Những câu hỏi liên quan
Dao Dao Love Sky {[( Coo...
Xem chi tiết
Bong Kylie
3 tháng 8 2019 lúc 15:10

https://h.vn/hoi-dap/question/188144.html . Link đáp án

Bình luận (0)
hoc khong can gioi chi c...
Xem chi tiết
Du Thiên
23 tháng 7 2016 lúc 10:36

ban oi day la toan

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
25 tháng 7 2016 lúc 21:03

Ông trời 

Mặc áo giáp đen

 

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

 

Múa gươm

Kiến

 

Hành quân đầy đường

 

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

 

 

Bình luận (3)
Yoshikawa Saeko
25 tháng 7 2016 lúc 21:45

làm cho bài thơ thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

Bình luận (1)
Nguyễn Hữu Thế
26 tháng 7 2016 lúc 14:54

Tác dụng:  NHờ vào biện pháp nhân hoa staif tình tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh của vạn vật trong cơn mưa ở vùng quê. Mọi vật được hiện lên với cái nhìn sinh động " mặc áo giáp đen; múa gươm, hành quên đầy đường". Hình ảnh nhân hóa khiến cho loài vật trông gần gữi với con người hơn.Đồng thời tác giả cũng muốn ca ngợi vẻ đẹp vạn vật trong cơn mưa.

Lê Nguyên Hạo~ ông phân tích hay ghê! limdim

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 6 2018 lúc 15:32

Phép nhân hóa trong khổ thơ:

+ Ông trời mặc áo giáo đen ra trận

+ Muôn nghìn cây mía múa gươm

+ Kiến hành quân đầy đường

Bình luận (0)
lê thu hà
Xem chi tiết
♡ᏂàᏁッᏁᏂi♡
29 tháng 7 2018 lúc 15:44

Sinh ra và lớn lên tại một làng quê thuộc huyện Nam Sách, năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Nhiều bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời được tác giả viết khi còn học tiểu học. Bài thơ Mưa được chàng thi sĩ tí hon này viết năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Từ lúc sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mưa, từ cây cỏ đến những con vật như chó, gà con, lũ kiến,... đều được cảm nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh.

Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.

Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được, nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi... được chú bé nói tới, nhắc tới. Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn  Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai  nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người hiền đang đu đưa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa. Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động... được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời... Sấm như một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.

Cảnh trời mưa được diễn tả bằng 14 câu thơ. Mưa rơi trong tiếng gió ù ù như xay lúa. Giọt mưa lộp bộp  Lộp bộp rơi! Trong màn mưa, đất trời trở nên mù trắng nước. Và mưa chéo mặt sân  sủi bọt. Bé Khoa đã dàn dựng một hoạt cảnh mưa có cóc, chó và cây lá thật hóm hỉnh:

Cóc nhảy lồm chồm

 Chó sủa

Cây lá hả hê.

Mưa làm mát dịu trời đất mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. Cây lá hả hê vui sướng đón cơn mưa nhân hoá thoát sáo và rất gợi cảm. Ở đây mưa là nguồn gốc sự sống, mưa là niềm vui đợi chờ.

Cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xưa nay:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Mọi thứ của vũ trụ như sấm chớp, mưa đều đội trên đầu bố em. Chữ đội được điệp lại 3 lần, không chỉ cực tả sự vất vả dãi nắng dầm mưa của bố em, của người dân cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sau vần thơ là lòng biết ơn, kính yêu của Khoa.

Mưa là một bài thơ hay. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê được cảm nhận và miêu tả tinh tế. Các câu thơ ngắn 1, 2, 3... chữ đan cài vào nhau, kết hợp với vần chân đã tạo nên nhạc điệu thơ, gợi tả tiếng mưa rơi, nghe rất vui. Phép nhân hoá và nghệ thuật sử dụng các từ láy (rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê) đã tạo nên những vần thơ, những hình ảnh hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thi vị. Mưa là một bài thơ đặc sắc của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.

