Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 8:54

Tham khảo:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.

+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.

+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 16:32

Tham khảo

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 16:55

Tham khảo: Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

Năm 1739, Hoàng Công Chất phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh đã liên kết với một số cuộc khởi nghĩa khác của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… gây không ít khó khăn cho triều đình Lê - Trịnh. Năm 1748, khi quân Trịnh tấn công, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng Công Chất lui tạm vào vùng thượng du Thanh Hoá, rồi tiến sang vùng thượng Lào hoạt động.

Cùng thời điểm đó, ở Mường Thanh có hai người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ (một tộc người trong nhóm Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc). Vì lực yếu, nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất. Cuối năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất tiến vào Tây Bắc. Đến năm 1754, ông cùng các tướng người Thái lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống ấm no cho dân Mường Thanh.

Sau chiến thắng giặc Phẻ, Hoàng Công Chất chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, xây dựng thành Bản Phủ vào năm 1758. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Mường Thanh trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất là người có công trong việc truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây, là nhân tố chính đoàn kết cộng đồng các dân tộc, trở thành đức Thánh của lòng dân.

Ngày 25/2/1767, Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông tiếp tục chỉ huy, cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị chính quyền Lê - Trịnh dập tắt.

Bình luận (0)
Vũ Thị Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Anh
18 tháng 12 2017 lúc 21:09

Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai- Hà Nội.

Đầu năm 1980, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai. Ngiã quân hoạt động ở vùng Tây Sơn, lực lượng hùng hậu, về đánh chiếm kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Vua Trần phải bỏ thành chạy lên Bắc Giang. Sau đó cuộc khởi nghĩa bị triều đình đàn áp.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 18:57

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Bình luận (0)
Nguyen huy
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
18 tháng 4 2022 lúc 11:42

bạn tham khảo nha

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

diễn biến dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

kết quả dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

chúc bạn học tốt nha.

Bình luận (0)
nguyen hoang long
Xem chi tiết
Long Sơn
30 tháng 3 2022 lúc 20:35

Tham khảo

1. 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

 

Bình luận (0)
trần anh quan
Xem chi tiết
NLT MInh
2 tháng 3 2021 lúc 12:12

1/Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI

- Nguyên nhân:

+ Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".

+ Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng.

- Diễn biến: Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

 
Bình luận (1)
NLT MInh
2 tháng 3 2021 lúc 12:14

b/Những khởi nghĩa đó thất bại vì

-Ko đủ lực lượng

-Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết

-Một số cuộc khởi nghĩa còn bị bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng

Bình luận (0)
Khuất Mai Hiền
Xem chi tiết
Lê Như
30 tháng 1 2016 lúc 6:57

Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh ; rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải ( Quảng Đông - Trung Quốc ). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

    Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.

Bình luận (0)
Lê Thị Quỳnh Giao
30 tháng 1 2016 lúc 15:45

1. 

a) Xã hội ( xem Sgk )

b)Văn hóa

- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận 

- Truyền vào nước ta : nho , đạo , phật giáo và các luật lệ phong tục của người Hán .

-> Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên , vẫn giữ phong tục tập quán người Việt : nhuộm răng ,  ăn trầu , làm bánh chưng , bánh giày ,... học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách học của riêng mình .

2.

-Năm 248 , cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Thanh Hóa ) Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp quân Ngô ở Cửu Chân rồi lan khắp Giao Châu .

-Được tin , nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 sang đàn áp , chúng vừa đánh vừa mua chuộc , tìm cách chia rẻ nghĩa quân 

-Thế giặc mạnh , nghĩa quân chống đỡ không nổi , cuộc khởi nghĩa bị đàn áp , Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng . hiuhiu

Bình luận (0)
xinh gái không giới ha...
31 tháng 1 2016 lúc 10:40

gianroikhó

Bình luận (0)