0,7s B. 0,2 s và 0,6s C. 0,3s và 0,5s D. 0,4s và 0,4s
Câu 4: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần tuân thủ những điều gì ?
1. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng
2. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế
biến sẵn
3. Ăn nhiều đường, muối
4. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
A. . 1,2,3 B,2,3,4 C. 1,3,4 D. 1, 2,4
Câu 5. Tim người gồm có mấy ngăn?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 6: Máu vận chuyển qua hệ mạch theo sơ đồ nào là đúng nhất?
A. Tim - Mao mạch- Động mạch- Tĩnh mạch-Tim.
B. Tim - Động mạch - Mao mạch - Tĩnh mạch -Tim.
C. Tim - Tĩnh mạch - Mao mạch - Động mạch -Tim.
D. Tim - Động mạch- Tĩnh mạch - Mao mạch -Tim.
Câu 7. Một chu kỳ tim có thời gian là 0,8s vậy trong 2 phút( 120s) có bao nhiêu
chu kì tim?
A. 65
B. 75
C. 150
D. 95
Câu 8: Trong các loại mạch sau thì thành mạch loại nào dày nhất ?
A. Động mạch
B. Tĩnh mạch
C. Mao mạch phổi
D. Mao mạch ruột
Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Tim hoạt động
suốt đời mà không mệt mỏi vì trong một ...(1)...... tim là 0,8s. Tim hoạt động....(2)
và nghỉ 0,4s.
A. (1) chu kì, (2) 0,5s.
B. (1) chu kì, (2) 0,3s
C. (1) chu kì, (2) 0,4s.
D. (1) chu kì, (2) 0,7s.
Câu 10. Quá trình hô hấp bao gồm các quá trình:
A. sự thở và sự trao đổi khí ở phổi
B. sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào
C. sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào
D. sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.
Câu 11. Hô hấp là gì?
A. Là quá trình không ngừng cung cấp 0 2 cho cơ thề và tế bào, đồng thời loại
bỏ khí C0 2 ra khỏi cơ thể và tế bào.
B. Là quá trình không ngừng cung cấp N 2 cho cơ thề và tế bào, đồng thời
loại bỏ khí C0 2 ra khỏi cơ thể và tế bào.
C. Là quá trình không ngừng cung cấp C0 2 cho cơ thề và tế bào, đồng thời
loại bỏ khí 0 2 ra khỏi cơ thể và tế bào.
D. Là quá trình không ngừng cung cấp S0 2 cho cơ thề và tế bào, đồng thời
loại bỏ khí C0 2 ra khỏi cơ thể và tế bào.
Câu 12. Các cơ quan của hệ hô hấp ở người là:
A. Ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa
B. Hai lá phổi và đường dẫn khí ( mũi, khí quản, phế quản)
C. Máu và gan và thận
D. Tim và hệ mạch
Câu 13. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp ?
A. Bệnh lao, covid 19.
B. Nhồi máu cơ tim.
C. Tiêu chảy.
D. Trầm cảm.
Câu 14. Sự trao đổi khí ở tế bào và phổi có được là nhờ đâu?
A. Sự khuếch tán của khí O 2 và khí CO 2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp.
B. Sự khuếch tán của khí N 2 và khí CO 2 từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ cao.
C. Hồng cầu thẩm thấu qua màng mao mạch.
D. Áp suất chênh lệch cực lớn giữa màng tế bào và màng mao mạch.
Câu 15. Vì sao thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút làm tăng hiệu quả hô hấp?
A. Vì lượng C0 2 vào phổi nhiều.
B. Vì lượng 0 2 vào phổi nhiều.
C. Vì lượng S0 2 vào phổi nhiều.
D. Vì lượng H 2 0 vào phổi nhiều.
Câu 16. Vai trò của hệ tiêu hóa đối với cơ thể người là:
A. Vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
B. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
C. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể và loại bỏ cặn bã.
D. Giúp cơ thể di chuyển, hoạt động, vận động.
Câu 17. Xác định đáp án đúng, sai cho các nội dung sau:
1. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hoá học
2. Thức ăn lipit được biến đổi ở dạ dày.
3. Biến đổi hóa học ở dạ dày là hoạt động của enzim pepsin
4. Ở ruột non, sự biến đổi thức ăn chủ yếu là biến đổi hóa học.
