Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
DOAN THAO UYEN
Xem chi tiết
hai van
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 9:51

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Phân tích hình tượng nhân vật Tnu khi bị đốt 10 đầu ngón tay:

* Khi đôi bàn tay còn nguyên vẹn lành lặn.

- Bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho để chinh phục con chữ, để mở đường đến với lí tưởng cách mạng -> con đường đến với cán bộ cách mạng. -> bàn tay quyết tâm

- Cầm đá đập đầu mình chảy máu để tự chừng phạt mình, tự nêu cao quyết tâm: phải chinh phục con chữ, sau này trở thành cán bộ cách mạng như anh Quyết -> bàn tay tự trừng phạt.

- Chỉ tay vào bụng, dõng dạc nói: “Cộng sản ở đây” -> bàn tay trung thành.

- Bàn tay yêu thương: nắm lấy tay Mai.

- Bàn tay chất chứa căm hờn: bíu chặt gốc cây và bứt đứt hàng chục trái vả, bứt đứt hàng chục trái vả lúc nào không hay.

=> Đó là biểu hiện của đôi bàn tay khi còn nguyên vẹn và lành lặn.

* Khi đôi bàn tay bị hủy hoại.

- Bàn tay đau đớn và tật nguyền. (Tnú bị kẻ thù bắt và quấn giẻ, tẩm dầu xà nu lên 10 đầu ngón tay, đốt từng ngón một. Chúng nhấm nháp nỗi đau đớn của Tnú. Chứng tích là sau này, mỗi ngón đều bị cụt mất một đốt)

- Bàn tay khơi dậy lòng căm thù và dũng khí giết giặc. (10 ngón tay anh khi bị biến thành ngọn đuốc, địch không chỉ đốt cháy ngón tay anh mà còn đốt cháy lòng căm hờn trong anh. Điều đó biến thành sức quật khởi, anh thét lên một tiếng tạo thành sức mạnh quật khởi: “Giết”. Cụ Mết đã đồng thanh hô hào đám thanh niên. Họ cùng xông vào giết chết 10 tên địch. Họ giành được chiến tích đầu tiên: xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Họ đã có thêm niềm tin, sức mạnh cầm vũ khí để kháng cự và chiến thắng kẻ thù)

- Bàn tay trừng phạt, quả báo. (trong một trận công đồn, Tnú đã nhận nhiệm vụ đi vào công đồn giết một tên địch. Đó là nhiệm vụ nguy hiểm nhưng anh vẫn nhận nhiệm vụ. Tnú với đôi bàn tay cụt đốt đã đi vào giết giặc trong hầm ngầm cố thủ, đó là tên chỉ huy nguy hiểm. Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi anh đi từ sáng vào, còn địch ở trong tối nhìn ra. Tnú đã dùng chính đôi bàn tay cụt đốt của mình bóp cổ tên giặc, dùng đèn pin soi vào mặt hắn để hắn thấy rõ đôi bàn tay quả báo của anh. Và Tnú còn khẳng định với cụ Mết rằng đó là thằng Dục. Cụ Mết hỏi: Chắc không. Anh quả quyết: Chắc chứ. Đối với anh, đứa nào cũng là thằng Dục. Thằng Dục chính là thằng đã tra tấn anh, đã tra tấn vợ con anh. Cho nên anh có tâm nguyện đi khắp nơi giết những thằng man dợ, dã man như thằng Dục).

=> Qua hình ảnh đôi bàn tay Nguyễn Trung Thành viết lên số phận, tâm hồn, con đường đi không chỉ của một người anh hùng mà còn là của cả cộng đồng Tây Nguyên.

2. Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí của thời đại chống Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. (Từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang)

- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí: Không bảo vệ được, không cứu được vợ con.

(Đây là bi kịch chung của cộng đồng làng Xô Man. Tnú cũng giống dân làng, anh có thừa sức mạnh cá nhân nhưng không có vũ khí thì không thể chống lại được địch, không bảo vệ được bản thân, không cứu được vợ con và không cứu được dân làng. Không cầm vũ khí chiến đấu sẽ là kết cục chung của toàn bộ dân làng cũng như Tnú)

- Khi cầm vũ khí đứng lên -> tâm thế chủ động đi tìm giặc, chủ động nghênh tiếp những đợt tấn công của kẻ thù.

