Trả lời giúp em với ạ!!
Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Kể tên các triều đại phong kiến ở VN từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (đi kèm thời gian bắt đầu và kết thúc). Vì sao triều đại Lê sơ (Hậu Lê) là đỉnh cao của phong kiến Việt Nam ( chỉ xét yếu tố tổ chức bộ máy nhà nước).
Câu 3.. Trình bày quá trình phát triển của bộ máy nhà nước phong kiến trong các thế kỉ X –XV.
Câu 4. Kể tên các bộ luật của nước ta trong các thế kỉ X – XV. Nhận xét nội dung của các bộ luật đó.
Câu 5. Nhận xét về bộ máy hành chính của nước ta thời Lê sơ sau cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông.
Câu 6. Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp trong các thế kỉ X – XV.
mọi người giúp tôi vớiii
câu 3:
- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.
- Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.
- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua
- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
Tham khảo
Câu 4:
1.Thời Lý: Bộ luật Hình thư
2.Thời Trần: Quốc triều hình luật
- Kế thừa nội dung của Hình thư từ thời Lý và bổ sung và điều chỉnh nhất định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản.
3.Thời vua Lê Thánh Tông: Bộ luật Hồng Đức
4.Thời Nguyễn: Bộ luật Gia Long - Bộ luật tiến bộ nhất:
- Bao gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển.
- Trong đó, có các nội dung về hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.
- Đây được đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam.
Câu 5:
Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện:
* Về tổ chức nhà nước:
- Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.
* Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.
* Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
* Về đối ngoại:
- Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.
- Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
⟹ Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.
Câu 6:
- Nhân dân: tích cực khai hoang, mở rộng sản xuất.
- Nhà nước: ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:
+ Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
+ Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.
+ Thủy lợi: được nhà nước quan tâm. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.
+ Nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV?
Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:
*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.
- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.
*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.
- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.
- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.
- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.
*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.
- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.
Từ thế kỉ XV đến XVII là thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang. Biểu hiện:
+Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến từng bước được củng cố, kiện toàn.
+ Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
+Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ, độc lập dân tộc.
* Đánh giá:
Đây giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử của Lào song lại diễn ra rất ngắn (trong vòng 2 thế kỷ). Từ thế kỉ XVIII trở về sau, Lan Xang suy yếu dần và sau đó đến năm 1893, Lào bị thực dân Pháp xâm lược.
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự phát triển của văn học nước ta thế kỉ XI-XV?
Câu 2: Em có nhận xét gì về hoạt động đối ngoại các triều đại phong kiến Việt Nam ở các thế kỉ X-XV?
trình bày chính sách thống trị của phong kiến phương bắc đối với nước ta từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ IV nhận xét về chính sách thống trị của nhà hán
Chính sách thống trị của hong kiến phương Bắc đối vs nc ta từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ IV:
- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam Quốc).
- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.
- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện - Huyện lệnh.
- Các chính sách khác:
+ Bắt nhân dân phải nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).
+ Lao dịch, binh dịch.
+ Đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt, bắt nhân dân phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật phát và phong tục tập quán của người Hán => Chính sách “đồng hóa”.
ND chính
Nét chính về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
Chúc bạn học tốt .
giúp với .Nêu và nhận xét về những chính sách cai trị của các chiều đại phong kiến phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Tham Khaor
a, Về bộ máy cai trị
Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu – quận, dưới châu – quận là huyện.
Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43), chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.
Chính quyền đô hộ cho xây đắp các thành luỹ lớn ở trị sở các châu – quận như thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình – Đại La (Hà Nội),… và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền.
Từ nhà Hán, các triều đại đều áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
b, Về kinh tế
Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.
Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
“Trước đây những người làm thứ sử thấy đất châu (Giao Chỉ) có các thứ ngọc trai, lông (chim) trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt, nhiều người không liêm khiết, vơ vét của cải cho đầy, rồi lại xin đổi đi.”c, Về văn hoá – xã hội
Trong suốt thời Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đều thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt như: đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt, bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán và tìm mọi cách xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
“Nhà Hán mở 9 quận, đặt chức thứ sử ở Giao Chỉ, dời những người phạm tội ở Trung Quốc sang ở lẫn vào các nơi ấy, cho học sách ít nhiều, hơi thông hiểu lễ hoá.Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.
B. Có sự mở mang và phát triển.
C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.
D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt
Đáp án B
Dưới chính sách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, kinh tế nước ta có sự mở mang, phát triển và có dấu hiệu tích cực. Cụ thể là:
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
- Thủ công nghiệp:
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ
Chứng minh rằng: từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt nam ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh.
Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trải qua các triều đại Ngô (938-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê sơ (1428-1527), Nguyễn (1802-1945), tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từng bước được xây dựng hoàn chỉnh.
* Về tổ chức bộ máy nhà nước
Tính hoàn chỉnh được thể hiện:
- Thời Đinh, nhà nước quân chủ sơ khai ra đời với ba ban: võ ban,văn ban, tăng ban.
- Thời Tiền Lê, bộ máy nhà nước trung ương được củng cố. Nước được chia làm 10 đạo, giao cho con vua và các tướng cai quản.
- Thời Lý, Trần, Hồ hoàn chỉnh từng bước chính quyền trung ương. Vua đứng đầu đất nước, giúp việc cho vua có Tể tướng, các đại thần, các cơ quan hành chính như sảnh, viên, đài. Nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long chia thành hai khu vực: kinh thành và phố phường, có Lưu thủ (thời Lý), Đại doãn (thời Trần) trông coi.
- Thời Lê sơ, chính quyền trung ương do vua đứng đầu, cai quản mọi việc. Dưới vua có sáu bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, có ba ti phụ trách quân sự, dân sự, kiện tụng.
- Thời Nguyễn, ngoài sáu bộ còn có các viện, các cơ quan chuyên trách, cơ mật viện giúp vua giải quyết các việc "quân quốc trọng sự". Nước được chia làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Các tỉnh đều do Tổng đốc (Tuấn phủ) đứng đầu, trực thuộc chính quyền trung ương. Nhà nước không đặt chức tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Đất nước trải dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.
* Quan lại:
- ban đầu chủ yếu tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc, quan lại.
- Đến thời Lý, quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
* Về quân đội
- Quân đội sớm hình thành từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đến thời Lý được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và kinh thành (cấm binh) và quân chính quy, bảo vệ đất nước (ngoại binh hay lộ binh), được tuyển theo chế độ "ngụ binh ư nông". Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ; thời Hồ, thời Lê đã có một vài loại súng.
- Thời Trần, lúc có chiến tranh, các vương hầu quý tộc đều được quyền mộ quân, nhân dân được phép tổ chức các đội dân binh để bảo vệ quê nhà.
- Thời Nguyễn, quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến, quân đội được xây dựng khá hoàn chỉnh với 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh. Quân đội được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị.
* Về luật pháp
- Năm 1042, vua Lý ban hành bộ Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật.
- Thời Lê, một bộ luật với 700 điều được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật, đề cập đến các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.
- Thời Nguyễn, một bộ luật mới được ban hành - Hoàng Việt luật lên, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
* Chính sách đối nội và đối ngoại
- Các triều đại đều có chính sách dân tộc riêng nhằm củng cố khối đoàn kết và sự thống nhất lãnh thổ.
- Chính sách đối ngoại được hình thành từ thời nhà Đinh, được tiếp tục duy trì và hoàn chỉnh qua các triều đại tiếp sau. Tuy việc thực hiện có lúc khác nhau nhưng tinh thần chung là độc lập, tự chủ.