viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm mà ta không có"
(ngắn thôi nha)
viết một đọa văn chứng minh ngắn về chứng minh rằng văn chương '' gây cho ta những tình cảm ta không có ''
Tham khảo
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.
viết 1 đoạn văn từ 5đến 7 câu chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có.Trong đó có sử câu bị động
thank mọi người
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?
Viết 1 đoạn văn khoảng từ 8 - 10 câu chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Tham khảo :
Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng
Tham khảo
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”Câu nói của Hoài Thanh rấт đúng. Trong văn chương, chúng ta đã được học rấт nhiều điều ý nghĩa từ nó. Lời nhận định trên đã được chứng minh trong văn bản” Bạn đến chơi nhà” của Nguyên Khuyến.Sau khi đọc xong bài thơ ta được bồi đắp thêm nhiều tình cảm mới.Tình cảm mà chúng ta có thể học hỏi ở đây Ɩà tình bạn cao hơn vật chất.Hay trong bài thơ” Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.Chúng ta học được về sự lên án gắt gao xã hội phong kiến xưa, đồng thời thể hiện niềm thương xót cho người phụ nữ.Tóm lại, “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”.
Chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm mà ta không có".
Gợi ý:
Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.
Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có". Trong đoạn văn có sử dụng 1 trạng ngữ (gạch chân).
BÀI THAM KHẢO 1:
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?
BÀI THAM KHẢO 2:
BẠN THAM KHẢO NHA.
Viết đoạn văn giải thích và chứng minh:"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện tình cảm ta sẵn có".
https://hoidap247.com/cau-hoi/1715085 bạn vào đường link này tham khảo nhé
Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.
Với những tác phẩm văn chương đã học, hãy chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có..." bằng một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy
HELP ME!!!
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.
Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời...
Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.
Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.
Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh.
Viết đoạn văn chứng minh chủ đề : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có .
Tham khảo:
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.
REFER
Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó
Tham khảo:
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương....luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, có những tình cảm, cảm xúc sẵn có trong mỗi người nhưng nhờ có văn chương mà nó trở nên sâu sắc hơn. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống và phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.
viết đoạn văn chứng minh luận điểm văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.
Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.
Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.
Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.
Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.
Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.
Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.
Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.
Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.
Đề 1: Dựa vào chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước đã học, hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đề 2: Dựa vào chùm ca dao về tình cảm gia đình đã học, hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.