Bình luận (0)
Fudo
29 tháng 7 2018 lúc 15:45

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau:

"Ông trời

Mặc áo giáp đen 

Ra trận

Muôn nghìn cây mía 

Múa gươm

kiến 

Hành quân

Đầy đường"

               Bài làm :

Ông trời 

Mặc áo giáp đen

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

 

Múa gươm

Kiến

 

Hành quân đầy đường

 

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

 

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

 

Múa gươm

Kiến

 

Hành quân đầy đường

 

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

Bình luận (0)
Fudo
29 tháng 7 2018 lúc 15:46

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau:

"Ông trời

Mặc áo giáp đen 

Ra trận

Muôn nghìn cây mía 

Múa gươm

kiến 

Hành quân

Đầy đường"

Bài làm :

Ông trời 

Mặc áo giáp đen

Ra trận;

=> Ý nói bầu trời chuyển sang màu đen, sắp mưa

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

=> Ý nói : Gió thổi lớn làm những cây mía nghiêng qua nghiêng lại, kiến tìm đường về tổ.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2023 lúc 20:12

a.

BPTT: nhân hóa "ông" và "mặc áo giáp đen ra trận".

Tác dụng: làm hình ảnh sự vật mặt trời trở nên gần gũi, sinh động, có hồn hơn đồng thời việc gợi tả hành động nắng lên thêm đặc sắc, độc đáo. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, khí thế, thơ có hồn hơn hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự nhân hóa.

b.

BPTT: nhân hóa "vắt nửa mình sang thu"

Tác dụng: giúp gợi tả hình ảnh mong manh của đám mây thay đổi dáng hình khi đón trời thu, thể hiện nên ý tác giả muốn diễn đạt rằng đám mây ấy vẫn còn day dứt không nỡ chia xa mùa hạ đã gắn bó ba tháng trời nhưng buộc phải chia vì đó là quy luật tự nhiên. Từ đó làm sự vật mây trở nên có hồn hơn, câu thơ thêm sâu sắc ý nghĩa giàu giá trị gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Giang
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
22 tháng 9 2016 lúc 20:42

Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.

Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được, nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi... được chú bé nói tới, nhắc tới. Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn  Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai  nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người hiền đang đu đưa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa. Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động... được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời... Sấm như một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.

Bình luận (1)
Lê Nguyên Hạo
22 tháng 9 2016 lúc 20:42

Bạn tham khảo thôi nhé.

Bình luận (1)
Tanjiro Diệt Quỷ 2k9 (ɻɛ...
Xem chi tiết
thắng
9 tháng 2 2021 lúc 16:22
Biên pháp nhân hóa: Ông trời- mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía- múa gươm, kiến- hành quân đầy đườngTác dụng: Nhân hóa các sự vật  với các cử chỉ " mặc","múa gươm"," hành quân" và gọi:" Ông trời" như một con người, làm cho cảnh vật trước cơn mưa thêm gợi tả gợi cảm, sinh động gần gũi hơn.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sana .
9 tháng 2 2021 lúc 16:22

Có 3 sự vật được miêu tả bằng những từ ngữ để gợi hoặc tả con người. (1) Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.

(2) Muôn nghìn cây mía múa gươm

(3) Kiến hành quân đầy đường.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lưu Quốc Việt
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
9 tháng 6 2020 lúc 9:23

-Biên pháp nhân hóa:+ Ông trời- mặc áo giáp đen ra trận.

                                  +Muôn nghìn cây mía- múa gươm.

                                  + Kiến- hành quân đầy đường.

-Tác dụng: Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc mưa ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. Ông trời - mặc áo giáp đen chính là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời , như một chiếc áo giáp màu đen hùng dũng .Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió chính là hình ảnh của những cây mía bị gió to thổi khiến chúng bị ngả nghiêng nhưng qua lối nhân hóa tài tình của Trần Đăng Khoa , ta có thể nhận thấy được hình ảnh của những cây mía thì giống như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo ; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối để tránh mưa thì lại  như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.Như vậy, biện pháp so sánh đã làm cho bức tranh Mưa hiện lên một cách vô cùng sinh động , chân thật .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
o(〃^▽^〃)oMEOWM nhó ❤
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
22 tháng 4 2021 lúc 20:21

