Phân tích giá trị biểu đạt của các từ"gìà","xưa","cũ"trong bài thơ'ông đồ"
viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị biểu đạt các phép tu từ chủ yếu trong bài thơ sau:"ông trời nổi lửa đằng đông...bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà"
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Qua Đèo ngang
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.
– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.
– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.
– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.
=> Đây là bài thơ hay của tác giả Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự buồn, hoài cảm, nỗi niềm vào bài thơ của chính nhà thơ, được tác giả thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng từ ngữ một cách tài tình và tinh tế. Các em học sinh hãy đọc thật kĩ nhiều lần để hiểu hơn giá trị của việc sử dụng nghệ thuật và tâm sự sâu kín của chính nhà thơ.
Tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.
Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Về nội dung của bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
+ Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật của Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
+ Khung cảnh đèo ngang trong buổi chiều tà hùng vĩ nưng hoang sơ, buồn, tiêu điều, xơ xác đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, sâu thẳm mang nặng nỗi sầu nhân thế mà không thể chia sẻ cùng ai của nhà thơ Bà Huyện Than Quan.
Về nghệ thuật :
+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình
+ Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm
+ Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả: đối ý qua tâm trạng: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương
Đối thanh qua lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình: cuốc cuốc= quốc= nước; gia gia= nước nhà.
+ Thể thơ đường luật được sử dụng đầy điêu luyện
Tháng Mười 17, 2018câu 1:phân tích giá trị biểu đạt của các từ "già,xưa,cũ" trong các câu thơ sau
-mỗi năm hoa đào nở
lại thấy ông đồ già
-năm nay đào lại nở
ko thấy ông đồ xưa
những người muôn năm cũ
hồn ở đâu bây giờ?
- Từ "già" phần nào làm hiện lên vẻ già nua của ông đồ. Thời gian đã vẽ lên trên mái tóc ông những sợi tóc trắng, ông vẫn vậy, giữa nếp cũ bày mực tàu giấy đỏ để đi viết chữ thuê. Ông đồ - người của thời cũ, được tôn vinh thời Nho học còn thịnh nhưng khi nền Hán học suy tàn thì ông đồ thất thế, không mấy ai còn xin chữ nữa.
- Từ "xưa" làm hiện lên bóng hình của ông đồ thời quá khứ. Nhớ thời xưa có 2 lí do: Hiện giờ không còn, vắng bóng hoặc ngày nay đã thay đổi, nên hồi cố về thời xưa để so sánh, để nhớ nhung. Ông đồ ở đây vắng bóng bên phố đông người. Hoa đào vẫn nở nhưng ông không còn ở đó nữa. Chi tiết này cho thấy nền Hán học còn rơi rớt lại hoàn toàn đã vắng bóng.
- Từ "cũ" trong cụm "những người muôn năm cũ" cũng có nghĩa tương đương với "xưa" nhưng ở đây không phải chỉ ông đồ mà để chỉ những người xin chữ, vẫn thường ngưỡng vọng chữ ông đồ mà đem về treo ở trong nhà. Những người muôn năm cũ là những người vẫn giữ niềm kính trọng con chữ ông đồ, nay vẫn vậy, có thể họ cũng là những người già, người của thời quá vãng. Những người ấy không biết tìm kiếm ông đồ ở đâu. Trong lòng họ vẫn sống về thời xưa cũ. Nhưng chẳng còn tìm thấy được người đồng điệu tâm hồn nữa.
=> Ba từ "già", "xưa", "cũ" cùng là nói về thời đã qua, thứ đã trôi đi nhưng đều nói đến niềm tiếc thương của tác giả về sự suy tàn của nền Hán học và sự mai một của giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã bị phai nhạt.
Dựa vào bảng 11.5, hãy vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020.
Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 11.5 và các tư liệu thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
- Biểu đồ
Nhận xét
- Về hoạt động xuất khẩu:
+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.
+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.
+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.
- Về hoạt động nhập khẩu:
+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.
+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.
Tìm những bài ca dao , thơ có sử dụng thành ngữ . Phân tích giá trị biểu đạt của các thành ngữ đó .
TỤC NGỮ
1.
Ở đây các bạn có thể hiểu 2 nghĩa là muốn nói tính cần cù siêng năng của con kiến và tính tiết kiệm của nó nếu như nó tha về tổ mà ăn ngay và luôn thì chẳng thể nào đầy được.
2.
Câu nói thể hiện tính đức tính tiết kiêm, ý muốn nhắn nhủ chúng dành dụm từ ít thêm một ít sẽ có ngày thành nhiều, mang ý nghĩa to lớn.