A. 1- Đ, 2- S, 3- Đ, 4- S
B. 1- Đ, 2- Đ, 3- Đ, 4- S
C. 1- S, 2-S, 3- Đ, 4- Đ
D. 1-Đ, 2- S, 3- Đ, 4- Đ
Câu 18: Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt, vì:
A. cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ.
B. một phần cơm cháy đã biến thành đường mantôzơ.
C. cơm cháy đã biến thành cháo
D. thức ăn được nghiền nhỏ.
Câu 19. Hãy nối dòng A và dòng B cho đúng:
Dòng A nơi biến đổi về mặt hóa học: 1. miệng, 2. dạ dày, 3. ruột non.
Dòng B loại thức ăn bị biến đổi: a. tinh bột, b. protein, c.lipit.
A. 1-b, 2-c, 3-a
B. 1-a, 2-c, 3-a
C. 1-a, 2-b, 3-a-b-c
D. 1-c, 2-a, 3-b.
Câu 20. Các cơ quan của tuyến tiêu hóa người là:
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn
B. Gan, tuyến tụy, tuyến nước bọt, tuyến vị
C. Miệng và gan và tụy
D. dạ dày và tuyến vị
Câu 21. Các cơ quan của ống tiêu hóa người là:
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn
B. Gan, tuyến tụy, tuyến nước bọt, tuyến vị
C. Miệng và gan và tụy
D. dạ dày và tuyến vị
Câu 22. về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?
A. Nhai kĩ thì ăn được ít thức ăn hơn
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện
cho các enzim amilaza, pepsin, dịch mật phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất
nuôi cơ thể hơn nên ta ít đói hơn.
C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn
D. Nhai kĩ làm cho ta uống nước nhiều hơn
Câu 23. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ?
A. 1 – 2 giờ
B. 3 – 6 giờ
C. 16 –1 8 giờ
D. 20 – 22 giờ
Câu 24. Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa vì:
A. Ruột non chỉ biến đổi thức ăn loại tinh bột
B. Ruột non chỉ biến đổi thức ăn loại Protein.
C. Ruột non là nơi biến đổi tất cả các loại thức ăn, và là nơi hấp thụ các chất
dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Vì ruột non là nơi chứa cặn bã.
Dựa trên đồ thị về sự biến động huyết áp trong hệ mạch ở người trưởng thành và bình thường, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm thu khoảng 110 - 120 mmHg.
II. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm trương khoảng 70 - 80 mmHg.
III. Huyết áp lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch.
IV. Càng xa tim huyết áp có sự dao động (tăng, giảm) tuần hoàn.
V. Huyết áp lớn nhất là đo được ở động mạch chủ, lúc tâm thất co.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Dựa trên đồ thị về sự biến động huyết áp trong hệ mạch ở người trưởng thành và bình thường, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm thu khoảng 110 - 120 mmHg.
II. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm trương khoảng 70 - 80 mmHg.
III. Huyết áp lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch.
IV. Càng xa tim huyết áp có sự dao động (tăng, giảm) tuần hoàn.
V. Huyết áp lớn nhất là đo được ở động mạch chủ, lúc tâm thất co.
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Dựa trên đồ thị về sự biến động huyết áp trong hệ mạch ở người trưởng thành và bình thường, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Ở người trường thành và bình thường có huyết áp tâm thu khoảng 110 - 120 mmHg.
II. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm trương khoảng 70 - 80 mmHg.
III. Huyêt áp lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch.
IV. Càng xa tim huyết áp có sự dao động (tăng, giảm) tuần hoàn.
Huyết áp lớn nhất là đo được ở động mạch chủ, lúc tâm thất co.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Có mấy chỉ số huyết áp cần quan tâm? Ở người chỉ số huyết áp có giá trị như thế nào là gọi bình thường
Có 2 chỉ số huyết áp cần qua tâm đó là huyết áp tâm thu (lúc tim co) và huyết áp tâm trương (lúc tim giảm). Ở người , huyết áp tâm thu khoảng 110- 120mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70- 80 mmHg sẽ được coi là bình thường.
Chỉ số nào sau đây được coi là chỉ số của người cao huyết áp: A. Huyết áp tối thiểu 90mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg B. Huyết áp tối thiểu 120mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg C. Huyết áp tối thiểu 120mmHg, huyết áp tối đa 160 mmHg D. Huyết áp tối thiểu 90mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg
A. huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg
1 ng có huyết áp là 120/80 mmHg, em hiểu điều đó như thế nào? để rèn luyện hệ tim mạch cần làm gì?
Huyết áp 120/80 mmHg có ý nghĩa:
+ Con số ở trên chỉ áp lực trong động mạch của bạn trong lúc cơ tim co lại; đây gọi là huyết áp “tâm thu”.
+ Số dưới chỉ huyết áp khi cơ tim của bạn đang giãn ra, đây gọi là huyết áp “tâm trương”.