(Khi dân làng Xô Man đồng loạt cầm vũ khí thì xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Lửa trên 10 đầu ngón tay của Tnú đã tắt. Bởi thế họ nhận ra ý nghĩa của việc cầm vũ khí. Trong đêm đó, cả cộng đồng làng Xô Man đã thức trắng đêm vót chông, chuẩn bị vũ khí để đón những đợt tấn công tiếp theo. Chính bản thân Tnú tuy đau thương là vậy nhưng anh cũng có thể tiếp tục cầm vũ khí chiến đấu. Tnú với sự hỗ trợ của dân làng đã xông vào hầm ngầm cố thủ để đón đánh và bóp cổ tên cầm đầu. Khi cầm vũ khí chiến đấu, Tnú cũng thấy được bóng dáng của Mai như sống lại trong đứa em gái Dít. Anh thấy bóng dáng của Mai khi nhìn thấy Dít còn Dít thì nói: Bọn em, đứa nào cũng nhắc anh mãi. Tnú có thể giành lại được những gì đã mất, bởi theo tục nối dây, Tnú có thể kết hôn với Dít, tiếp nối truyền thống chiến đấu đánh giặc của gia đình. Làng Xô Man cũng trở thành làng chiến đấu. Bởi những hầm chông, hố chông, giàn thò được giăng mắc khắp nơi. Họ có đầy đủ vũ khí, dũng khí, ý chí chiến đấu chống kẻ thù. Họ đã thực hiện được mục tiêu: Đánh Mỹ phải đánh lâu dài. Sắn và pom chu rồng xanh mượt khắp đồi núi. Những ruộng lương thực thực phẩm được trồng tích lũy đủ đến mùa sau. Dân làng Xô Man đã chuẩn bị đầy đủ tất cả để đánh lâu dài và chiến thắng địch. Chiến thắng là tất yếu. Chiến thắng đang đến rất gần với dân làng Xô Man và Tây Nguyên.)

=> Chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” -> phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng -> muốn giành tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. Đây là chân lí của thời đại đánh Mỹ.

III. Kết bài

tòng văn khải
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 12 2021 lúc 14:46

Em tham khảo:

Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ…”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.


Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.



Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.

Huy Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 4 2017 lúc 17:39

Gợi ý:

-Sự đam mê cờ bạc của tên quan phủ với đám nha lại dưới quyền diễn ra ngay trên mặt đê, trong hoàn cảnh ngặt nghèo đã nói lên sự tàn ác, vô liêm sỉ của kẻ cầm quyền. Những lá bài tổ tôm có một ma lực lớn đến độ nào mà khiến cho tên quan phủ quên hết trách nhiệm của mình, quên cả mối hiểm nguy, chết chóc đang đe dọa sinh mạng, tài sản của bao người? Phải! Hắn ta đâu cần biết những điều đó vì quanh hắn lúc nào cũng có bọn tay sai nịnh nọt, hầu hạ, dạ vâng… Chúng thi nhau tỏ ra cho quan biết là: Mình vào được, nhưng không dám cố ăn kìm, rằng: Mình có đôi, mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng cố ý nhường cho quan thắng bài liên tiếp để lấy lòng quan lớn. Sau khi quan xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh rung đùi, vuốt râu mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Có người bẩm báo là có khi đê vỡ, hắn trả lời thật phũ phàng: Mặc kệ! Sau đó lại tiếp tục đánh bài.Thú cờ bạc và những đồng tiền vơ vét được từ ván bài đã làm cho hắn mất hết lương tri: Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.

-Tính cách của tên quan phủ được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ qua các cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, về cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc… Về lời nói: Tiếng thầy đề hỏi: Dạ bẩm bốc tiếng quan lớn truyền: ừ. Khi có người chạy vào báo tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? Khi chơi bài, quan lớn tỏ ra vô cùng thành thạo: ù ***** Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu, mày ! =>Ở đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh rằng: Cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
Tran Thuy Chi
Xem chi tiết
Dong Hyuri
26 tháng 7 2017 lúc 15:46

viết đề có dấu đi cậu, khó đọc lắm...

hoàng quỳnh trang
Xem chi tiết
Thời Sênh
25 tháng 12 2018 lúc 21:29

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Nguyen Khanh Huyen
Xem chi tiết
Bùi Minh Anh
13 tháng 12 2015 lúc 13:19

vì cần phân chia đều nhau nên số người ở mỗi tổ thuộc ước chung của 48 va 32 

ta có: 32=2^5       và                         48=2^4x3

nen (48;32)=2^4=16 nen BC(48;32)={1;2;4;16;8}

vì số người nhỏ hơn 10 nên có 4 cách

 

Sakura Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 2 2022 lúc 10:47

UC(80;32)=Ư(16)={1;2;4;8;16}

Vậy: Có 5 cách chia sao chỗ mỗi tổ ko quá 10 người

Phuc Nguyenhoang
Xem chi tiết