Những câu hỏi liên quan
Dii Anh7
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 2 2022 lúc 21:41

Tham khảo:

 

Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi hội tụ, sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi độ tết đến xuân về đông bào các dân tộc ở vùng Đất Tổ có khá nhiều hình thức văn nghệ, trò chơi theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình để đón Tết, mừng Xuân.
          Đồng bào Mường ở Phú Thọ sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập có nhiều hình thức vui chơi như; Ném còn, đu cọn, sắc bùa, đâm đướng, chàm thau, múa mỡi, múa trống đu…
          Hội còn Xuân là trò chơi phổ biến của các dân tộc miền núi, đồng bào Mường, Tày, Dao đều tổ chức hội còn trong những ngày đầu năm. Đồng bào chọn bãi đất rộng, bằng phẳng trồng 1 cây tre trên ngọn treo 1 vòng  tròn dán giấy 2 mặt. Mặt trắng đề chữ “Nguyệt” mặt đỏ là chữ “Nhật”. Quả còn có 2 dạng là hình tròn và hình vuông. Chân cột người ta treo một ít tiền thưởng dành cho người chơi còn đầu tiên ném  rách vòng. Người Mường ở Phú Thọ mở hội ném còn từ mùng 4 đến mùng 7 Tết âm lịch. Theo tục lệ con trai là người ném đầu tiên và chỉ khi có người ném rách vòng thì trai gái mới vào cuộc ném còn. Xưa kia, theo tục lệ truyền thống trước khi ném còn Thổ lang làm lễ cúng cầu cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Lễ vật bày ở chân cột có ván xôi con gà và nậm rượu cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làng yên vui…
          Chơi đu là hình thức chơi dành cho nam thanh, nữ tú thường diễn ra vào những ngày đầu xuân hoặc khi làng, bản mở  hội.Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm          Đu thường tổ chức với hai hình thức: đu bay và đu cọn (còn gọi là đu xe).Đu bay là hình thức chơi đu phổ biến của người Kinh, còn đu cọn chỉ phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Đu cọn làm giống cái cọn guồng nước, có nơi gọi là đu xe vì trông nó giống cái bánh xe. Mỗi cọn có bốn bàn ngồi, người chơi ngồi trong bàn xen kẽ một bàn nam một bàn nữ. chơi đu cọn phải có người đẩy cho đu quay vòng.. Chơi đu cọn người ngồi đu phải hát mới đúng lệ. Người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn Yên Lập có câu: “ Chơi đu phải biết hò đu, bao nhiêu trai, gái lên đu phải hò”. Người Mường còn có tục hát sắc bùa, một loại hình ca hát phong tục chúc Tết, mừng Xuân. Hát sắc bùa có nghĩa là “ Xách cồng” cho phường bùa thực hiện. Mỗi phường sắc bùa có từ 10 - 20 người cả già lẫn trẻ, ngày tết họ đi hát ở các bản trong vùng tạo nên không khí vui tươi, náo nức.
          Trong kho tàng  văn  nghệ dân gian của đồng bào Mường không thể không nói đến nhạc cụ cồng chiêng. Người Mường sử dụng cồng chiêng trong hầu hết sinh hoạt văn hoá xã hội như hội sắc bùa, hội xuống đồng, hội đi săn, mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng đám cưới… Tục đánh cồng chiêng, đâm đuống, chàm thau (đánh trống đồng) là những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đâm đuống tổ chức vào đêm giao thừa và vào 3 giờ sáng ngày mùng một Tết nguyên đán. Đâm đuống không chỉ là tiếng giã gạo thông thường mà nó còn là hiệu lệnh truyền tin cầu mong của bản làng với trời đất với ước vọng một  năm mới no đủ, yên vui.         