Trời đất vào hạ. Đã hết rồi những cơn gió mang hơi lạnh, nhiệt độ tăng dần lên. Mặt trời cũng trở nên cáu kỉnh hơn, xua đuổi hết những đám mây quanh mình để bừng bừng tức giận ném xuống mặt đất những tia nắng rát bỏng. Không khí bị đốt cháy, cảm giác tất cả đều râm ran với cái nóng đặc trưng của mùa hạ. Khi ấy, vạn vật đều khát mưa. Và mưa để chiều lòng vạn vật, mưa tới bất ngờ ồn ào, vội vã.
Mưa đến từ đâu? Người ta nói mưa là nước mắt của trời. Mưa là nước từ trời rơi xuống nhưng vẫn là nước của mặt đất thôi. Nước bốc hơi, lơ lửng trên không trung xa vời rồi tích tụ lại thành mây. Mây sẽ cho mưa. Mưa mùa đông đến nhẹ nhàng. Bầu trời mùa đông lúc nào cũng xám xịt nên chẳng thể thấy rõ cơn mưa tới thế nào. Mùa hè, trời đang quang mây nhưng cũng có thể có mưa trong chốc lát. Bầu trời cao, trong xanh nhưng chẳng ai có đủ sức chịu đựng để ngẩng lên ngắm nhìn bởi nắng trong suốt dễ làm chói mắt. Rồi bỗng chốc, có những cơn gió lớn. Gió thổi đến từ đằng chân trời xa xa những đám mây to, lừng lững, đen sì như những ông thần đèn hộ pháp mặt mày dữ tợn thường thấy trong truyện cổ tích. Không khí cũng dịu bớt, giãn ra. Gió thổi cuốn theo những đám lá khô rồi hậu đậu hất tung vung vãi chúng đi khắp nơi. Bầu trời chẳng mấy chốc bị bao phủ bởi màu đen xám xịt. Những tia chớp cứ nháy nháy liên hồi giống như các nhiếp ảnh gia đang thi nhau thử đèn flash của máy ảnh vậy. Kèm theo thứ ánh sáng xanh lè, nhập nhoàng ấy là tiếng sấm ầm ầm, đùng đoàng từ xa vang lại. Hơi ẩm bắt đầu lan tỏa khắp nơi. Cơn giông báo hiệu mưa sẽ đến.
 
   Cây cối như đang reo vui, hùa theo nhịp điệu của gió mà đung đưa lá cành mời gọi mưa tới. Những nàng chuồn chuồn áo đỏ, áo đen đang nháo nhác bay là là trên mặt đất, có lẽ để tìm gốc cỏ nào đó an toàn để tránh mưa. Những chú chim đỏng đảnh không cất cao giọng hót nữa. Đàn gà ngoài sân không cần chờ đến chạng vạng cũng biết đường lũ lượt dẫn nhau vào chuồng. Gà mẹ nhớn nhác tìm lũ con, đàn gà con xớn xác chạy lại núp cánh mẹ. Lũ trẻ con đang chơi vui cũng phải lủi thủi quay về nhà. Mẹ và chị vội vã cất những dây quần áo đã hong khô, còn thơm mùi nắng. Bác nông dân hối hả khuân từng thúng thóc vàng ươm chờ phơi già nắng đi cất. Tất cả đều hối hả trước cơn mưa.

Thế rồi, mưa! Bộp! Bộp! Bộp! Những giọt nước mưa nặng trĩu rơi xuống, in thành hình giọt nước tròn tròn to tướng trên nền sân gạch đang khô cọng vì nắng trước đó. Ban đầu, hạt mưa to nhưng thưa thớt. Tiếng lộp bộp rơi xuống mái tôn tạo nên âm thanh ầm ĩ như một bản giao hưởng thiếu vắng sự chỉ đạo của nhạc trưởng. Dần dần, mưa dày lên, mỗi lúc một nặng hạt, giọt to giọt nhỏ trút xuống ào ào như một con thác. Nước mưa trắng xóa, vội vã đáp xuống mặt đất, va đập lánh chanh tạo thành nhịp điệu: lúc rào rào như nốt son, nốt la, rồi lại ngớt đi, âm thanh nhẹ hơn như một nốt đồ trầm, rồi lại rào rào tiếp tục đoạn cao trào của khúc tráng ca. Họa theo tiếng mưa là âm thanh của sấm và ánh sáng xanh lè của chớp. Tưởng như trên bầu trời đang bị rò rỉ nguồn điện, luồng sáng điện rạch ngang bầu trời rồi sau đó là âm thanh loẹt xoẹt râm ran. Có những lúc gay gắt, trời sai thiên lôi giáng xuống đất những nhát búa điện chát chúa, sét xuất hiện khiến mọi vật đều phải rùng mình, kinh hãi.