3.
Thể hiện sự tiết kiệm rõ rệt trong từng từ, “ăn ít no lâu” nghe nó rất nghịch lý, tuy nhiên ăn ít ở đây tức là ăn dè chừng ăn dành dụm để ăn được nhiều ngày, còn nếu như ăn nhiều thì những ngày sau sẽ đói không có gì để ăn.
4.
Câu này dịch ra có nghĩa là có ít mà chi tiêu dè dặt hơn có nhiều nhưng tiêu hoang phí, ý muốn phê phán những người tiêu xài phung phí một cách bừa bãi.
5.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Các bạn có thể hiểu là nghĩa của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.
6.
Câu nói trên muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết dành dụm tiết kiệm cho về sau.
7.
Câu trên ý muốn nói là gom góp những điều nhỏ nhặt để tạo thành một thứ lớn hơn.
8.
Ý muốn nói cuộc đời ta sẽ luôn có những chông chênh vấp ngã, đau ốm, bệnh tât. Do vậy mà lúc thành công và khỏe mạnh thì ta nên tiết kiệm cho những ngày sau này đau ốm có cái để lo.
9.
Đây là câu nói ám chỉ những kẻ học đòi, chơi trội, không biết thân biết phận. Tính nhà quan ở đây tức là tính khí của kẻ giàu sang, quyền thế.
10.
Câu này là một câu tục ngữ rất nổi tiếng ở nước ta. Ý muốn nói khi khó khăn đói rách mà có ai thương mình cho mình miếng ăn thì sẽ cảm động lắm. Nhưng khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ. Ý nghĩa thực sự của cầu này là,khuyên ta nên trân trọng những người giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
CA DAO
1.
Hai câu ca dao trên muốn nhắn nhủ chúng ta sống phải biết tiết kiệm và biết ơn những người đã tạo nên thành quả để ta hưởng thụ.
2.
Hai câu thơ thể hiện sự châm biếm đối với những người tham lam, ăn tiêu phung phí qua hình ảnh “ăn dè”, cho đến khi hết tài sản thì chẳng còn gì để mà ăn.
3..
Hai câu ca dao muốn nhắn nhủ chúng ta khi tạo ra thành quả thì hãy nên tiết kiệm lại 1 ít để phòng ngừa sau này sẽ gặp những tai ương bệnh tật mà chúng ta không hề biết trước, đến lúc đó có cái để mà xoay sở.
4.
Hai câu thơ có ý nghĩa tiết kiệm bỏ heo, một hình thức thông dụng khi tiết kiệm, mỗi ngày góp 1 ít không ngờ sau này sẽ hưởng thụ một “mớ”.
5
Ý muốn nói những người đã đủ ăn đủ mặc thì nên dành dụm tiết kiệm, đừng nên tiêu xài phung phí.
6.
Hai câu ca dao thể hiện rõ tấm lòng chung thủy của người con gái cùng với tình yêu thương thắm thiết với chồng minh của một cô gái tràn đầy sức sống. Ngoài ra còn thể hiện là một người vợ tiết kiệm, không tiêu sài phung phí, căn bản.
7.
Ý nghĩa của 2 câu thơ trên là đàn ông miệng rộng thì sang trọng, còn đàn bà miệng rộng thì không phải là người vợ tốt. Muốn nói người đàn ông miệng rộng sẽ dễ dàng tiếp xúc xã giao với xã hội nhiều để kiếm ra tiền. Còn đàn bà miệng rộng thì tham ăn tham tình. Trong 2 câu thơ cũng nói lên tính tiết kiệm của tác giả.
Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả của câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau :
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?"
phân tích giá trị biểu đạt (tác dụng ) của từ t hình t thanh trong đoạn trích mặt lão đột nhiên co rúm lại
Từ " chông chênh " thuộc kiểu cấu tạo từ nào ? Phân tích giá trị biểu đạt của từ đó ?
- Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm - Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững cãi. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì từ “chông chênh” gợi sự nguy hiểm. Đây là một nét vẽ hiện thực mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn trên xe hoặc trên dọc đường đi giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống.
Nêu các hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học và phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
Các hình ảnh so sánh:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”“Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”“Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quàng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy dể khỏi phai rụt rè trong cảnh lạ.”"Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp."Phân tích giá trị biểu đạt: Những hình ảnh so sánh đã khiến câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi tả, thể hiện những cảm nhận trong lòng của nhân vật về thiên nhiên và mọi người xung quanh được rõ ràng và cụ thể hơn.