Đồng bào Dao ở Phú Thọ có tục đón năm mới khá độc đáo. Người Dao làm những túp lều xinh xắn ở gần nhà, trong đó họ bày rượu thịt và cắm hoa rừng màu đỏ. Nhà nào cũng nấu 1 loại rượu màu đỏ, vàng vừa có vị cay, vị đắng, vị ngọt khi uống phải lọc qua vải. Gà, lợn chuẩn cho Tết từ tháng giêng không thả rông để vỗ béo gọi là “ tung cọc”, “ chai cọc”. Đồng bào chuẩn gạo nếp thật ngon để gói các loại bánh truyền thống: bánh chưng, bánh rán, bánh bìa, bánh lá; chuẩn bị món thịt khô gọi là “ Ó kháng” là món truyền thống để cúng tổ tiên. Trai gái, trong bản chuẩn bị những bộ áo quần mới, đặc biệt con gái phải có chiếc khăn nhiễu tua đỏ, đôi xà cạp hoa, con trai đội khăn nhiễu và khăn trắng. Đêm giao thừa chủ nhà thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho cả nhà cấy lúa lúa tốt, đi săn được nhiều thú rừng. Sau khi khấn tổ tiên xong các gia đình mang pháo được làm bằng ống nứa ra đốt. Ống nứa được bịt kín 2 đầu đặt vào lửa đốt gọi là “ Páo pồng tô” mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, đón điều may mắn tốt lành trong năm mới. Sáng mùng một tết các cụ già đi quanh nhà gọi hồn vía người thân về nhà, làm những con hoẵng bằng quả đu đủ và hoa chuối rừng rồi đàn ông lấy nỏ, súng kíp bắn vào để chúc 1 năm mới được nhiều thắng lợi.
          Người Mông ở Phú Thọ quan niệm 1 năm có 12 tháng họ không theo lịch âm hoặc lịch dương, mỗi tháng 30 ngày hết ngày 30 của tháng cuối cùng là tết đến; họ ăn tết từ mười rằm tháng chạp đến mười rằm tháng giêng. Thời gian này cũng là hội Xuân được mở tưng bừng tại các bản Mông ở vùng cao. Người Mông có hội “ Gàu tào” và hội “ Sải sán” tổ chức từ mùng 3 tết “ Gàu tào” có nghĩa là đi chơi ngoài trời còn “ Sải sán” nghĩa là chơi núi. “ Gàu tào” ngoài ý nghĩa vui chơi xuân còn ý nghĩa tín ngưỡng tạ ơn ông trời trừ bệnh tật cho con người. Hội “ Sải sán” mang ý nghĩa cầu phúc, cầu đinh. Ở  hội “ Gàu tào” vui nhất là múa khèn. Múa khèn được các chàng trai Mông thể hiện say sưa, âm điệu da diết thu hút nhiều người xem nhất là các cô gái. Ngày xuân người Mông còn có trò chơi “ Đánh Én”, hay chơi cầu lông gà được trai, gái trong bản ưa thích.
          Người Cao Lan ở Phú Thọ chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng chạp đến ngày 28 tết họ dừng mọi việc để rửa các nông cụ như cày bừa, cuốc xẻng xếp vào góc nhà. Họ chia bánh cho từng loại nông cụ: một chiếc bánh chưng cho cày, một chiếc cho bừa, một chiếc chia chung cho các loại cuốc xẻng, cối xay, cối giã… người ta thắp hương cắm vào những chiếc bánh đó. Riêng con trâu được chia mỗi ngày tết một cái bánh chưng. Người Cao Lan coi đây là việc trả công cho vật dụng, vật nuôi đã cùng mình lao động vất vả quanh năm. Việc xuất hành trong ngày mùng một tết được đồng bào lựa chọn kỹ lưỡng. Mỗi nhà cử 1 người đi cùng trưởng bản đến  một nơi đã định trước để hái lộc đầu xuân. Người ta chọn một cây có cành lá sum xuê, không bị sâu bọ, mỗi người hái 2 cành, 1 cành mang ra đình làng, 1 cành mang về cắm trước cửa nhà. Người Cao Lan coi đó là sự hái và chia lộc một cho làng một cho gia đình mình sau đó mới đến  nhà nhau để chúc tết. Tục xông nhà của người Cao Lan cũng khá đặc biệt. Người nào trong năm cảm thấy cuộc sống của mình không trọn vẹn thì không đến xông nhà cho bất cứ nhà nào dù là người thân. Người Cao Lan còn có tục lấy nước đầu năm mới sau khi cúng giao thừa mọi người ra giếng múc một xô nước đầy mang về nhà. Một con gà đã mổ thịt từ chiều 30 tết được luộc bằng nước này để cúng đầu năm.
          Xuân mới, Xuân Nhâm Dần 2022 đang về trên quê hương Đất Tổ. Mỗi một dân tộc với phong tục tập quán truyền thống đón tết, vui xuân của mình đã góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trong văn hoá Tết của người Việt Nam.                                                                                                                      
Đặng Thu Hiền
Xem chi tiết
some one
12 tháng 5 2020 lúc 18:22