Chẳng mấy chốc, nước đã ngập tràn trên đường đi, chảy thành dòng, lũ lượt theo nhau lọt xuống những chiếc cống to đùng, chôn sâu dưới đất. Vậy là nước đã hoàn tất một vòng đường đời của mình và tiếp tục cho một chu trình mới hoàn toàn liên tiếp. Trên các ngả đường, có những người vẫn bị mắc kẹt trong mưa, lụp xụp trong những tấm áo mưa rộng thùng thình. Nước mưa làm cay xè đôi mắt, nhòe nhoẹt tầm nhìn phía trước. Bùn đất được dịp nhảy nhót, bám theo những chiếc xe để có thể đi chu du đến một nơi hoàn toàn xa lạ.

Mưa kéo dài được vài chục phút đồng hồ. Rồi cơn mưa ngớt. Sấm sét cũng đã ít dần, chỉ còn lại dư âm xa xa, chớp cũng thôi không nháy sáng nữa, chỉ còn tiếng mưa rì rầm. Những hạt mưa đan dày vào nhau nhưng không nặng nề, cồng kềnh như anh chị đi trước nữa. Không còn sợ sệt bởi sấm sét, lũ trẻ con bắt đầu ùa ra tắm mưa. Tiếng cười khanh khách hòa lẫn vào trong mưa. Quần áo ướt nhẹp rồi chúng lại rủ nhau chơi đá bóng. Tranh giành nhau quả bóng dưới mưa thật hả hê. Sau những cú đá là cả bóng và nước bị hất đi tung tóe khắp nơi. Cơn nóng trong người được xoa dịu ngay bằng thứ nước mát lạnh của trời, nếu thích có thể ngửa cổ lên uống từng ngụm nước ngòn ngọt như có pha thêm đường.
 
Những đám mây đen kịt lúc trước đang tan dần, trả lại màu tươi sáng cho bầu trời. Mưa thưa dần. Những giọt nước mưa cuối cùng lẻ loi rơi xuống kết thúc cơn mưa. Mưa tạnh. Bọn trẻ ngơ ngác, ngẩn ngơ tiếc nuối cơn mưa. Mưa tạnh rồi, tranh nhau bóng cũng hết cái thú vị, thế nên tàn cuộc chơi, tiu nghỉu về nhà kẻo bị mẹ cho ăn đòn. Chim chóc từ những cành cây, kẽ lá lại ríu rít bay lượn, hót véo von. Cảnh vật sau mưa thật trong trẻo, tinh khôi. Cây cối dường như xanh non mỡ màng hơn. Những chiếc lá già mang vẻ u ám, bám đầy bụi bẩn lúc trước được mưa tắm gội cũng trở nên bóng bẩy, tràn đầy sức sống. Đường phố sạch sẽ hơn tuy vẫn còn những vũng nước đục ngầu đọng lại trong ổ gà, ổ vịt. Nhịp sống hối hả lại diễn ra dường như chẳng để ý đến nắng lên, e ấp, hưng hửng. Nắng sau mưa nhẹ dịu, chan hòa cùng gió, gió hiu hiu thổi làm rung nhè nhẹ những vòm cây. Bầu trời cũng quang đãng, trong xanh như tấm kính lớn được lau hết mây, hết bụi.

    Cơn mưa mùa hạ ghé qua, đánh thức sức sông trong vạn vật. Vạn vật có mưa về như được tiếp thêm sinh lực để chống chọi với cái nắng gay gắt mùa hạ, để hoa nở thêm hương, để trái ngọt trên cành, để tiếng chim thêm trong và con người dường như cũng vui vẻ, dễ chịu hơn với những người xung quanh mình.

Bình luận (0)