Bài 17 : Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam

Vkkhải Bồnguyên Nythiênt...
Xem chi tiết
Thanh Trúc
10 tháng 4 2017 lúc 9:34

Thời Lê (Lê Thánh Tông) hoàn chỉh và phát triển nhất vì:

- Chính quyền trung ương: bỏ Tể tướng, vua trực tiếp quyết định mọi việc thông qua 6 bộ => Chặt chẽ hơn, thâu tóm quyền lực vào tay vua, hạn chế tạo phản.

- Địa phương chia thành 13 đạo, mỗi đạo có 3 ti trông coi quân sự, dân sự, an ninh, dưới có phủ, châu, huyện, xã.

=> Bộ máy hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất.

Bình luận (0)
minh dương
Xem chi tiết
Tùng
27 tháng 2 2017 lúc 21:39

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

-Năm 1009 ,Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ.

- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).

- Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.

-Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

* Bộ máy nhà nước Lý , Trần ,Hồ:

- Đứng đầu nhà nước là vua , vua quyết định mọi việc quan trọng , giúp vua có tể tướng và các đại thần ,bên dưới là sảnh, viện , đài .

-Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.

- Cả nước chia thành nhiều lộ , trấn do các hoàng tử ( thời Lý )hay an phủ Sứ (thời Trần , Hồ ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã .

l_500

Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý

bo_may_nha_nuoc_thoi_tran_500

Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Trần

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:

- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh ,Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).

- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

-Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng .

-Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn) ,Quốc sử viện ( biên soạn lịch sử ),Ngự sử đài ( kiểm tra ).

-Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới có phủ , huyện, châu ( miền núi ), xã .

-Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan , giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại .

Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

Bình luận (0)
Mạnh Lộc
Xem chi tiết
Sad Anime
9 tháng 1 2018 lúc 20:59

I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X

- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.

- Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, (Đinh Tiên Hoàng) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình).

- Năm 981 Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc (gọi là Tiền Lê)

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai, chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.

- Chia nước thành 10 đạo.

- Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông.

Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.


Tượng đài vua Lý Công Uẩn - Hà Nội

II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU THẾ KỶ XI đến XV.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Năm 1009 ,Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập - Lý Thái Tổ.

- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).

- Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.

- Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

* Bộ máy nhà nước Lý, Trần, Hồ

- Đứng đầu nhà nước là vua , vua quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.

- -Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.

- Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay an phủ Sứ (thời Trần, Hồ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã.

Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thế kỷ XV

Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý

Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Trần

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:

- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).

- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

- Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.

- Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).

- Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.

- Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.

Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

Nhận xét về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông :

Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.

Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1428-1527)

Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ 1428 - 1527

2. Luật pháp và quân đội

* Luật pháp

- 1042 Vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên).

- Thời Trần: Hình luật.

- Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật( luật Hồng Đức ).

- Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

* Quân đội: được tổ chức quy củ:

- Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước

- Ngoại binh (lộ binh): tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại

* Đối nội

- Quan tâm đến đời sống nhân dân.

- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.

* Đối ngoại

- Với nước lớn phương Bắc:

+ Quan hệ hòa hiếu.

+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

- Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.

Bình luận (0)
Le van a
Xem chi tiết
Thiên Phong
17 tháng 1 2018 lúc 21:06

mình chỉ so sánh được Tiền Lê với Lý thôi:

* Nhà Tiền Lê :

+) Trung ương :

-Vua đứng đầu : Nắm giữ mọi quyền hành về quân sự và dân sự .

- Giúp vua việc nước có Thái sư , Đại sư : quan đầu triều và nhà sư có tiếng

- Quan văn , võ

+) Địa phương :

- Được chia ra làm 10 lộ

- Dưới lộ có phủ và châu

* Nhà Lý :

+) Trung ương :

- Vua đứng đầu : nắm giữ mọi quyền hành , đi theo chế độ cha truyền con nối

- (Khác với nhà Tiền Lê, nhà Lý ko có Thái sư và Đại sư nằm trong bộ máy trung ương) Dưới vua là quan văn , võ :giúp việc cho vua . Đều do vua cử người thân cận đảm nhiệm .

+) Địa phương :

- Được chia thành 24 lộ, tri phủ và tri châu đứng đầu : Giao cho con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản .

- (Khác với nhà Tiền Lê) Dưới lộ , phủ (châu) là huyện , hương , xã .

Bình luận (0)
Thiên Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Trà
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
19 tháng 3 2018 lúc 10:52

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước. Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
6 tháng 6 2020 lúc 19:18

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:

- Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Tăng cường quyền lực của nhà vua, chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời Vua Lê Thánh Tông đạt mức cao độ và hoàn thiện.

- Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

Bình luận (0)
Dang Khoa ~xh
8 tháng 4 2021 lúc 11:24

Nhà nước thời Lý - Trần 

- Thành phần quan lại: Chủ yếu là quý tộc, vương hầu 

- Tổ chức bộ máy chính quyền: 

+ Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ. 

+ Là nhà nước quân chủ quý tộc. 

Nhà nước thời Lê sơ 

- Thành phần quan lại: Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần. 

- Tổ chức bộ máy chính quyền: 

+ Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội. 

+ Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn. 

+ Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

Bình luận (0)
Quynh Le
2 tháng 5 2021 lúc 19:31

Giải giúp em câu 1

Bình luận (0)
Nguyễn hải anh
Xem chi tiết

Nhà Lê sơ (chữ Nôm: 茹黎初 chữ Hán: 黎初朝, Hán Việt: Lê sơ triều), đôi khi gọi là nhà Hậu Lê (chữ Nôm: 茹後黎, chữ Hán: 後黎朝, Hán Việt: Hậu Lê triều), là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ (交阯), vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt (大越), quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.

Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó.

Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế (洪德晟世)[cần dẫn nguồn], tính đến ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, là hơn 30 năm.

Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành; ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài. Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển theo thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài.

Thời kỳ nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hoàng tộc, luôn nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Triều đình mở nhiều khoa cử, thay đổi bộ máy chính quyền, không cho hoàng tộc các chức vụ thực quyền mà trọng dụng những người đã đổ khoa để bổ nhiệm, việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyên quyền dòng họ. Văn học Việt Nam được ghi nhận phát triển rực rỡ thời kỳ này, với việc Lê Thánh Tông mở ra Hội Tao đàn, chính Hoàng đế khuyến khích học thuật trong toàn quốc gia. Danh sử Ngô Sĩ Liên thuộc về triều đại này, đã biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, tiếp tục nối bước Lê Văn Hưu đời Trần ghi chép giai đoạn lịch sử một cách đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện trong thời Lê Sơ.

Tồn tại từ năm 1428 đến năm 1527, kéo dài được 100 năm, triều đại này bị gián đoạn bởi nhà Mạc do Mạc Đăng Dung cướp ngôi và tự lập mình làm Hoàng đế, sau 6 năm được tái lập với tên gọi nhà Lê Trung hưng.

Bình luận (0)
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
13 tháng 5 2021 lúc 9:09

- Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Tăng cường quyền lực của nhà vua, chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời Vua Lê Thánh Tông đạt mức cao độ và hoàn thiện.

- Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

Bình luận (2)
minh nguyet
13 tháng 5 2021 lúc 9:10

Em tham khảo ở đây nhé:

Cải Cách Hành Chính Của Vua Lê Thánh Tông - TaiLieu.VN

Bình luận (0)