Đất nước Việt Nam ta tự hào là mảnh đất nghìn năm văn hiến, nền văn hóa đậm chất tín ngưỡng phương Đông với nhiều phong tục tập quán trong mọi mặt đời sống. Phong tục của nước ta vô cùng đa dạng và phong phú, trở thành truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay và dường như đã trở thành luật tục ăn sâu vào nếp sống của con người, đặc biệt là những phong tục cổ truyền ngày Tết.

Một trong những dịp lễ quan trọng bậc nhất trong năm của người Việt chính là Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết ta, Tết cổ truyền. Tết Việt Nam cũng giống như các nước Đông Á, tính vào khoảng thời gian đầu năm âm lịch, ngày đầu tiên của một năm theo lịch âm được gọi là mùng một Tết. Gắn liền với dịp lễ Tết là sự xuất hiện của những phong tục, phong tục cổ truyền ngày Tết bao gồm toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, mang tính ổn định thành nề nếp và được cộng đồng tiếp thu, thừa nhận, ông cha ta đã truyền bá từ đời này sang đời khác và thế hệ con cháu vẫn tiếp tục gìn giữ phát huy. Trong dịp Tết, có rất nhiều phong tục được diễn ra theo từng thời điểm khác nhau và ý nghĩa khác nhau. Trước hết đó là những phong tục cho thời điểm tất niên (cuối năm), phong tục cúng ông Công - ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, khi ấy mọi người sẽ dọn dẹp bếp của nhà mình và mua cá chép vàng đem thả để tiễn ông Công ông Táo về trời sau một năm. Bên cạnh đó còn có hoạt động gói bánh chưng, bánh tét, nhà nào cũng phải có nồi bánh chưng mới gọi là có không khí Tết, mọi người thường gói vào ngày gần Tết 28 - 30 tháng Chạp. Trên bàn thờ tổ tiên là một mâm ngũ quả được bày biện đẹp mắt đầy đủ, và thêm vào đó là mâm cơm cúng hết năm hay còn gọi là làm cơm tất niên, như là một bữa cơm chào tạm biệt một năm cũ. Năm mới là mọi thứ phải mới mẻ, tươi sáng vì vậy trước Tết sẽ có phong phục lau dọn nhà cửa, dù người ta có bận đến mấy ngày cuối năm cũng phải dọn nhà cho sạch sẽ để đón năm mới được bình an, may mắn hơn. Thời khắc giao thừa cũng có phong tục cúng giao thừa, thường mọi người sẽ bày một chiếc bàn nhỏ ra ngoài cửa hoặc ngoài sân với lọ hoa, đĩa quả và nén hương để cầu nguyện những ước muốn trong năm mới. Thời điểm tân niên (đầu năm) còn có nhiều phong tục đặc biệt như xông đất, chúc tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm. Việc chọn người xông đất là người đầu tiên bước vào cửa nhà bạn trong ngày đầu năm thường là người nhanh nhẹn, xởi lởi để năm mới được an yên, vui vẻ. Những lời chúc Tết thường là chúc nhau sức khỏe, tài lộc, bình an và hạnh phúc, những tờ tiền mới đựng trong bao lì xì đỏ để mừng tuổi cho con cháu, thêm một tuổi mới chăm ngoan học giỏi. Phong tục treo những câu đối đỏ trong nhà tượng trưng cho mong ước may mắn, phúc lộc và an khang. Việc duy trì những phong tục cổ truyền ngày Tết nói trên của người Việt không chỉ đơn giản theo thói quen, theo phong trào cộng đồng mà đó đã trở thành truyền thống văn hóa Việt, là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa để không bị mai một đi.

Theo thời gian và sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, những phong tục của người Việt nói chung và phong tục ngày Tết nói riêng đã không ngừng biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, có nhiều phong tục đã mất đi nhưng vẫn còn những phong tục đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu và không thể mất đi của người Việt Nam.
Bên cạnh bài Thuyết minh về phong tục cổ truyền ngày Tết, các em có thể tự củng cố kiến thức cũng như kĩ năng viết bài thuyết minh, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết, Thuyết minh về vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc, Thuyết minh về một Di Tích Lịch Sử Đền Hùng - Đất Tổ của con Rồng cháu Tiên

Băng_chan Nguyệt
Xem chi tiết
dâu cute
3 tháng 1 2022 lúc 8:09

THAM KHẢO :

Những nét chính về đời sống vật chất

– tinh thần….

* Đời sống vật chất:

- Cư dân Văn Lang

– Âu Lạc có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và có một ít đồ sắt.

- Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra cong có các loại khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, cá, chăn nuôi…

- Đồ dùng gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu… bằng gốm và đồng thau…

- Cư dân Văn Lang

– Âu Lạc ở nhà sàn, sinh hoạt rất giản dị, thích ứng với thiên nhiên.

 

* Đời sống tinh thần: - Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng những người có công với làng với nước.

- Có nhiều phong tục như cưới xin, ma chay, làm bánh chưng bánh giày, nhuộm răng, ăn trầu…và có nhiều lễ hội. b

* Những phong tục tập quán còn lưu giữ đến ngày nay….như thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng có công với làng với nước; tục làm bánh trưng

bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng và tổ chức các lễ hội…

Nhà nước phong kiến phương Bắc lại đồng hóa nhân ta vì chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân thành nô lệ của Trung Quốc, xoá bỏ quốc hiệu nước ta trên bản đồ thế giới.

Nguyên Thu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
21 tháng 1 2020 lúc 19:44

Không biết tự bao giờ trầu cau đã đi vào tâm thức người Việt Nam trở nên thật gần gũi. Nhắc tới trầu cau ta thường liên tưởng tới tục ăn trầu. Vậy tục ăn trầu có từ bao giờ và trầu cau mang những ý nghĩa gì trong văn hoá người Việt Nam xưa và nay ?

Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng: sự tích trầu cau là một câu truyện bi ai thấm đượm nghĩa tình.

Trầu cau quen thuộc là vậy nhưng không hẳn ai cũng biết “ăn trầu thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm” những vật dụng cho việc ăn trầu là cơi trâu gắn liền với câu (đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu) là dao bổ cau được gắn với câu (mắt sắc dao cau) là bình vôi, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng trầu trong những tráp trầu,khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Cách têm trầu được mô tả qua câu: trong trắng ngoài xanh ở giữa đóng đanh hai đầu trống hổng. Khi nhai một miêng trầu chúng ta sẽ cảm nhận được vị cay của lá trầu, vị nồng của vôi, hơi ngòn ngọt của cau, đắng của thuốc lào và bùi bùi của rễ chay. Tất cả hoà quyện như nhưng hương vị của cuộc sống đời thường. Tuy nhiên nhiều nơi ăn trầu thì thuốc lào và rễ chay được thay thế bởi những thứ khác.

Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.Trước tiên, miếng trầu thắm têm vôi nồng, vỏ chay, cùng cau bổ tám bổ tư luôn là sự bắt đầu, khơi mở tình cảm, bởi thế có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu đã làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi cởi mở với nhau hơn.

Với các nam nữ thanh niên xưa thì trầu cau còn là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Mượn câu hát mời trầu để bày tỏ lòng mình. Bên cạnh “vôi nồng”, “miếng trầu cánh phượng”, “cau bổ bốn bổ ba” là những “trầu giải yếm giải khăn”, “trầu nhân trầu ngãi” để rồi “trầu mình lấy ta”.trầu cau là thứ sính lễ không thể thiếu trong mỗi đám hỏi ở Việt Nam “trầu vàng nhá lẫn cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.

Không những xuất hiện trong cưới hỏi, trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, xuân đến, tết về, trầu cau còn được sử dụng làm quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: “kiếm một cơi trầu sang biếu cụ, xin đôi câu đối để mừng ông”. Hơn thế trầu cau còn là đồ cúng giỗ, dân gian có câu “sửa cơi trầư đĩa hoa dâng cụ” để tưởng nhớ tổ tiên, ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của các bậc tiền nhân. Như thế đủ để biết trầu cau gắn liền với đời sống người dân như thế nào.

Trầu cau dùng tiếp khách hàng ngày như bát chè xanh,như điếu thuốc lào. Đồng thời ăn trầu còn gắn liền với phong tục nhuộm răng đen,một thời là vẻ đẹp hồn hậu chất phác mang đậm vẻ Á Đông của người phụ nữ nơi các làng quê Viêt Nam. Tục ăn trầu không chỉ tồn tại ở Viêt Nam mà còn có ở rất nhiều nước như: Malayxia, Philipin, Đài Loan… Đặc biệt sớm nhất ở Ấn Độ.

Như vậy, mặc dù trải qua thời gian khá dài nhưng tục ăn trầu ở Việt Nam nói riêng và ở các nước nói chung vẫn được duy trì. Chúng ta tin rằng trong tương lai tục ăn trầu vẫn tồn tại và mãi là nét văn hoá đẹp.

Khách vãng lai đã xóa
Trúc Giang
21 tháng 1 2020 lúc 20:34

Tham khảo:

Theo truyền thuyết và thư tịch cổ, tục ăn trầu ở Việt Nam đã có từ thời các vua Hùng dựng nước. Trải qua bao biến đổi của đời sống xã hội, tục ăn trầu và mời trầu vẫn là một trong những phong tục độc đáo, có sức sống bền bỉ trong đời sống của người Việt, tồn tại cho đến ngày nay trong xã hội nông thôn và đã được biểu trưng hóa qua các nghi lễ tâm linh.

Ăn trầu không chỉ là phong tục chỉ có ở người Việt mà còn xuất hiện khá phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Trung Á, Đông Nam Á và một số quần đảo trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ngôn ngữ của trầu cau ở mỗi dân tộc có sự khác nhau. Ở người Việt, miếng trầu biểu trưng cho lối ứng xử giao tiếp giữa các mối quan hệ trong đời sống xã hội, là phương tiện biểu lộ tình cảm con người với nhau. Qua miếng trầu và cách mời trầu, người xưa đã gửi gắm các cung bậc tình cảm: Yêu hay ghét, xã giao hay chân tình….một cách tế nhị:

Yêu nhau cau sáu bổ ba

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

Miếng trầu cũng là ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật nhận lời hay chối từ trong tình cảm nam nữ:

Đi đâu cho đổ mồ hôi

Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn

Thưa rằng bác mẹ em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

Thông thường miếng trầu bao gồm lá trầu xanh têm sẵn, trong quệt chút vôi trắng, kèm theo một miếng cau vàng. Tuy theo sở thích, người ta còn có thể kết hợp trầu cau với vỏ chay, vỏ quế và thuốc lào. Sự kết hợp hoàn hảo này đã đưa đến cho người ăn một cảm giác đặc biệt: Đó là vị ngọt của cau; cay, thơm của tinh dầu từ là trầu; chát của hạt và vỏ… Sự hòa quyện đó làm cho cơ thể con người ấm lên bởi sinh khí từ vôi và cảm giác hơi chếnh choáng men say được tạo ra từ chất arécoline trong hạt cau.

Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, ăn trầu còn có tác dụng làm đẹp. Chất polyphenol trong lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, chất arécoline trong hạt cau bị chất vôi trung hòa, làm cho miếng trầu có sắc đỏ tươi giúp người ăn thắm đôi môi, hồng đôi má và long lanh đôi mắt… Kích thích hệ tuần hoàn và hệ thần kinh, giúp con người tăng cường sinh lực và câu chuyện tâm tình cũng vì thế mà thêm cởi mở.

Trong đời sống hàng ngày, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, biểu hiện mối giao cảm tâm tình của con người. Trầu được dùng mời khách đến chơi nhà, làm quen với nhau nơi hội hè, đình đám:

Gặp nhau ăn một miếng trầu

Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào.

Trầu cau gắn bó với người Việt đến mức nó đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh như: Lễ tế Trời Đất, lễ Phật, lễ thánh, thần, lễ gia tiên… Trong đời sống xã hội của cư dân nông nghiệp xưa, cau trầu xuất hiện trong mọi hoàn cảnh lễ nghi đời thường như: Cưới xin, ma chay, khao vọng… Người dân “có việc” muốn trình quan nhất thiết phải có cơi trầu, trong nhà có tang trình báo với làng để lo tang lễ hoặc cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái, báo hỷ với họ hàng, làng xóm, bạn bè cũng bắt đầu từ cơi trầu. Đặc biệt, trai gái nên duyên cũng bắt đầu từ “ngôn ngữ” trầu cau; nhận trầu cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn, bởi “miếng trầu nên dâu nhà người”.

Ăn trầu rất phổ biến trong cuộc sống của người Việt và tục mời trầu đã là đặc trưng trong cách ứng xử lịch sự, thâm thúy và “siêu ngôn ngữ” của người Việt truyền thống, biểu trưng cho triết lý “mở” của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Tục ăn trầu, mời trầu của người Việt đã trở thành nét văn hóa độc đáo, tồn tại xuyên suốt trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù vẫn giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống nhưng tục ăn trầu và mời trầu đang dần mai một trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, ký ức về một lối sống “mở” vẫn còn đọng lại trong tiềm thức của nhiều thế hệ. Từ sưu tập dụng cụ ăn trầu cùng với nó là văn hóa trầu cau đang được lưu giữ và trưng bày tại các bảo tàng trong cả nước… một phần tính cách dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc đã được bộc lộ. Qua đó chúng ta càng thêm yêu quý, trân trọng những di sản văn hóa bình dị nhưng đã làm nên tâm hồn, cốt cách Việt Nam.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
23 tháng 1 2020 lúc 12:44

Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không đơn thuần là một thói quen, tập tục, mà còn là yếu tố cấu thành những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau như đồ sính lễ nhất thiết không thể thiếu trong cưới hỏi, lấy vợ lấy chồng, giao tiếp, ứng xử.

Nếp cũ ngàn xưa :

Ở Việt Nam, tương truyền, tục ăn trầu cau (tục ăn trầu) có từ thời Hùng Vương, gắn liền với truyền thuyết về “Sự tích trầu cau”, kể về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó vượt non, vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau. Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm, giúp người với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục... Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình, hạnh phúc. Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Không chỉ với người Kinh, nhiều dân tộc ít người khác như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Sán Dìu... từ vùng núi phía Bắc đến các dân tộc sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn, Tây Nguyên như Khơ Me, Bru, Ê đê và người Chăm ở Nam Trung Bộ đều có tục ăn trầu. Ở mỗi dân tộc, tục ăn trầu có những nét tương đồng nhưng do môi trường sống và không gian văn hóa khác nhau mà có nét độc đáo riêng biệt. Người Mường, người Thái, người Ê đê dùng trầu đãi khách, người Tày, Nùng dùng trầu trong lễ “Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể”. Miếng trầu gồm bốn loại nguyên liệu: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng), vôi (vị nóng). Cây cau vươn cao biểu tượng của trời (dương). Vôi chất đá biểu tượng của đất (âm). Dây trầu mọc từ đất, quấn quýt thân cây cau, biểu tượng cho sự trung gian. Miếng trầu gồm miếng cau, lá trầu quết vôi, phụ thêm miếng vỏ cây chát (miếng rễ). Ăn trầu cau thì miếng trầu có vị ngọt của hạt cau, vị cay ở lá trầu, chát nóng từ vôi, cái bùi của rễ... tất cả như tạo nên sự kích thích, làm cho thơm miệng, đỏ môi... Cả vùng Đông Nam Á có tục ăn trầu nhưng nét tài hoa trong cách têm trầu, cung cách mời trầu được cách điệu hóa đã trở thành một dạng thức sinh hoạt nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc.

Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng những dấu tích vật chất còn lại chủ yếu gặp trên bộ dụng cụ ăn trầu từ thời Lý (1010 - 1225), Trần (1225 - 1400) tới ngày nay. Bộ dụng cụ ăn trầu phong phú, đa dạng, từ dao bổ cau, têm trầu, bình vôi, ống vôi đến xà tích, chìa vôi dùng đựng, lấy vôi têm trầu. Khay, cơi, hộp, âu, giỏ, tráp, túi, khăn... dùng đựng trầu, thuốc và xếp các vật dụng nhỏ. Cột chìa ngoáy dành cho người cao tuổi, răng yếu để giã nát trầu, kèm theo chìa cối là hộp đựng. Trong bộ dụng cụ ăn trầu, bình vôi là vật dụng không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong tục ăn trầu. Đặc biệt, với người Việt xưa, những chiếc bình vôi còn được coi trọng và tôn kính như một vị thần nên được gọi là “Ông vôi”.

Trầu cau không chỉ đóng vai trò lễ vật trong các nghi lễ truyền thống mà còn trở thành hình ảnh đặc trưng cho văn hóa Việt, xuất hiện thường xuyên trong văn học dân gian, ca dao, dân ca, lễ hội... Tại đất Bắc, ở Hải Phòng có thôn cau Cao Nhân (xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên), mỗi khi vào mùa, cau xếp thành từng buồng lớp trên, lớp dưới, rộn ràng theo từng đoàn xe nối đuôi nhau tỏa đi khắp nơi. Về xứ Đoài, làng Phú Lễ (xã Lâm Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội), từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ đi làm đồng đến ngồi quán sân đình cũng đều có đĩa trầu, bình vôi. Trong hội Lim, Bắc Ninh vào mỗi dịp xuân sang, người con gái Kinh Bắc đầu chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân trong dải yếm đào, mở khăn đựng trầu, đặt lên lòng bàn tay chàng trai một miếng trầu têm cánh phượng thật đằm thắm...

Vào đất phương Nam, 18 thôn vườn trầu đã hình thành từ đầu thế kỷ XVII, gắn liền với thời khẩn hoang lập ấp cách đây trên 300 năm, trở thành nơi chuyên canh, cung cấp trầu cho khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Chợ trầu cau đường Lê Quang Sung (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) với sản vật cau, trầu xứ Bà Điểm - vườn trầu cau tồn tại giữa đô thị phồn hoa như một nét văn hóa độc đáo làm đẹp cho đời sống tinh thần người Việt.

Khách vãng lai đã xóa
Hải Tiểu Mi
Xem chi tiết
Đinh Quang Thiện
Xem chi tiết
dâu cute
3 tháng 1 2022 lúc 8:10

THAM KHẢO :

 

Những nét chính về đời sống vật chất

– tinh thần….

* Đời sống vật chất:

- Cư dân Văn Lang

– Âu Lạc có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và có một ít đồ sắt.

- Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra cong có các loại khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, cá, chăn nuôi…

- Đồ dùng gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu… bằng gốm và đồng thau…

- Cư dân Văn Lang

– Âu Lạc ở nhà sàn, sinh hoạt rất giản dị, thích ứng với thiên nhiên.

 

* Đời sống tinh thần: - Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng những người có công với làng với nước.

- Có nhiều phong tục như cưới xin, ma chay, làm bánh chưng bánh giày, nhuộm răng, ăn trầu…và có nhiều lễ hội. b

* Những phong tục tập quán còn lưu giữ đến ngày nay….như thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng có công với làng với nước; tục làm bánh trưng

bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng và tổ chức các lễ hội…

Nhà nước phong kiến phương Bắc lại đồng hóa nhân ta vì chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân thành nô lệ của Trung Quốc, xoá bỏ quốc hiệu nước ta trên bản đồ thế giới.

tiến Sỹ
Xem chi tiết
Hải Tiểu Mi
Xem chi tiết
Trần Tuyết Anh
8 tháng 1 2019 lúc 20:28

Ancestor worship is a custom that has existed for a long time in Vietnam. This action shows the respect of the grandchildren to his ancestors. During ancestor worship days people often bore many delicious dishes. According to the concept of the ancient people on these days, ancestors and grandparents will often go there and eat the food they make so people pay much attention to making a hearty tray to express their respect. with his ancestors. I think this is a very beautiful custom because they show our feelings for grandparents and ancestors.

Cô Tiên
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
20 tháng 2 2017 lúc 19:44

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền

Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

Trần Quang Hưng
20 tháng 2 2017 lúc 19:53

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Phương Nguyễn Hà
20 tháng 2 2018 lúc 8:10
https://i.imgur.com/KEnplnU.jpg