Ôn tập ngữ văn 12

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Pham Minh Nguyet

câu 1:phân tích giá trị biểu đạt của các từ "già,xưa,cũ" trong các câu thơ sau

-mỗi năm hoa đào nở

lại thấy ông đồ già

-năm nay đào lại nở

ko thấy ông đồ xưa

những người muôn năm

hồn ở đâu bây giờ?

Nguyễn Thu Hương
11 tháng 6 2019 lúc 14:05

- Từ "già" phần nào làm hiện lên vẻ già nua của ông đồ. Thời gian đã vẽ lên trên mái tóc ông những sợi tóc trắng, ông vẫn vậy, giữa nếp cũ bày mực tàu giấy đỏ để đi viết chữ thuê. Ông đồ - người của thời cũ, được tôn vinh thời Nho học còn thịnh nhưng khi nền Hán học suy tàn thì ông đồ thất thế, không mấy ai còn xin chữ nữa.

- Từ "xưa" làm hiện lên bóng hình của ông đồ thời quá khứ. Nhớ thời xưa có 2 lí do: Hiện giờ không còn, vắng bóng hoặc ngày nay đã thay đổi, nên hồi cố về thời xưa để so sánh, để nhớ nhung. Ông đồ ở đây vắng bóng bên phố đông người. Hoa đào vẫn nở nhưng ông không còn ở đó nữa. Chi tiết này cho thấy nền Hán học còn rơi rớt lại hoàn toàn đã vắng bóng.

- Từ "cũ" trong cụm "những người muôn năm cũ" cũng có nghĩa tương đương với "xưa" nhưng ở đây không phải chỉ ông đồ mà để chỉ những người xin chữ, vẫn thường ngưỡng vọng chữ ông đồ mà đem về treo ở trong nhà. Những người muôn năm cũ là những người vẫn giữ niềm kính trọng con chữ ông đồ, nay vẫn vậy, có thể họ cũng là những người già, người của thời quá vãng. Những người ấy không biết tìm kiếm ông đồ ở đâu. Trong lòng họ vẫn sống về thời xưa cũ. Nhưng chẳng còn tìm thấy được người đồng điệu tâm hồn nữa.

=> Ba từ "già", "xưa", "cũ" cùng là nói về thời đã qua, thứ đã trôi đi nhưng đều nói đến niềm tiếc thương của tác giả về sự suy tàn của nền Hán học và sự mai một của giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã bị phai nhạt.


Các câu hỏi tương tự
Lê Viết Lưu Thanh
Xem chi tiết
Anti J97 Phương Tuấn môi...
Xem chi tiết
hành lê
Xem chi tiết
Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Kim Trang
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Si Men
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết