Phân tích các châu lục có trong hình sau?
Phân tích hình 54.2 để thấy:
- So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già.
- Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.
Phân tích hình 54.2:
- So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già:
+ Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
+ Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.
+ Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi. - Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi, vì hình dạng tháp tuổi của châu Âu đã chuyển từ tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp) năm 1960 sang tháp tuổi giả (đáy không rộng, đỉnh không hẹp).
a, Diện tích của châu Nam Cực? Kể tên các loài động vật điển hình ở châu lục này?
b,Diện tích của châu Đại Dương? Kể tên các chuỗi đảo ở châu lục này?
a) Diện tích: 14,1 triệu km2
Động vật: chim cánh cụt, cá voi xanh,...
b) Tham khảo
diện tích 8.725.989 km²
Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các chuỗi đảo hình vòng cung bao quanh.Các chuỗi đảo gồm:
+Chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-di
+Chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di
+Chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di
a) Diện tích: 14,1 triệu km2
Động vật: chim cánh cụt,chó sói,tuần lộc.....
.b)có diện tích 8.725.989 km²
Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các chuỗi đảo hình vòng cung bao quanh.Các chuỗi đảo gồm:
-Chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di
-Chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di
mình chỉ biết thế thôi, thiếu hay sai mong bạn thông cảm
Câu 5. Sự phân bố các đới cảnh quan ở châu Á có mối quan hệ chặt chẽ với
A. diện tích lãnh thổ của châu lục. B. đặc điểm điều kiện tự nhiên của châu lục.
C. vị trí địa lí của châu lục. D. các đới khí hậu của châu lục.
Câu 6. sự đa dạng về cảnh quan ở châu Á trước hết là do
A. châu Á có diện tích rộng lớn. B. sự đa dạng của các đới và các kiểu khí hậu.
C. vị trí địa lí của châu lục. D. lãnh thổ kéo dài từ cực bắc tới xích đạo.
Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: A. 1
Giải thích: Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km2 → Là châu lục rộng lớn nhất thế giới. (trang 6, SGK Địa lí 8).
Châu á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
1. theo thống kê trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ , châu lục có số quốc gia đông nhất là ?
2.phân biệt sự khác nhau giữa các lục địa và các châu lục , kể tên các lục địa và các châu lục
Tk:
c2:
Phân biệt lục địa và châu lục. – Lục địa: Là khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đạidương bao quanh. – Châu lục là một bộ phận lảnh thổ rộng lớn gồm phần lục địa và các đảo chung quanh. + Một lục địa thì không có đảo, một châu lục có các đảo và quần đảo.TK:
1, Châu Phi là châu lục có nhiều quốc gia nhất TG hiện nay (54 quốc gia)
2, - Sự khác nhau:
+ Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa có ý nghĩa về tự nhiên là chính.
+ Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia mang ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị.
- Trên thế giới có những châu lục:
+ Châu Á
+ Châu Âu
+ Châu Phi
+ Châu Mĩ
+ Châu Đại Dương
+ Châu Nam Cực
- Lục địa:
+ Lục địa Á- Âu
+ Lục địa Phi
+ Lục địa Bắc Mĩ
+ Lục địa Nam Mĩ
+ Lục địa Ô- xtray- li- a
+ Lục địa Nam Cực
1. Châu lục có số quốc gia nhiều nhất trên thế giới hiện nay
là châu Phi.
2. Trên thế giới có:
- 6 lục địa: Á-Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.
- 6 châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực.
Lục địa | Châu lục |
- là khối đất liền có diện tích rộng hàng triệu km vuông, có biển và đại dương bao quanh. - sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. | - bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. - sự phân chia chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. |
Châu Đại Dương có diện tích đất liền nhỏ nhất trong số các châu lục trên thế giới. Châu lục này bao gồm những bộ phận nào? Vị trí địa lí và thiên nhiên có đặc điểm nổi bật gì?
- Châu Đại Dương bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu phía Nam, có đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ. Lục địa này tiếp giáp với Ấn Độ và các biển của Thái Bình Dương.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất trên thế giới.
Câu 1: Em hãy quan sát hình 1- Lược đồ tự nhiên châu Phi ( SGK- 116) và cho biết:
+ Châu phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường Xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
+ Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?
Câu 2: Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác với các châu lục đã học? Vì sao?
+ Châu Phi giáp với châu Á, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, biển Đỏ.
+ Đường Xích đạo đi qua giữa châu Phi (bồn địa Công-gô, hồ Víchtoria)
+ Châu Phi đứng thứ 3 về diện tích trong các châu lục trên thế giới.
2.
+ Toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.
+ Bởi nằm trong vòng đai nhiệt đới, với diện tích rộng, lại không có biển ăn sâu vào đất liền, nên nơi đây có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
Cho bảng số liệu sau:
Sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000.
b) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng dân cư theo các châu lục. Giải thích.
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000
b) Nhận xét và giải thích
Trong giai đoạn 1650 - 2000 giữa các châu lục có sự thay đổi trong bức tranh phân bố dân cư:
- Số dân châu Á là đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
- Dân số châu Âu tương đối ổn định trong thời gian giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó dân số tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức gia tăng giảm liên tục cho đến nay.
- Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho tới giữa thế kỉ XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 2000, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.
- Dân số châu Mĩ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi và châu Âu. Riêng châu Đại Dương, số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới.
Câu 1 phân tích những đạc điểm về địa hình và khoáng sản châu á
Câu 2 chứng minh châu á là châu lục đông dân nhất thế giới!!!
Các bạn giúp mink vs mink đg cần gấp!!!
Câu 2
-Theo số liệu năm 2002 dân số Châu Á chiếm gần 61% dân số thế giới
-Dân số Châu Á ngày càng tăng
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( 1,3% )
-Kế hoạch hóa gia đình còn thấp,kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
Câu 1
Đặc điểm địa hình
-Dãy núi chính:Hy-ma-lay-a,Côn Luân,....
-Sơn nguyên:Trung Xi-bia,Tây Tạng,........
-Đồng bằng:Tu-ran,Lưỡng Hằng,......
-Châu Á có nhiều hệ thống núi,sơn nguyên cao,đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
-Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính:Bắc Nam,gần Bắc Nam,Đông Tây,gần Đông Tây.
=> Địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
-Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm.Trên các núi và sơn nguyên cao có băng hà bao phủ quanh năm.
Khoáng sản:
-Có nguồn khoáng sản phong phú,có trữ lượng lớn.
-Các khoáng sản quan trọng:dầu mỏ,khí đốt,......